Lào khởi công tuyến đường sắt nối Vientiane với Trung Quốc
Bộ Xây dựng: Gói 30.000 tỷ sẽ hết vào tháng 4/2016
Giá vàng tạo đáy 6 năm
Giá dầu lao dốc, Petrolimex tăng lãi 1.000 tỷ đồng
Bình Dương kêu gọi Hà Lan đầu tư vào nông nghiệp, logistics
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-11-2015
- Cập nhật : 17/11/2015
2 đoàn doanh nghiệp Trung Quốc đến Việt Nam tìm cơ hội đầu tư
Cuối tuần qua ngày 13/11/2015, Công ty CP chứng khoán Đầu tư (IVS) đã tổ chức cuộc tọa đàm, giao lưu với hội Doanh nhân Trung Quốc đến từ Triết Giang và Quảng Châu.
Theo Công ty chứng khoán IVS, thực tế Ngày càng có nhiều Doanh nhân Trung Quốc đến Việt Nam tìn kiếm cơ hội đầu tư khi kinh tế nước này đang có dấu hiệu chững lại.
Chứng khoán IVS là công ty chứng khoán có cổ đông chiến lược Trung Quốc (ông Hạng Thanh Tùng) hiện là Ủy viên thường vụ Hội liên hiệp Công thương Trung Quốc; Phó chủ tịch Hội doanh nhân Triết Giang nên công ty chứng khoán này có cơ hội tiếp xúc với những doanh nghiệp Trung Quốc này đầu tiên.
Trước đây, khi được bầu vào làm Thành viên HĐQT của IVS, ông Hạng Thanh Tùng cũng phát biểu sẽ làm cầu nối xúc tiến nhiều chuyến thăm của các doanh nhân Trung Quốc tới Việt Nam tìm cơ hội đầu tư. Đây là lần đầu tiên có 2 đoàn Doanh Nghiệp cùng tới Việt Nam va có mặt tại IVS làm việc và tìm kiếm cơ hội.
Ông Đoàn Ngọc Hoàn -Tổng Giám đốc IVS cho biết, từ gần một năm rưỡi trở lại đây, công ty đã có được cổ đông chiến lược Trung Quốc và nhận thấy đây là thị trường tiềm năng cho công ty. Chính bởi thế, IVS đã triển khai đồng loạt các chiến lược để có thể đón đầu dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc. Hiện, IVS đã có phần mềm giao dịch tiếng Trung và đã có khá nhiều nhà đầu tư Trung Quốc mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại IVS. Sắp tới đây, công ty cũng đã lên kế hoạch thành lập văn phòng giao dịch tại Trung Quốc, để tạo điều kiện tốt nhất với NĐT, đồng thời khai thác phát triển nhóm khách hàng Trung Quốc đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Phát biểu tại buổi giao lưu, đại diện của nhóm Doanh nhân nói rằng Việt Nam khác xa những gì ông nghĩ dù chỉ hai ngày đặt chân tới. Đã có nhiều người khuyên ông sang Việt Nam đầu tư và ông cho rằng đúng là sẽ có cơ hội tại đây. Ông bày tỏ sự quan tâm tới một số lĩnh vực như Bất động sản, Cảng biển và sản xuất.
Đại diện nhóm doanh nhân cũng chia sẻ, hiện, kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn và Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực vực dậy nền kinh tế bằng sự nới lỏng hơn với dòng tiền. Do đó dòng tiền tại Trung Quốc là rất nhiều và họ đang muốn tìm kiếm những cơ hội đầu tư thích hợp.
Nâng 'tuổi thọ' máy móc cũ được nhập khẩu lên gấp đôi
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư số 23/2015 (sau đây gọi là Thông tư 23) thay thế Thông tư số 20/2014 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
Theo đó, Thông tư 23 quy định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải đáp ứng tuổi thiết bị không quá 10 năm và đã được sản xuất phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) hoặc tiêu chuẩn G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và môi trường.
Như vậy, so với Thông tư 20, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ cũ đã được nới hơn khi nâng tuổi thiết bị được phép nhập khẩu thêm năm năm.
Trước đó, Thông tư 20 quy định máy móc thiết bị đã qua sử dụng không thuộc danh mục máy móc cấm phải có thời gian sử dụng không quá năm năm, có chất lượng còn lại với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên mới được nhập khẩu. Đây cũng là quy định khiến cộng đồng doanh nghiệp phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến thông tư này phải dừng thực hiện.
Một điểm mới khác đáng chú ý trong Thông tư 23 liên quan đến trường hợp các dự án đầu tư thuộc diện phải quyết định chủ trương đầu tư; hoặc thuộc diện phải cấp phép đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
Theo những quy định tại Thông tư 23, những dự án dạng này không phải áp dụng điều kiện nhập khẩu theo quy định tại thông tư này nếu trong hồ sơ dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đã có kèm theo danh mục máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.
Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có thể xin ý kiến của cơ quan quản lý khoa học và công nghệ trước khi quyết định chủ trương đầu tư hoặc cấp phép đầu tư.
Đặc biệt, Thông tư 23 cũng nới hơn Thông tư 20 khi nêu rõ: Trường hợp cần thiết, tùy thuộc đặc thù của từng ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, bộ trưởng các bộ, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành quy định yêu cầu về tuổi thiết bị thấp hơn mức trần là 10 năm nhưng phải thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ biết để thống nhất quản lý.
Thông tư 23 cũng lưu ý thêm rằng trong “trường hợp đặc biệt”, quy định về tuổi thiết bị cũng có thể được nới lỏng hơn nữa. Cụ thể, trường hợp thiết bị đã qua sử dụng có tuổi thiết bị vượt quá 10 năm nhưng doanh nghiệp cần thiết nhập khẩu, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các bộ, ngành xem xét, quyết định. Thông tư 23 có hiệu lực thi hành từ 1-7-2016.
Masan đạt doanh thu kỷ lục từ hàng tiêu dùng nội địa
TP.HCM kêu gọi đầu tư hàng loạt dự án phát triển đô thị
Vietcombank ngừng dịch vụ chuyển tiền ATM cho người nước ngoài