Bộ Tài chính sẽ vay thêm 1 tỷ USD từ Vietcombank
Đề xuất làm nhiệt điện than hơn 3,1 tỉ USD ở Long An - Ảnh minh họa
Sớm nhất đến giữa năm 2016 mới có thể trình TPP ra Quốc hội
Giá lương thực toàn cầu tăng lần đầu tiên trong 18 tháng sau khi chạm đáy 7 năm
Indonesia đính chính kế hoạch mua 1 triệu tấn gạo Việt Nam
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-10-2015
- Cập nhật : 08/10/2015
Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Nghị định về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước vừa được Chính phủ ban hành.
Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp nhằm đánh giá việc tuân thủ quy trình và hiệu quả đầu tư.
Việc giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhằm đánh giá việc tuân thủ quy định về vi phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
Đồng thời, giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
Nghị định quy định cụ thể về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Theo đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc giám sát tình hình đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp của các cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Nội dung giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 51 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
Giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp thực hiện bằng phương thức giám sát trực tiếp, giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung việc giám sát trước và giám sát sau.
Quý IV năm trước, Bộ Tài chính lập Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, công bố trước ngày 31 tháng 1 hằng năm. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện Kế hoạch giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp đã được công bố.
Trường hợp phát hiện vi phạm của cơ quan đại diện chủ sở hữu về phạm vi đầu tư vốn, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý theo quy định của pháp luật.
TP HCM xây thêm khu công nghiệp 1.200 tỷ đồng
UBND TP HCM vừa yêu cầu huyện Bình Chánh hoàn thành công tác thu hồi và bàn giao hơn 230 ha đất cho chủ đầu tư trong năm 2016 để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu công nghiệp (KCN) Lê Minh Xuân 3 (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).
Khu công nghiệp ưu tiên phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn là điện - điện tử - tin học, thực phẩm, cơ khí và hóa dược. Các ngành công nghiệp này sử dụng kỹ thuật tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, KCN Lê Minh Xuân 3 có thể bố trí các ngành công nghiệp khác và công nghiệp phụ trợ.
Dự kiến, thời gian xây dựng khu công nghiệp khoảng 5 năm kể từ ngày khởi công. Thời gian hoạt động là 50 năm, tổng vốn đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng.
Với việc hình thành Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3, TP HCM sẽ có 21 KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Năm 2014, các Khu chế xuất và Công nghiệp thành phố thu hút hơn 750 triệu đôla đầu tư, nộp ngân sách hơn 2.900 tỷ đồng.
Duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty Cảng hàng không
Thủ tướng vừa phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Theo đó, hình thức cổ phần hoá Công ty mẹ - Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là vừa bán bớt một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Vốn điều lệ của ACV khi phát hành cổ phần lần đầu (IPO) là 22.431 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước chiếm 75% vốn điều lệ với 1,68 triệu cổ phần. Số bán cho người lao động và bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn là hơn 34 triệu cổ phần. Trong khi đó, ACV sẽ bán 20% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, số còn lại sẽ bán đấu giá công khai.
Thủ tướng ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định mức giá khởi điểm IPO. Bộ Giao thông Vận tải cũng là đơn vị đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại ACV.
Gần 10 ngàn căn hộ được tung ra trong quý 3 tại TP.HCM
Cấm hải quan đòi thêm chứng từ
Doanh nghiệp chỉ cần nộp “công văn yêu cầu hoàn thuế, không phải nộp các chứng từ khác”, Tổng cục khẳng định. Hải quan phải tự tra cứu hệ thống thông tin để giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp, không được đòi hỏi thêm.
Văn bản này cũng chấn chỉnh tình trạng vài đơn vị hải quan bắt doanh nghiệp làm thủ tục xác nhận thực xuất đối với tờ khai xuất khẩu để hoàn thuế với hàng sản xuất xuất khẩu. “Theo quy định hiện hành, hải quan không thực hiện xác nhận thực xuất. Thủ tục này đã bị bãi bỏ từ năm 2011. Hải quan nào vẫn đối chiếu vận đơn và xác nhận thực xuất là không đúng quy định hiện hành”.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệP, đặc biệt là ngành dệt may, phản ánh việc hải quan buộc hàng phải ghi “made in Vietnam”. Tổng cục hướng dẫn rằng việc ghi nhãn cho hàng xuất khẩu tùy vào thỏa thuận của các doanh nghiệp, không nhất thiết phải ghi xuất xứ như hàng nội địa. Do đó doanh nghiệp không cần ghi “made in Vietnam” trên bao bì sản phẩm.