Sẽ tự do hóa lãi suất khi không còn “kinh tế ngầm”
Hà Nội chi 1,4 nghìn tỉ đồng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Bộ GTVT sẽ tiếp tục lộ trình tái cơ cấu doanh nghiệp ra sao?
BigC Việt Nam đáng giá bao nhiêu?
Lãnh đạo NHNN: Tỷ giá năm 2016 sẽ biến động không quá lớn
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-02-2016
- Cập nhật : 10/02/2016
Phong thủy kinh tế năm Khỉ
Các chuyên gia phong thủy dự báo Bính Thân sẽ là một năm nhiều biến động, cả về kinh tế lẫn chính trị. David Koh - nhà sáng lập kiêm chủ tịch Viện Khoa học Địa lý Malaysia cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sẽ vẫn gây sức ép lên triển vọng tăng trưởng thế giới năm nay.
Giá dầu khó có thể phục hồi. Vì thế, các quốc gia như Malaysia hay Indonesia nên tìm các cách khác để thúc đẩy nền kinh tế. Trước các thách thức, Koh khuyên mọi người thận trọng chi tiêu, trong bối cảnh các công ty thắt lưng buộc bụng. "Chi tiêu thận trọng sẽ mang lại tài vận năm 2017", ông cho biết.Kenny Hoo - nhà sáng lập kiêm trưởng nhóm nghiên cứu tại Good Feng Shui Geomantic Research (Singapore) cũng cho rằng năm nay là một năm đầy biến động. "Cũng như bản chất hoạt bát của Khỉ, thị trường chứng khoán năm nay sẽ liên tục lên xuống", ông cho biết trên The Edge Financial Daily.
Ông dự báo nửa đầu năm 2016 sẽ biến động và có nhiều tin tiêu cực hơn, như thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh bùng phát, bất ổn chính trị và tai nạn. Việc này tập trung vào các tháng như tháng 2, 4 và 8, gây bất ổn cho thị trường chứng khoán. Các thông tin tích cực sẽ xuất hiện vào tháng 6 và tháng 9.
"Triển vọng kinh tế sẽ tiếp tục bất ổn. Tuy nhiên, năm nay, các vấn đề sẽ được giải quyết dần dần. Nền kinh tế sẽ ổn định hơn từ tháng 9", ông nói. Hoo cũng nhấn mạnh các nước khu vực Đông Nam Á và Đông Á sẽ ổn định hơn trong năm 2016, do Ngôi sao Thịnh Vượng đang cư trú tại các khu vực này.
Chứng khoán bất ổn cũng là quan điểm của chuyên gia phong thủy Ma Jun-cheng trên Nikkei. Tuy nhiên, vì năm nay là năm Khỉ Lửa (Fire Monkey), Lửa tượng trưng cho ánh sáng và sự vươn lên, các chỉ số chứng khoán tại những thị trường phát triển sẽ đóng cửa năm nay cao hơn năm ngoái.
Hoo cho biết yếu tố "Kim" là điểm mấu chốt và là ngôi sao thịnh vượng cho năm 2016. Vì thế, các ngành liên quan đến Kim sẽ phất lên trong năm nay, đặc biệt là từ quý III. "Các ngành như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, ngoại hối và đầu tư nước ngoài sẽ có cơ hội kinh doanh tốt hơn", ông dự báo.
Trong khi đó, chuyên gia phong thủy Jane Hor lại cho rằng các vụ mua bán sáp nhập trong ngành này sẽ tăng. Điều này cũng sẽ diễn ra tại các ngành như giải trí, sòng bài, trang sức và ôtô. "Khi yếu tố Kim quá mạnh, một số sẽ phải bị khai trừ. Do đó, các thương vụ mua bán sáp nhập sẽ diễn ra nhiều hơn", bà dự báo.
Hor cho biết năm nay có hai "ngôi sao bệnh tật". Điều này có nghĩa sẽ có bùng phát dịch bệnh hoặc virus mới. Vì thế, các ngành y tế và dược phẩm sẽ hoạt động tốt.
Các ngành liên quan đến Thổ, như bất động sản, sẽ gặp nhiều thách thức trong năm nay. Còn các ngành liên quan đến Mộc, như trồng trọt, xuất bản và khai thác gỗ cũng sẽ không có một năm suôn sẻ. "Những lĩnh vực này sẽ phải đối mặt với nhiều thay đổi và cạnh tranh khốc liệt. Một số có thể bị đẩy khỏi cuộc chơi", Hoo nói.
Bên cạnh đó, vì thiếu yếu tố Thủy, nhiều chuyên gia phong thủy đều cho rằng thời tiết xấu sẽ diễn ra trong năm nay. "Thời tiết xấu ảnh hưởng mùa màng, từ đó sẽ đẩy giá thực phẩm lên cao", Hor cho biết.
Các ngành liên quan đến Thủy, như logistics, du lịch sẽ gặp nhiều thách thức. Trong khi đó, các ngành liên quan đến Hỏa, như công nghệ và chất bán dẫn, sẽ có một năm rất bình thường.
Xuất khẩu cá cảnh của TP HCM đạt 11 triệu USD
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, kim ngạch xuất khẩu cả cảnh trên địa bàn thành phố liên tục tăng trong những năm gần đây.
Cụ thể, trong năm 2015, TP HCM đã xuất khẩu 12 triệu con cá cảnh, đạt kim ngạch 11 triệu USD, tăng lần lượt 9,9% về số lượng và 12% về kim ngạch so với năm 2014. Trong giai đoạn 2011-2015, số lượng cá cảnh xuất khẩu tăng bình quân 8,6% một năm, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 6,6% một năm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, châu Âu, châu Á.
Ngoài ra, trong năm 2015, TP HCM cũng đã xuất khẩu 3.750 con cá sấu sống, 1.320 tấm da cá sấu muối, 530 tấm da cá sấu thuộc và 1.832 sản phẩm chế tác từ da cá sấu. Giá trị xuất khẩu đạt trên 18.000 tỷ đồng. Giá trị sản xuất cá sấu bình quân trong giai đoạn 2011- 2015 là 69 tỷ đồng một năm. Cá sấu sống chủ yếu xuất qua thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, Nhật và Hàn Quốc là thị trường truyền thống đối với da sấu thuộc và da cá sấu muối.
Chuyện lạ của cà phê hòa tan
Thị trường cà phê hòa tan năm 2015 đang thể hiện những dòng đối lưu lạ lùng khiến nhiều người bất ngờ.
Năm 2015, cuộc khủng hoảng mảng cà phê hòa tan của Trung Nguyênđược đánh dấu bằng những hiềm khích nội bộ, nhưng đằng sau chuyện này, đà tăng trưởng vẫn cho thấy sự ổn định. Trong khi đó, VinacafeBiên Hòa (VCF) dành lợi thế lớn khi trúng thầu cung ứng cà phê cho tất cả các chuyến bay của Vietnam Airlines, nhưng kết quả kinh doanh năm qua lại trở nên bạc nhược. Diễn biến mâu thuẫn này đang tạo nên một bức tranh thị trường khó đoán.
Khởi động năm 2015, VCF công bố thông tin khiến các cổ đông, nhà đầu tư hào hứng khi trở thành nhà cung cấp 100% cà phê trên các chuyến bay của Vietnam Airlines. Đó là điều mà hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng này mong muốn, để quảng bá và mở rộng thị trường. Tại thời điểm đó, ông ông Nguyễn Tân Kỷ - Tổng giám đốc của VCF - chia sẻ: “Con đường nhanh nhất để tiếp cận thị trường quốc tế đương nhiên là đi máy bay. Cơ hội quảng bá này là điều cần thiết cho những mục tiêu tiếp theo”.
Tuy nhiên, niềm vui không kéo dài được lâu. Tại thời điểm công bố kết quả kinh doanh quý I/2015, nhiều cổ đông đã không dấu được vẻ hụt hẫng. Doanh thu chỉ tăng ở mức tối thiểu 5,3%, lên 481 tỷ đồng và lợi nhuận quý đạt vỏn vẹn 5,56 tỷ đồng, tương đương 7% lợi nhuận cùng kỳ 2014. Đây cũng là lợi nhuận thấp kỷ lục kể từ khi công ty này niêm yết.
Kết thúc quý II/2015, số doanh thu lại còn giảm sâu hơn. Theo báo cáo tài chính, doanh thu thuần 6 tháng đầu năm đạt 1.088 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 33 tỷ, chỉ bằng 20% cùng kỳ.
Diễn biến xấu này tiếp tục kéo dài sang quý III/2015, trong khi các chi phí bán hàng, tiếp thị vẫn tăng đều. Lũy kế 9 tháng, VCF thu về 88,2 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Thời gian còn lại của năm 2015 không đủ để VCF cứu vãn kế hoạch đề ra, vì mục tiêu lãnh đạo công ty đưa ra là doanh thu gần 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận 600 tỷ đồng.
Cách đây 1 năm, VCF với sự hậu thuẫn tài chính của Masan, đã giúp cho mức tăng trưởng được duy trì 30%. Tuy vậy đến 2015, một đối tác đã quyết định rút vốn. Cụ thể giữa tháng 12, Tổng công ty cà phê Việt Nam đăng ký thoái toàn bộ 3,41 triệu cổ phiếu VCF, tương ứng với gần 13% vốn.
Nguyên nhân sụt giảm doanh thu, nhiều chuyên gia cho rằng, chiến lược của họ đưa ra không khớp với những điều chỉnh chính sách vĩ mô. Ngoài ra, động thái chuyển dần sang sản xuất kinh doanh nước giải khát khi hợp tác cùng Vĩnh Hảo, đã khiến cho VFC phân tán nguồn lực duy trì mức ổn định trong ngành cốt lõi. Những sai lầm chiến lược, cộng với nhiều lý do khách quan khiến doanh nghiệp này đi dần vào khủng hoảng.
Câu chuyện cà phê hòa tan của Trung Nguyên đang khiến ngành hàng này được nhiều người nhìn nhận như “tội đồ” trong cả Tập đoàn. Dễ dàng nhận thấy, G7 là công cụ để tạo nên cuộc chiến pháp lý giữa vợ chồng lãnh đạo. Tuy nhiên, tình hình đóng góp doanh thu của G7 lại đang là con số tạo bất ngờ.
Năm 2014, công ty mẹ Trung Nguyên đạt trên 4.000 tỷ doanh thu và gần 1.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên, theo một chuyên gia chứng khoán: “Để đạt được con số doanh thu và lợi nhuận trên, một phần nhờ vào mức lợi nhuận chuyển về từ các công ty con, mà trong đó Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên đóng góp không nhỏ.
Báo cáo phân tích của hãng Euromonitor cho biết, doanh thu bán lẻ thị trường cà phê hòa tan tại Việt Nam giai đoạn 2011-2016 đạt từ 2.400 đến trên 3.600 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng kép là 18,5%. Nếu tập đoàn Trung Nguyên tiếp tục đạt mức tăng trưởng kép của toàn thị trường, doanh thu năm 2015 ước tính thương hiệu Trung Nguyên và G7 lần lượt đạt 701 và 156 tỷ đồng.
Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ từng "khoe", cà phê hòa tan được xem là một món quà đặc sản không thể thiếu trong danh mục quà tặng của những người ngoại kiều và bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam du lịch. Trong bối cảnh đối thủ trực tiếp VCF liên tục sẩy chân trước những cơ hội, thì nhãn hàng này liệu có tận dụng được cơ hội để chiếm lĩnh thị phần.
Thị phần cà phê hòa tan 2014 tại Việt Nam:
Vinacafe Biên Hòa: 41%
Nestlé: 26,3%
Trung Nguyên: 16%
Trần Quang: 15,3%
Khác: 1,4%
Khi 3.000 tỷ USD là chưa đủ
Con số hàng nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối của Trung Quốc không lớn như nhiều người tưởng tượng.
Trong những ngày nay, hầu hết các cuộc bàn luận về kinh tế Trung Quốc đều nhắc đến một điểm sáng giữa muôn vàn những nỗi lo lắng: với 3.300 tỷ USD dự trữ ngoại hối, các nhà lãnh đạo nước này hoàn toàn có thể mang nguồn lực khổng lồ này ra để bảo vệ đồng nhân dân tệ, cứu rỗi hệ thống ngân hàng hay vung tiền ở nước ngoài để nâng tầm ảnh hưởng.
Tuy nhiên, theo một bài viết mới đăng tải trên Bloomberg, có thể niềm tin đã bị đặt nhầm chỗ.
Con số hàng nghìn tỷ USD không lớn như nhiều người tưởng tượng. Mức tổng hơn 3.000 tỷ USD mà NHTW Trung Quốc (PBOC) đưa ra là khá chính xác. Tuy nhiên, đó chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Theo nhiều nguồn ước tính, gần 1/3 dự trữ ngoại hối của Trung Quốc được giữ dưới dạng những tài sản không có tính thanh khoản – ví dụ như những khoản đầu tư dài hạn vào cơ sở hạ tầng mà một phần nằm trong dự án “con đường tơ lụa mới”. Điều này có nghĩa là hơn 1.000 tỷ USD chỉ có thể được tiếp cận sau ít nhất là 1 năm. Kể cả khi con số chỉ dừng lại ở 500 tỷ USD, Trung Quốc chỉ còn khoảng 2.800 tỷ USD dự trữ ngoại hối “có thể sử dụng được”.
Nhưng câu hỏi là Trung Quốc sẽ cần bao nhiêu dự trữ ngoại hối để có thể đảm bảo mọi thứ đang đi đúng hướng? Theo tính toán của IMF dựa trên nghiên cứu về những cuộc khủng hoảng trong quá khứ, các quốc gia nên duy trì dự trữ ngoại hối tương đương khoảng 30% nợ ngắn hạn phải thanh toán bằng ngoại tệ, 15% các khoản nợ khác, 10% cung tiền M2 hoặc 10% kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
Trong trường hợp của Trung Quốc, nước này sẽ cần đến gần 3.000 tỷ USD. Cung tiền M2 đang ở mức khoảng 21.000 tỷ USD). Hiện nay, kể cả khi dự trữ ngoại hối của Trung Quốc chỉ tương đương 15% cung tiền M2 (là mức thấp nhất kể từ 2008), hoặc tỷ lệ bị giảm xuống chỉ còn 10% theo như khuyến nghị của IMF, Trung Quốc vẫn cần phải có 2.100 tỷ USD. Ngoài ra cần đến 900 tỷ USD để trang trải những khoản nợ nước ngoài và nghĩa vụ khác.
Con số hơn 3.000 tỷ USD tương đương 110% con số mà IMF đưa ra. Trừ đi các tài sản không có thanh khoản, tỷ lệ chỉ là 93%. Trong khi đó IMF cho rằng các nước nên duy trì mức 150% mới có thể chắc chắn trong ngưỡng an toàn.
Tồi tệ hơn là dự trữ ngoại hối chính thức của Trung Quốc do PBOC quản lý đang giảm rất nhanh, mất tới 100 tỷ USD mỗi tháng kể từ tháng 10/2015. Với các công dân và doanh nghiệp Trung Quốc đang chạy đua để mang tiền ra nước ngoài (tổng cộng khoảng 1.000 tỷ USD đã bị rút ra trong năm ngoái), Chính phủ Trung Quốc đã phải can thiệp để bảo vệ đồng nhân dân tệ và khiến dự trữ ngoại hối sụt giảm rõ rệt.
Có rất ít dấu hiệu cho thấy tình hình có thể đảo ngược. Trên thực tế, PBOC đang ngày càng “đốt” nhiều tiền hơn và với tình hình kinh tế không mấy sáng sủa, mọi chuyện chưa thể dừng lại.
Tùy vào tốc độ rút vốn nhanh đến đâu, sớm nhất là vào tháng 7 tới Bắc Kinh có thể sẽ phải chứng kiến dự trữ rút xuống mức thấp đáng lo ngại. Ở tốc độ hiện tại, đến cuối quý I con số sẽ xuống dưới 3.000 tỷ USD và đến cuối mùa hè dự trữ chỉ còn chưa đến 2.000 tỷ USD nếu không tính đến các tài sản không có thanh khoản. Và, đến cuối năm 2016, nước này chỉ còn một công cụ duy nhất để ngăn dòng vốn tháo chạy và bảo vệ nhân dân tệ: kiểm soát chặt dòng vốn bằng các mệnh lệnh hành chính.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nên phản ứng như thế nào? Đầu tiên, họ buộc phải chấp nhận sự thực. PBOC có thể xuất sắc trong việc áp dụng chính sách hạ lãi suất. Tuy nhiên, với nhu cầu vay vốn giảm và nỗi lo sợ về TTCK dâng cao, Trung Quốc sẽ buộc phải nới lỏng chính sách hơn nữa để ngăn dòng vốn tháo chạy. Điều đó có nghĩa là nhân dân tệ tiếp tục phải chịu áp lực, buộc PBOC phải chi thêm hàng tỷ USD bảo vệ nó.
Khi vừa nới lỏng chính sách tiền tệ, vừa cố gắng bảo vệ giá trị của nhân dân tệ cùng một lúc, PBOC đang theo đuổi một bộ chính sách mâu thuẫn với nhau và chc chắn sẽ không thể thành công. Thay vào đó PBOC cần vạch ra lộ trình rõ ràng và chỉ được chọn một trong hai: thả nổi đồng nhân dân tệ hoặc áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn. Họ không còn bất kỳ lựa chọn nào khác.
Thứ hai, Trung Quốc buộc phải lấy lại được niềm tin ở cả trong và ngoài nước sau khi mất uy tín nặng nề trong năm vừa qua. Động thái bất ngờ phá giá nhân dân tệ hồi mùa hè năm ngoái khiến không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà cả bản thân người dân Trung Quốc cũng cảm thấy bất an. Truyền thông nhà nước vẫn chạy các bài báo khẳng định đồng nhân dân tệ vẫn ổn định, nhưng ngày càng có nhiều báo cáo xuất hiện cho thấy có nhiều biện pháp hành chính đã được áp dụng để ngăn dòng vốn tháo chạy. Dù cho các yếu tố kinh tế cơ bản cho thấy vốn sẽ tiếp tục bị rút ra, thay đổi tâm lý của nhà đầu tư có thể phần nào chặn bớt làn sóng. Để làm được điều này, Trung Quốc cần sự lãnh đạo xuất sắc và một chính sách tiền tệ đáng tin cậy hơn.
Diễn biến chóng vánh của thị trường sẽ buộc Trung Quốc phải sớm đưa ra quyết định liệu họ đã sẵn sàng thả nổi đồng nhân dân tệ hay chưa. Giấc mơ quốc tế hóa và nâng tầm vị thế của nhân dân tệ cũng như tự do hóa hệ thống tài chính đang đứng trước nguy cơ vụn vỡ.
“Địa chấn” ở Nhật Bản: Nikkei mất 900 điểm, lợi suất trái phiếu bằng 0
Có thể tóm gọn lại phiên giao dịch 9/2 trong một câu: cổ phiếu giảm hơn 5% (mạnh nhất trong gần 3 năm), đồng yên cao nhất 15 tháng và lợi suất trái phiếu xuống mức 0 lần đầu tiên trong lịch sử,
Hôm nay là một phiên giao dịch đáng quên đối với TTCK Nhật Bản.
Chỉ số Nikkei 225 mất 900 điểm, tương đương 5,4%. Mức giảm điểm mạnh nhất kể từ ngày 13/6/2013 khiến chỉ số này đóng cửa ở gần mức thấp nhất 16 tháng.
Kể từ mức đỉnh được lập hôm 29/1, ngày mà NHTW Nhật Bản thông báo về chính sách lãi suất âm, chỉ số Nikkei 225 đã mất hơn 10%.
Giống như các thị trường châu Âu và Mỹ, tài chính là nhóm dẫn đầu đà giảm điểm của chứng khoán Nhật Bản với mức giảm 7%. Tất cả các ngành còn lại cũng đều giảm điểm mạnh.
Trong khi những lo lắng về triển vọng kinh tế toàn cầu tiếp tục đè nặng lên thị trường, đồng yên tăng giá trở lại dù BoJ đã bổ sung thêm biện pháp kích thích là một nguyên nhân lớn gây nên đà giảm của chỉ số Nikkei.
Phiên hôm nay (9/2), tỷ giá USD/JPY chạm mốc 114,25 yên đổi 1 USD, cao nhất kể từ tháng 11/2014.
Những biện pháp kích thích bổ sung của BoJ không ảnh hưởng nhiều đến đồng yên nhưng đã tác động mạnh đến thị trường trái phiếu Chính phủ. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm do Chính phủ Nhật Bản phát hành đã rơi xuống dưới 0%.
Có thể tóm gọn lại phiên giao dịch 9/2 trong một câu: cổ phiếu giảm hơn 5% (mạnh nhất trong gần 3 năm), đồng yên cao nhất 15 tháng và lợi suất trái phiếu xuống mức 0 lần đầu tiên trong lịch sử