Việt Nam bất ngờ xuất siêu trở lại trong tháng 10
Bộ trưởng Tài chính: Nợ công vào năm 2017 là 63% GDP
Hà Nội bàn giao 2.000m2 đất tại Long Biên cho Tổng cục Chính trị
Khởi tố nguyên giám đốc Cty TNHH MTV Bình Dương
Giá đất tại Hàn Quốc tăng gấp hơn 3.000 lần trong 50 năm
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-11-2015
- Cập nhật : 16/11/2015
Oằn lưng với phí tàu biển
Theo nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các loại phí vận chuyển bằng tàu biển chỉ có một chiều tăng từ nhiều năm nay
Doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi phí vận tải và rất nhiều phụ phí khác.
Bà Trương Thúy Liên, Giám đốc Công ty Giày Liên Phát, cho biết vừa được nhân viên báo phí nâng hàng container đã tăng thêm hơn 100 USD/container, đẩy mức phí DN đang phải gánh cho container loại 20 feet lên hơn 300 USD và container loại 40 feet vượt 500 USD… “Phí vận tải biển cứ tăng đều đều chứ chưa một lần được giảm. Ngay cả thời điểm giá dầu thô xuống thấp, cước vận tải biển giảm nhưng hàng loạt khoản phí, phụ phí vẫn chỉ một chiều tăng” - bà Liên bức xúc.
Trong khi đó, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tôn Hoa Sen, cho biết vào một số thời gian cao điểm vận chuyển hàng hóa trong năm, các hãng tàu thường đồng loạt tăng mạnh giá cước vận chuyển và các khoản phụ phí.
Đáng nói là DN hầu như không được báo trước nên hoàn toàn bất ngờ về mức độ và thời điểm tăng phụ phí, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh vì hợp đồng xuất khẩu thường chốt trước ngày giao hàng 2-3 tháng. DN thường phải chịu phần biến động chi phí này, từ phí bình ổn, phí kẹt cầu cảng, phụ phí xăng dầu, phụ phí biến động giá nhiên liệu rồi cả phụ phí biến động tỉ giá ngoại tệ…
Riêng phụ phí mất cân đối vỏ container, nhiều DN phản ánh các hãng tàu áp dụng ở mức rất cao, có thời điểm lên tới 400-1.000 USD/container, nhất là tuyến vận chuyển đường biển tới khu vực châu Âu, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ.
“Cần có biện pháp kiểm soát việc thu cước tàu và phụ phí đối với các hãng tàu nhằm bảo đảm cước phí được ổn định trong một khung giá nhất định. Trong trường hợp có sự biến động về cước tàu và các loại phụ phí, cần báo trước một thời gian để DN chuẩn bị. Nếu Việt Nam có nhiều hãng tàu trọng tải lớn vận chuyển hàng quốc tế cạnh tranh với hãng tàu nước ngoài, DN xuất nhập khẩu Việt sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều vào hãng tàu nước ngoài” - ông Vũ đề nghị.
Từ câu chuyện phí vận tải biển, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM, nhận định đang có bất cập trong cách quản lý các khoản thuế, phí và lệ phí. Đặc biệt, điều các DN ngại nhất là những khoản phí, lệ phí không rõ ràng, trong đó có cả “phí không chính thức”. “Các DN trong nước ít phản ánh tình trạng này vì sợ bị… ghét, làm khó nhưng những DN nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam lại nói rất nhiều về khoản phí này. Bởi những chi phí không có hóa đơn, chứng từ sẽ không thể hạch toán vào sổ sách, vào chi phí hoạt động kinh doanh” - ông Hưng nói.
Long Thành lớn nhất, nhưng Tân Sơn Nhất vẫn là trung tâm
n bay Long Thành sẽ là sân bay lớn nhất nước, nhưng Tân Sơn Nhấtvẫn đóng vai trò là sân bay trung tâm cả quốc tế và quốc nội của khu vực phía Nam.
Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến 2020, định hướng 2030 vừa được Thủ tướng phê duyệt, Chính phủ sẽ tập trung nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa các cảng hàng không hiện có, điều chỉnh quy hoạch khu hàng không dân dụng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa trong từng thời kỳ.
Chính phủ khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới cảng hàng không quốc tế Long Thành. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Vũng Tàu tại thị trấn Gò Găng, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có vai trò trung tâm cả quốc tế và quốc nội của khu vực phía Nam; là cảng hàng không dùng chung dân dụng và quân sự. Quy mô đạt cấp sân bay 4E theo phân cấp ICAO, đáp ứng khai thác B747 và tương đương, khu bay cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đã được đầu tư xây dựng đồng bộ theo quy hoạch, trong thời gian tới sẽ mở rộng nhà ga hành khách quốc tế, nội địa đáp ứng công suất 25 - 26 triệu hành khách/năm và 1 triệu tấn hàng hóa/năm.
Cảng hàng không Vũng Tàu sẽ là cảng hàng không nội địa phục vụ cho hoạt động bay trực thăng, bay taxi nội vùng. Quy mô cảng đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp 2. Công suất cảng 100.000 hành khách/năm và 500 tấn hàng hóa/năm, chủ yếu khai thác loại máy bay trực thăng, máy bay cánh bằng loại nhỏ phục vụ chuyến bay ngắn (Côn Đảo, các giàn khoan…) với mục đích khai thác du lịch, dầu khí; do Bộ Quốc phòng quản lý và khai thác.
Đối với cảng hàng không quốc tế Long Thành, Chính phủ khẳng định đây là cảng hàng không lớn nhất cả nước và là một trong những trung tâm trung chuyển hành khách quốc tế của khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế. Quy mô giai đoạn 1 xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp sân bay 4F theo phân cấp ICAO.
Tuy nhiên, công suất khai thác của Long Thành được để ở mức thấp hơn Tân Sơn Nhất với tối đa 25 triệu hành khách/năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm, đáp ứng khai thác loại tàu bay A380 và tương đương.
Tập đoàn Bảo Việt: Lợi nhuận quý 3 đạt 218 tỷ đồng, doanh thu bảo hiểm tăng 600 tỷ
Tập đoàn Bảo Việt (BVH) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 3 và 9 tháng đầu năm 2015.
Doanh thu phí bảo hiểm quý 3/2015 của BVH đạt 4.130 tỷ đồng, tăng gần 600 tỷ đồng so với cùng kỳ. Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm (sau khi trừ các khoản dự phòng, nhượng tái bảo hiểm) đạt 3.905 tỷ đồng, tăng 18,6% so với quý 3 năm ngoái.
Sự tăng trưởng phí bảo hiểm quý 3 của Bảo Việt chủ yếu ở mảng bảo hiểm nhân thọ, chiếm 61,5% doanh thu phí bảo hiểm gốc trong kỳ.
Mặc dù có được sự khởi sắc về lãi gộp hoạt động kinh doanh bảo hiểm (đạt 95 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ đạt 2,2 tỷ đồng), lợi nhuận hoạt động tài chính của Bảo Việt quý 3 năm nay giảm 13,5%, đạt 632 tỷ đồng.
Quý 3/2015, 89,6% doanh thu tài chính của BVH đến từ lãi tiền gửi, đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu – là những tài sản ít rủi ro. Lãi đầu tư chứng khoán của Bảo Việt sụt giảm mạnh từ 251 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái xuống còn 15 tỷ đồng quý 3 năm nay, khiến lợi nhuận hoạt động tài chính sụt giảm như đã nói ở trên.
LNST dành cho cổ đông công ty mẹ của Bảo Việt Quý 3 chỉ còn 218 tỷ đồng, giảm 29,2% so với cùng kỳ 2014.
Lũy kế 9 tháng, Bảo Việt lãi ròng 921 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với 9 tháng đầu năm 2014.
Không còn là công ty mẹ của Ngân hàng Bảo Việt (tỷ lệ sở hữu giảm xuống dưới 50%), trong 9 tháng đầu năm BVH đã nhận 31,2 tỷ đồng cổ tức từ Ngân hàng Bảo Việt – là công ty liên kết của BVH.
Cũng trong giai đoạn này, khoản mục “cổ tức ghi nhận” của Bảo Việt với công ty liên kết là VIGEBA gần 74 tỷ đồng. Được biết, VIGEBA có vốn điều lệ 180 tỷ đồng, trong đó Bảo Việt sở hữu 30% cổ phần, tương đương 54 tỷ đồng. VIGEBA là chủ đầu tư của “Thành phố giao lưu” ở Hà Nội.
Hoàng Anh Gia Lai sẽ ra mắt thương hiệu thịt bò trong năm 2016
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Đoàn Nguyên Đức cho biết Tập đoàn này sẽ ra mắt thương hiệu thịt bò vào năm 2016 và được bán trong một chuỗi cửa hàng.
Hiện, Việt Nam chưa có chuỗi thương mại sản phẩm thịt bò.
Theo đánh giá của ông Đoàn Nguyên Đức, chăn nuôi bò thịt trong nước sẽ có lợi thế hơn so với bò ngoại nhập khẩu. Nếu công nghệ như nhau, giống như nhau đương nhiên các doanh nghiệp Việt sẽ có lợi thế trong chăn nuôi bò thịt, bởi chỉ riêng chi phí vận chuyển bò từ Australia sang Việt Nam chiếm tới 30% giá thành, chưa kể bò chở sang Việt Nam trong thời gian chờ giết mổ còn bị hao hụt.
Để không bị mất “ngoại tệ” khi nhập khẩu con giống, cũng như chủ động cho sản xuất, Tập đoàn định hướng phải sinh sản được bò giống, tăng đàn bò sinh sản trong thời gian tới. Tuy nhiên, làm được việc này phải có lộ trình và sẽ mất khoảng 2-3 năm, ông Đoàn Nguyên Đức cho hay.
Tổng đàn bò của Hoàng Anh Gia Lai đến nay đạt khoảng 120.000 con; trong đó chỉ có khoảng 10.000 con bò sữa, còn lại là bò thịt. Tập đoàn có kế hoạch tăng gấp đôi đầu con trong năm 2016./
"Chia tay" 36 doanh nghiệp, Bộ Giao thông thu về hàng nghìn tỷ đồng
Trong 10 tháng năm 2015, Bộ Giao thông Vận tải đã thu về 2.398 tỷ đồng từ thoái vốn 36 doanh nghiệp.
Bộ Giao thông Vận tải vừa báo cáo về tình hình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 10 tháng năm 2015 và kế hoạch 2 tháng cuối năm tại Hội nghị trực tuyến về công tác đổi mới doanh nghiệp diễn ra vào chiều 13/11.
Theo đó, Bộ GTVT đã thoái 20% vốn điều lệ tại Tổng công ty vận tải thủy và Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải, 31% vốn điều lệ tại Cienco 8 thu về trên 203 tỷ đồng, thoái vốn tại 33 công ty cổ phần thuộc các Tổng công ty thu về 2.195 tỷ đồng.
Như vậy 10 tháng đầu năm, Bộ GTVT đã thu về 2.398 tỷ đồng từ thoái vốn từ 36 DN.
Về kết quả thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, Bộ GTVT hoàn thànhIPO 8 doanh nghiệp bao gồm Bệnh viện GTVT Trung ương và 7 doanh nghiệp chuyển tiếp từ năm 2014; tổ chức đại hội đồng cổ đông lần đầu, chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần đối với 18 doanh nghiệp chuyển tiếp từ năm 2014.
Đối với việc cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương cổ phần hóa 10 đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo. Bao gồm: 4 trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, 4 trường học và 2 bệnh viện.
Hiện nay, Thủ tướng đã cho phép lựa chọn từ 1 đến 2 đơn vị trong lĩnh vực đăng kiểm giáo dục để cổ phần hóa. Đối với 02 Bệnh viện GTVT Vinh và Đà Nẵng sẽ thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đã phê duyệt phương án bán cổ phần theo lô để thoái toàn bộ vốn nhà nước tại các Tổng công ty: Cienco 5, Cienco 6, Công nghiệp ô tô Việt Nam, Xây dựng đường thủy.
Thông báo về kế hoạch thực hiện 2 tháng cuối năm, Bộ GTVT cho biết sẽ hoàn thành IPO Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (dự kiến IPO vào ngày 10/12/2015), hoàn thành phương án cổ phần hóa, chuyển đổi Bệnh viện GTVT Trung ương sang công ty cổ phần.
Đối với 24 Công ty con thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Bộ GTVT sẽ hoàn thành IPO các doanh nghiệp này trong năm 2015, tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu thành lập công ty cổ phần, chính thức chuyển sang hoạt động là công ty cổ phần trong tháng 01/2016.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần doanh nghiệp, phấn đấu cơ bản hoàn thành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong năm 2015, Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines.