Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; Phát hiện đường dây nhập cá bơm tạp chất từ Trung Quốc; China Eximbank giải ngân 18,25 triệu USD cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông;Cá tra thương phẩm phải đáp ứng 4 điều kiện

Theo báo cáo ngày 11/6 của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), Trung Quốc sẽ là nước sản xuất thóc gạo lớn nhất thế giới với 142,3 triệu tấn, và Ấn Độ xếp thứ hai với 110,4 triệu tấn. Tiếp theo là Indonesia, Bangladesh và Việt Nam.
FAO nhận định Hàn Quốc sẽ trở thành nhà sản xuất gạo lớn thứ 15 thế giới trong năm nay với sản lượng dự kiến đạt 4,1 triệu tấn, giảm so với mức 4,2 triệu tấn năm 2016. Sản lượng trên ước chiếm khoảng 0.8% trong tổng số khoảng 502,6 triệu tấn trên toàn thế giới.
Các số liệu mới nhất nhận định mức tiêu thụ tính bình quân trên đầu người loại lương thực này trên toàn thế giới sẽ là 125,5kg/người, giảm so với mức 127,4kg/người trong năm 2016. Tại Hàn Quốc, mức tiêu thụ tính trên đầu người sẽ là 74,9 kg/người, cũng giảm so với con số 76 kg/người năm 2016.
FAO cũng cho hay sản lượng thịt của Hàn Quốc vượt 2,5 triệu tấn thịt, trong khi mức tiêu thụ ước đạt 3,74 triệu tấn. Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á này được dự báo sẽ nhập khẩu hơn 1,28 triệu tấn thịt và xuất khẩu 41.000 tấn. (TTXVN)
----------------------------------------------------
Ngày 9/6 tại Hà Nội, Cục Xúc tiến Thương mại (VIETRADE) Bộ Công Thương phối hợp với Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) và Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) tổ chức Hội thảo “Phương án xây dựng Chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam”.
Khách tham quan các gian hàng tại Hội chợ quốc tế Nông nghiệp Nông sản và Thực phẩm Việt Nam năm 2016. Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh khẳng định, ngành thực phẩm là một trong những ngành hàng có tiềm năng rất lớn của Việt Nam, các thực phẩm không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Thực phẩm Việt Nam đang dần được ghi nhận và tạo được hình ảnh tốt trên thế giới. Việt Nam đang dần trở thành nguồn cung quan trọng các sản phẩm nông sản thực phẩm phong phú cho các nước khác.
Ông Tạ Hoàng Linh, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam, với sự phối hợp của các đối tác trong và ngoài nước, đã cơ bản hoàn thiện quá trình nghiên cứu và đề xuất phương án định vị thương hiệu (positioning), cấu trúc thương hiệu (brand architecture) và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu (visual brand identity) cho ngành thực phẩm Việt Nam.
Qua kết quả khảo sát ý kiến của các hiệp hội, các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam có liên quan cũng như các nhà nhập khẩu nước ngoài, các chuyên gia trong lĩnh vực thực phẩm quốc tế, Chương trình đã đề xuất phương án định vị thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam “Viet Nam – the food basket of the world” (Việt Nam – Giỏ thực phẩm của thế giới) và đề xuất phương án về cấu trúc thương hiệu và hệ thống nhận diện thương hiệu cho ngành thực phẩm Việt Nam và các phân ngành thực phẩm cụ thể (sub-sectors).
Dự kiến, chương trình sẽ công bố Báo cáo Chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam vào quý III năm 2017. Giai đoạn 4 (2018-2020), Chương trình sẽ thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng bá hình ảnh ngành hàng thực phẩm Việt Nam và các phân ngành thực phẩm thông qua các kênh truyền thông và các sự kiện xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.
Nông sản, thực phẩm là một trong những ngành có tiềm năng to lớn của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
Hiện nay, công tác xúc tiến thương mại ngành nông sản, thực phẩm đang được các hiệp hội, tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp thực hiện tích cực tại nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
Tuy nhiên, những cố gắng đơn lẻ của từng mặt hàng không tạo nên sức mạnh chung và chưa quảng bá được hình ảnh ngành thực phẩm Việt Nam. Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đang từng bước nghiên cứu và thực hiện, đưa ra những giải pháp chuyên nghiệp và hiệu quả để tạo dựng hình ảnh sản phẩm thực phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.(TTXVN)
-------------------------------
Mặt hàng rau quả trong nước đang đón "luồng gió mới" khi cả thị trường xuất khẩu và thị trường tiêu thụ nội địa đều được khách hàng săn đón và "vượng" giá.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu rau quả trong 5 tháng đầu năm 2017 ước đạt hơn 1,4 tỷ USD, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó các thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm gần 84% tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả.
Từ vị trí chỉ là mặt hàng xuất khẩu khiêm tốn, rau quả đang có sự tăng trưởng ngoạn mục, vươn lên trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hiện rất nhiều loại trái cây vốn trọng yếu của nhà vườn trong nước như vải thiều, chôm chôm, thanh long, xoài, nhãn… đã có mặt tại những thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Nhật Bản...
"Hiện Australia đã công bố bản báo cáo cuối cùng về việc đánh giá những yêu cầu an toàn sinh học đối với trái thanh long, từ đó tiến tới các bước cuối cùng để thiết lập quy trình hoạt động tiêu chuẩn cho cơ sở xử lý thanh long bằng hơi nước và hoàn tất điều kiện nhập khẩu. Trong khi đó, rất nhiều nhà nhập khẩu đến từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… đã tìm đến với Việt Nam để tìm các nhà cung ứng", ông Bùi Sỹ Doanh, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết.
Riêng tại thị trường trong nước, liên tiếp trong các tháng qua, trái cây nội cũng trong tình trạng cung không đủ cầu. Khảo sát của ngành chức năng cho thấy, nhiều loại trái cây đang vào vụ mùa nhưng giá không hề thấp như mọi năm mà còn cao hơn nhiều so với cùng kỳ.
Cụ thể, giá bơ trái tại các tỉnh Tây Nguyên đang ở mức 38.000 - 40.000 đồng/kg, vải thiều ở các tỉnh phía Bắc đang có giá 50.000-55.000 đồng/kg, cao hơn so với cùng kỳ từ 5.000-10.000 đồng/kg.
Còn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, giá trái cây các tháng qua cũng liên tiếp đội giá. Những loại trái cây như sầu riêng, chôm chôm, bưởi da xanh... đều tăng cao hơn so với cùng kỳ từ vài nghìn đến chục nghìn/kg so với cùng kỳ.
Trong khi đó, khảo sát của phóng viên Báo Tin Tức tại các chợ truyền thống trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cho thấy, dù sầu riêng đã vào mùa thu hoạch rộ, giá có giảm so với thời điểm tháng 5 nhưng hiện vẫn cao, dao động từ 80.000-85.000 đồng/kg loại 1, loại 2, 3 từ 50.000-60.000 đồng/kg. Tương tự, chôm chôm cũng đạt giá cao kỷ lục, trung bình khoảng 45.000-50.000 đồng/kg, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn không đủ cung ứng cho thị trường...
Nguyên nhân giá trái cây tăng cao là do những bất thường về thời tiết ảnh hưởng đến năng suất và diện tích cây ăn trái. Trong khi đó, do số lượng trái cây xuất khẩu tăng đột biến cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung góp phần đẩy giá trái cây tăng cao.(Baotintuc)
---------------------------------
Ngày 10/6, tại Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam (Tập đoàn Lenger Seafoods Hà Lan) ở Cụm Công nghiệp An Xá (thành phố Nam Ðịnh), một container ngao sạch đầu tiên của tỉnh Nam Định đã được xuất khẩu sang thị trường châu Âu, mở ra cơ hội lớn cho người nuôi ngao.
Cơ hội lớn cho nghề nuôi ngao
Chế biến ngao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu tại Công ty Thủy sản Langer Việt Nam. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Sản phẩm ngao sạch Lenger được thu mua từ những vùng nuôi đã được kiểm tra môi trường nước bảo đảm an toàn, sạch bệnh. Sau khi thu hoạch, ngao được đưa về nhà máy chế biến trên dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín từ khâu làm sạch đến bảo quản. Tại đây, ngao được làm sạch bởi dòng nước chảy liên tục để loại bỏ tạp chất, sau đó tiếp tục được chuyển sang hệ thống công nghệ diệt sạch vi khuẩn và khử mặn, làm sạch hoàn toàn và đóng gói.
Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; Phát hiện đường dây nhập cá bơm tạp chất từ Trung Quốc; China Eximbank giải ngân 18,25 triệu USD cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông;Cá tra thương phẩm phải đáp ứng 4 điều kiện
Người Pháp giúp nông dân Việt bảo hộ hạt điều; Ford cắt giảm 10% lao động toàn cầu; Hàn Quốc hướng tới giảm điện than; Facebook bị phạt 160.000 USD vì vi phạm luật thông tin người dùng; Colombia thất thu 400 triệu USD mỗi năm do rượu lậu
"Một vành đai, một con đường" - Tham vọng 1.000 tỷ USD của ông Tập Cận Bình; 7,8% dư nợ cho vay toàn quốc nằm tại ĐBSCL, huy động và cho vay đều tăng mạnh; Chuyên gia phân tích đầu tư kỳ cựu Mỹ: Nhiều khả năng Alibaba sắp vào Việt Nam; Xuất khẩu xi măng và clinker tăng 6,7% trong tháng 4
Nga và Trung Quốc thành lập Quỹ Phát triển vùng Viễn Đông; Tân Tổng thống Hàn Quốc cam kết sẽ loại bỏ xe chạy nhiên liệu diesel; Nhiều sàn chứng khoán lập 'đỉnh' nhờ giá dầu tăng; Việt Nam và các nước kêu gọi thực hiện TPP càng nhanh càng tốt nhưng vẫn giữ chỗ cho Mỹ
Nhiều chaebol xứ Hàn vẫn lãi lớn bất chấp khủng hoảng chính trị; Nguyên chủ tịch Thuỷ sản Việt Nhật bị tố chiếm đoạt 155 tỷ đồng; Đại diện Thương mại Mỹ sẽ họp bộ trưởng APEC tại Việt Nam; Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn lùi ngày sản xuất thương mại sang 2018
Nhật sẽ gia nhập Ngân hàng AIIB của Trung Quốc?; Quy mô doanh nghiệp Việt Nam đang có xu hướng nhỏ dần; HSBC đánh giá tích cực về kinh tế VN; Khai thác thủy sản 4 tháng ước đạt hơn 1 triệu tấn
Trung Quốc kêu gọi chống chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy toàn cầu hóa; Nhật Bản, New Zealand nhất trí thúc đẩy các đối tác thông qua TPP trước tháng 11; Thiếu lao động, doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường người máy; Hàng Thái đang 'giành' thị trường người tiêu dùng Việt
Phú Quốc chờ đón bình minh “đặc khu kinh tế”; Vốn từ kế hoạch 'Vành đai và Con đường' của Trung Quốc tìm đến Việt Nam; Quốc Cường Gia Lai đã chi hơn 1.600 tỷ đồng trả nợ trong quý I/2017; Doanh nghiệp chuẩn bị 300 triệu đồng “tiền chuộc” dữ liệu bị hacker đánh cắp
Lo ngại quá tải như Tân Sơn Nhất, Hà Nội đề nghị mở rộng sân bay Nội Bài; Nhật Bản đầu tư xây dựng công viên phong điện lớn nhất Mỹ Latinh; Gỡ nút thắt để xử lý “cục máu đông” nợ xấu; Thị trường trầm lắng, giá thép tiếp tục xu hướng giảm
Zalora chính thức biến mất khỏi thị trường TMĐT Việt Nam sau 1 năm về tay đại gia Thái; "Vạch mặt" thủ phạm gây ra cơn sốt đất nền Sài Gòn; Quảng bá du lịch VN tại thị trường Trung Quốc; Khách hàng liên tục mất tiền, hé lộ lỗ hổng bảo mật ngân hàng
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự