tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-09-2017

  • Cập nhật : 14/09/2017

Tăng thuế đột biến, cá tra nguy cơ mất thị trường Mỹ

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa quyết định đánh thuế chống bán phá giá với cá tra của VN lên mức 2,39 USD/kg, cao gấp 3 lần so với đợt đánh thuế trước. Đây cũng là mức thuế chống bán phá giá (CBPG) cao nhất từ trước đến nay.

Ngày 13-9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo về quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá của đợt xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh từ Việt Nam giai đoạn từ 1-8-2015 đến 31-7-2016.

nguoi nuoi ca tra vao my se chiu tac dong tieu cuc khi thue cbpg duoc doc tang len gap 3 lan so voi truoc. anh: chi quoc

Người nuôi cá tra vào Mỹ sẽ chịu tác động tiêu cực khi thuế CBPG được DOC tăng lên gấp 3 lần so với trước. Ảnh: Chí Quốc

 

Theo đó, DOC đánh thuế đối với cá tra của Việt Nam trong đợt xem xét này ở mức 2,39 USD/kg (cao gấp 3 lần mức thuế suất riêng lẻ trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 12). 

Đây cũng là mức thuế chống bán phá giá cá tra cao nhất từ trước đến nay và sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ cho xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay, đây mới chỉ là kết luận sơ bộ của DOC và các doanh nghiệp vẫn còn thời gian 6 tháng để kháng nghị nhằm giảm thuế. 

Mức thuế mà các doanh nghiệp phải chịu trong kết luận của DOC là bất hợp lý và nếu được giữ nguyên sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu cá tra Việt Nam trong thời gian tới. 

Với mức thuế cao đến 2,39 USD/kg thì không công ty nào của Việt Nam có khả năng xuất khẩu vào Mỹ.

hien chi co 3 doanh nghiep xuat khau ca tra vn sang thi truong my vi thue cbpg o muc 0,69 usd/kg. che bien ca tra xuat khau tai mot nha may o huyen chau thanh a, hau giang. anh: chi quoc

Hiện chỉ có 3 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra VN sang thị trường Mỹ vì thuế CBPG ở mức 0,69 USD/kg. Chế biến cá tra xuất khẩu tại một nhà máy ở huyện Châu Thành A, Hậu Giang. Ảnh: Chí Quốc

 

Theo VASEP, trải qua 13 kỳ xem xét hành chính trong vụ kiện CBPG thì đây là lần đầu tiên DOC đã có những điều chỉnh hoàn toàn thiếu cơ sở pháp lý và bỏ qua các qui định thông thường từ trước đến nay khi đưa ra quyết định sơ bộ vừa qua.

Kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính lần thứ 13 thể hiện sự không công bằng, trái với các qui định về luật chống bán phá giá thông thường đồng thời mang tính áp đặt và vô lý đối với các doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ.

Cụ thể, DOC đã áp dụng các yếu tố bất lợi có sẵn (Adverse Facts Available - AFA) và tính biên độ phá giá 2,39 USD/kg đối với bị đơn bắt buộc là công ty GODACO khi cho rằng công ty không hợp tác trong quá trình xem xét và không cung cấp đầy đủ các dữ liệu cần thiết cho DOC. 

Điều này hoàn toàn thiếu cơ sở khi Công ty GODACO đã có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc cung cấp đầy đủ dữ liệu được yêu cầu liên quan đến các yếu tố sản xuất, số liệu bán hàng… cũng như trả lời đầy đủ, đúng hạn các câu hỏi của DOC. 

Nếu DOC căn cứ vào hồ sơ và số liệu do GODACO cung cấp để làm cơ sở tính mức thuế phá giá như những lần xem xét trước đây thì chắc chắn GODACO sẽ có một mức thuế suất không đáng kể.

Mức thuế hiện tại chỉ là kết quả sơ bộ. Các doanh nghiệp có thời gian 6 tháng để chuẩn bị hồ sơ làm việc với DOC để giảm mức thuế xuống. Ảnh: Chí Quốc

Một điều được cho là vô lý hơn là DOC đã dùng mức thuế tính theo AFAs để tính mức thuế trung bình cho các công ty được hưởng thuế suất riêng rẽ khác trong khi các công ty này đã cung cấp đầy đủ hồ sơ dữ liệu theo đúng thời hạn và yêu cầu của DOC. 

Đây là một việc chưa có tiền lệ, thể hiện sự áp đặt chủ quan thiếu cơ sở của DOC trong quá trình xem xét.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho biết hiệp hội này phản đối quyết định thiếu công bằng của DOC, đề nghị phải xem xét kỹ lưỡng các hồ sơ, dữ liệu đầy đủ mà GODACO đã cung cấp để làm cơ sở tính toán và đưa ra mức thuế chính xác và hợp lý cho các công ty, không được quyền áp dụng các yếu tố bất lợi có sẵn (AFA) để tính mức thuế. (Tuoitre)
----------------------

Chủ nghĩa bảo hộ có thể khiến Mỹ bị thiệt hại hơn 400 tỷ USD mỗi năm

Kết quả nghiên cứu của Viện Bertelsmann công bố ngày 13/9 cho thấy các biện pháp bảo hộ mậu dịch do Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất có thể gây ra thiệt hại nặng nề cho Mỹ và nền kinh tế toàn cầu.

Theo kịch bản xấu nhất, chính sách “nước Mỹ trên hết” có thể làm giảm 2,3% (415 tỷ USD) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm của Mỹ trong dài hạn.

Viện Bertelsmann có trụ sở tại Guetersloh đã thuê Viện Nghiên cứu Kinh tế Ifo danh tiếng đánh giá những tác động của các rào cản thuế quan và phi thuế quan mà ông Trump áp dụng trong thương mại quốc tế.

Theo kịch bản nhẹ nhàng nhất, trong đó Washington chỉ tiến hành đàm phán lại những thỏa thuận nền tảng của Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thu nhập bình quân đầu người thực tế hàng năm vẫn giảm 0,2% (tương đương 125 USD).

Canada là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ những thay đổi NAFTA, với mức thiệt hại 1,5% thu nhập bình quân thực tế (730 USD/năm) đối với mỗi người dân. Về tổng thể, GDP của Canada có thể giảm 26 tỷ USD, so với mức giảm 40 tỷ USD đối với Mỹ.

Ngược lại, các nước khác có thể hưởng lợi từ mâu thuẫn thương mại giữa các thành viên NAFTA, bao gồm Canada, Mexico và Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Đức vào Mỹ có thể tăng 3,2%, trong khi đó GDP của Đức có thể tăng 1 tỷ USD.

Nếu chính quyền Mỹ lựa chọn một cách tiếp cận theo chủ nghĩa bảo hộ đối với tất cả các đối tác thương mại của mình, những thiệt hại về kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Việc tăng 20% các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ phần còn lại của thế giới sẽ làm giảm 40-50% kim ngạch xuất khẩu của Mỹ đến hầu hết các nước trên thế giới do những thua thiệt về khả năng cạnh tranh.

Diễn biến trên có thể được phản ánh bởi mức giảm 1,4% trong dài hạn đối với thu nhập bình quân đầu người (780 USD) và 250 tỷ USD đối với GDP. Nước Đức có thể bị thiệt hại 0,7% thu nhập bình quân đầu người (275 USD) và 22 tỷ USD đối với GDP.

Kết quả mô hình hóa tác động của các biện pháp trả đũa tương ứng đối với một chính sách bảo hộ như trên do Viện Bertelsmann tiến hành (với giả định các rào cản thuế quan và phi thuế quan tăng 20%) chỉ ra rằng GDP của Mỹ có thể bị giảm 415 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người trên thực tế ở Mỹ giảm 2,3% (1.300 USD) so với mức giảm gần 4% (1.800 USD) ở Canađa và 0,4% (160 USD) ở Đức. (Vietnam+)
--------------------------------

Thị trường ống thép Việt Nam khởi sắc trong 8 tháng đầu năm

Tính chung 8 tháng 2017, sản xuất ống thép của các thành viên VSA đạt 1,4 triệu tấn, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2016. Lượng bán hàng đạt 1,4 triệu tấn, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Lượng xuất khẩu đạt 173.828 tấn, tăng gấp 2 lần so với tháng 8/2016.

Theo báo cáo tổng quan tình hình thị trường thép của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 8/2017, sản xuất ống thép của các thành viên đạt 208.032 tấn, tăng 21,7% so với cùng kỳ năm 2016. Sản lượng bán hàng ống thép của các thành viên VSA đạt 208.144 tấn, tăng nhẹ so với tháng trước và tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu ống thép hàn tháng 8 đạt 27.497 tấn, tăng 1,13% so với tháng 7/2017, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 8 tháng 2017, sản xuất ống thép của các thành viên VSA đạt 1,4 triệu tấn, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2016. Lượng bán hàng đạt 1,4 triệu tấn, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Lượng xuất khẩu đạt 173.828 tấn, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2016.

Trong 8 tháng đầu năm, thị phần thép ống của Hòa Phát chiếm 26,42% dẫn đầu thị trường ống thép với lượng sản xuất đạt 383.000 tấn, bán hàng đạt 381.800 tấn. Xếp thứ 2 là Hoa Sen chiếm 17,13% thị phần, lượng sản xuất đạt 242.393 tấn, bán hàng đạt 247.475 tấn. Đứng thứ 3 là Minh Ngọc, chiếm 9,93% thị phần.

so lieu: hiep hoi thep viet nam

Số liệu: Hiệp hội Thép Việt Nam

SeAH VN và Việt Đức lần lượt giữ vị trí thứ 4 và 5 với thị phần đạt 7,74% và 6,87%. Các doanh nghiệp khác thị phần đạt 31,91%.
------------------------------

Cuộc đua xây cầu mới tỷ đô tại Hà Nội của VinGroup, SunGroup, Him Lam…quỹ 836ha đối ứng nằm ở đâu?

Hà Nội đang chuẩn bị cho xây mới 5 cây cầu lớn qua sông Hồng và sông Đuống, trong đó có 4 dự án dự kiến đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng xây dựng –chuyển giao BT.

4 cầu mới được xây dựng theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng) gồm:

Cầu Tứ Liên (quận Tây Hồ) và đường dẫn cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng vốn đầu tư 17.000 tỉ đồng;

Cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng (quận Long Biên và quận Hoàn Kiếm) với tổng mức đầu tư 7.000 tỉ đồng;

Cầu Giang Biên (huyện Gia Lâm) và đường dẫn hai cầu, tổng mức đầu tư trên 6.000 tỉ đồng;

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (quận Long Biên) với tổng mức đầu tư gần 2.500 tỉ đồng.

Như vậy, tổng kinh phí để đầu tư xây dựng mới 4 cây cầu lớn này là 32.500 tỷ đồng (tương đương hơn 1,4 tỷ USD). Theo loại hình hợp đồng BT thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư sẽ ký hợp đồng để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác.

Mới đây, ông Vũ Duy Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội tiết lộ với báo chí "đến nay các dự án đều có các nhà đầu tư lớn đăng ký tham gia như Tập đoàn T&T, SunGroup, Him Lam, VinGroup… Nhà đầu tư bỏ tiền ra làm công trình, thành phố sẽ thanh toán bằng quỹ đất".

Để có kinh phí xây dựng 4 cây cầu này, Hà Nội dự kiến sẽ phải thanh toán cho các nhà đầu tư quỹ đất dự kiến là 836ha. Quỹ đất này thuộc địa phận của 3 huyện: Đông Anh, Gia Lâm và Long Biên đều nằm ở khu vực phía Bắc Thủ đô.

Cụ thể quỹ đất này nằm rải rác tại các xã Đông Hội, Xuân Canh, Mai Lâm, Dục Tú (huyện Đông Anh); các xã Yên Thường, Yên Viên, Dương Xá, Đông Dư, Đình Xuyên (huyện Gia Lâm) và các phường Long Biên, Cự Khối (quận Long Biên)…

quy dat du kien phat trien do thi doi ung xay dung cau moi (khu vuc khoanh do).

Quỹ đất dự kiến phát triển đô thị đối ứng xây dựng cầu mới (khu vực khoanh đỏ).

Cũng theo ông Tuấn, quỹ đất để giao cho doanh nghiệp đã có quy hoạch phân khu được duyệt, trong đó có một phần phát triển đô thị.

Hại tại, cả 3 “ông lớn” địa ốc SunGroup, VinGroup và Him Lam đều đã và đang có kế hoạch lớn phát triển các dự án BĐS lớn ở khu vực bên kia sông Hồng (thuộc huyện Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên).

Trong khi SunGroup và VinGroup đã bắt tay triển khai một số dự án lớn ở Đông Anh, thì Him Lam vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị mặc dù tập đoàn này cũng đã nhắm đến quỹ đất khá lớn ở khu vực này.

Cụ thể, VinGroup đang phát triển Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia 3 xã Xuân Canh, Mai Lâm và Đông Hội thuộc huyện Đông Anh. Ban đầu quy mô dự án là 90ha gồm có trung tâm hội nghị, khách sạn 5 sao 52 tầng, trung tâm thương mại…Tuy nhiên, tháng 8/2017 vừa qua khu vực Tổ hợp này được điều chỉnh quy hoạch, nâng lên quy mô khoảng 300ha, trong đó có khoảng 200ha đất khu vực xung quanh (thuộc 2 xã Xuân Canh và Đông Hội) để phát triển khu đô thị.

Theo quy hoạch giao thông, dự án cầu Tứ Liên và đường dẫn có điểm đầu nối với đường Nghi Tàm (khu Hồ Tây) và đường quy hoạch dọc đê Hữu Hồng kết nối với điểm cuối tại nút giao với đường Vành đai 3 và cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên. Như vậy, cầu Tứ Liên và tuyến đường này sẽ chạy qua khu vực Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia của VinGroup. Dự kiến công trình hoàn thành vào năm 2021.

Còn SunGroup đang triển khai xây dựng Dự án công viên Kim Quy, nằm tại giao lộ giữa đường Võ Nguyên Giáp với đường 5 kéo dài thuộc địa phận huyện Đông Anh, có quy mô diện tích hơn 100ha. Dự án được xây dựng theo mô hình Universal Studios, Disneyland nổi tiếng toàn cầu. Công trình có tổng mức đầu tư 4.600 tỷ, dự kiến hoàn thành sau 18 tháng thi công kể từ khi khởi công hồi tháng 9/2016.

Trong khi đó, tập đoàn Him Lam cũng đã có kế hoạch thâu tóm quỹ đất lớn trước đó khi được giao làm BT dự án nút giao trung tâm quận Long Biên có tổng mức đầu tư 2.847 tỷ đồng. Theo đó, Him Lam được thanh toán bằng quỹ đất 20ha đất tại Dương Xá (Gia Lâm) 320ha đất tại các phường Long Biên và Cực Khôi thuộc quận Long Biên. Dự án nút giao này đã hoàn thành vào đầu năm 2016.(Trithuctre)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục