Ngân hàng thừa tiền, 'không thèm' vay mượn trên thị trường mở
Giống bắp GMO tăng gấp đôi sau nửa năm
Phú Quốc có thêm dự án nghỉ dưỡng hơn 1.000 tỷ đồng
Khai thác khoáng sản sai quy định, bị phạt trên 700 triệu đồng
Thị phần “Big 4” ngân hàng tiếp tục áp đảo
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-06-2016
- Cập nhật : 22/06/2016
Bộ Tài chính xin phép cho kinh doanh casino, bóng đá quốc tế…
Ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tài chính chiều qua cho biết, Bộ đã trình Chính phủ xem xét thông qua Nghị định về kinh doanh casino; Nghị định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế.
Luật Đầu tư 2014 sẽ có hiệu lực từ 1.7.2016. Theo đó, người dân sẽ được quyền đầu tư, kinh doanh những lĩnh vực pháp luật không cấm. Theo đó, trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính có 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, và 11 Thông tư có quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh cần đưa lên Nghị định, thuộc 9 ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Đó là: Kinh doanh dịch vụ kiểm toán; kinh doanh bán hàng miễn thuế; kinh doanh dịch vụ tập kết, kiểm tra hải quan trong, ngoài khu vực của khẩu; kinh doanh chứng khoán; kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh tái bảo hiểm; môi giới bảo hiểm; đại lý bảo hiểm; kinh doanh dịch vụ đào tạo đại lý bảo hiểm.
Theo Bộ Tài chính, dù Luật Đầu tư sửa đổi có hiệu lực, nhưng những lĩnh vực trên người dân và doanh nghiệp vẫn chưa được đầu tư, kinh doanh. Ông Lợi cho biết: Chỉ khi nào có điều kiện kinh doanh thì người dân, doanh nghiệp mới được làm.
Được biết, dự thảo Nghị định về Kinh doanh casino bắt đầu được khởi thảo từ năm 2009, song cho tới nay vẫn chưa thể thông qua.
Trong khi đó, kinh doanh casino là một ngành kinh doanh có điều kiện và theo quy định tại Luật Đầu tư sửa đổi, thì ngày 1.7.2016 là thời điểm phải hoàn tất việc rà soát, công bố các điều kiện kinh doanh.
Tạp chí Forbes của Mỹ cho rằng, nhiều dự phát triển khu phức hợp nghỉ dưỡng trị giá hàng tỷ USD đang “ngóng” quyết định của Chính phủ Việt Nam nhằm dỡ bỏ các rào cản pháp lý trong việc xây dựng các casino (sòng bạc).
Một số doanh nghiệp tên tuổi trong ngành casino, như MGM và Genting, đã từng tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam, nhưng sau đó phải rời đi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công ty khác đang ấp ủ dự định kinh doanh trong lĩnh vực này với hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ nới lỏng quy định.
Ước tính Việt Nam đang thất thu khoảng 800 triệu USD tiền thuế mỗi năm vì người dân chơi casino tại nước ngoài. Những người kinh doanh ngành casino vẫn đang hy vọng chính phủ sẽ nới lỏng các quy định cho phép người dân tham gia ngành kinh doanh này ở mức có kiểm soát…(VOV)
Nền kinh tế Đức đã có khởi đầu tốt cho quý II
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng 0,7% trong quý I, tỷ lệ tăng hàng quý cao nhất trong hai năm qua, khi tiêu dùng cá nhân tăng vọt, đầu tư xây dựng cao hơn và chi tiêu của Nhà nước về người di cư nhiều hơn bù đắp thương mại nước ngoài yếu.
Chính phủ dự kiến nhu cầu trong nước ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế chung đạt 1,7% trong năm 2016, ngang bằng với năm ngoái.
"Nền kinh tế Đức đã có một khởi đầu tốt trong quý thứ II," Bộ cho biết trong báo cáo hàng tháng của mình. "Các chỉ số kinh tế tổng thể cho thấy xu hướng tiếp tục đi lên của kinh tế, mặc dù với tốc độ ít năng động hơn vào đầu năm nay."
Việc làm tăng, tiền lương cao hơn và lãi suất thấp được thúc đẩy sức mua của người tiêu dùng Đức. Bộ Tài chính cho biết thêm: "Nhìn chung, các điều kiện cho tiêu dùng cá nhân vẫn tốt"
Kết quả là nhu cầu trong nước tăng mạnh đang đẩy mạnh thu thuế của nhà nước, với tổng doanh thu tăng gần 6%/năm trong năm tháng đầu năm 2016, Bộ Tài chính cho biết.
Thuế doanh thu tăng đã cho phép Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaeuble tăng chi tiêu của Nhà nước về người di cư và cơ sở hạ tầng trong khi vẫn giữ cân bằng ngân sách.
Đối với thương mại nước ngoài, Bộ cho biết kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ các nước Liên minh châu Âu bù đắp cho nhu cầu yếu từ các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Brazil và Nga.
Tuy nhiên, rủi ro thương mại liên quan vẫn tồn tại duy trì, đặc biệt là liên quan đến sự phát triển vẫn còn chậm chạp của nền kinh tế thế giới.(Vinanet)
Tràn ngập thép Trung Quốc giá rẻ, Đông Nam Á vẫn “khát” thép
Kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại từ thị trường Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1/2015 đến 5/2016. Nguồn: Tổng cục Hải quan
Ô tô nhỏ sắp tràn vào Việt Nam
Cụ thể, các dòng xe dung tích dưới 1,5 lít sẽ giảm thuế từ mức 45% hiện hành xuống 40% và tiếp tục giảm xuống còn 35% từ đầu năm 2018. Theo một số nhà nhập khẩu, các dòng xe có dung tích nhỏ khá phổ biến hiện nay như: Kia Morning, Chevrolet Spark, Mazda2, Toyota Vios, Honda City, Ford Fiesta... sẽ được giảm giá tương ứng khoảng 5%, khoảng từ 30 triệu đồng/chiếc.
Tràn ngập xe Thái?
Mở đường cho tổ chức tín dụng gia hạn trái phiếu VAMC
Nội dung này nằm trong Thông tư 08 năm 2016, sửa đổi Thông tư 19 về việc mua bán và xử lý nợ xấu của VAMC, được NHNN ban hành ngày 16-6, có hiệu lực từ ngày 1-8 tới.
Thông tư ghi: "Gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt (TPĐB) từ 5 năm lên tối đa không quá 10 năm. Các tổ chức tín dụng được đề nghị gia hạn thời hạn của TPĐB là tổ chức đang thực hiện phương án cơ cấu lại, gặp khó khăn về tài chính mà việc trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt của VAMC dẫn đến chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến của năm đề nghị gia hạn thời hạn TPĐB bị “âm”.
Tổ chức tín dụng muốn gia hạn phải lập hồ sơ đề nghị gửi NHNN.
Trước đây, các quy định về hoạt động của VAMC yêu cầu các TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro 20% mỗi năm giá trị trái phiếu đặc biệt mà tổ chức đó đã bán nợ xấu cho VAMC, sau đó NHNN có nới lỏng điều kiện này lên 10 năm với một số tổ chức có “hoàn cảnh” đặc biệt được NHNN xem xét. Song nay, cơ quan này chính thức làm rõ và mở đường cho tất cả các tổ chức tín dụng có thể thực hiện việc này.
Điểm đáng lưu ý thứ hai, cũng là điểm mới của Thông tư, là “TCTD được NHNN chấp thuận việc gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt không được chia cổ tức để tạo nguồn thu xử lý nợ xấu cho đến khi trái phiếu đặc biệt đã gia hạn được thanh toán”.
Đây là điểm sẽ tác động không nhỏ đến 41 tổ chức tín dụng trong nước đã bán nợ cho VAMC. Thông tin cập nhật mới nhất của chúng tôi cho biết, tính đến 30-4-2016, VAMC đã mua được 24.560 khoản nợ tại 41 TCTD, với tổng dư nợ gốc 244.682 tỉ đồng. Giá mua nợ là 209.236 tỉ đồng.
Và có nghĩa cổ đông ngân hàng còn phải đợi rất lâu nữa mới có thể được nhận cổ tức. Ví dụ trường hợp BIDV, ngân hàng này đã bán khoảng 20.000 tỉ đồng nợ xấu cho VAMC tính đến nay, nếu không được gia hạn TPĐB mà phải trích lập dự phòng rủi ro với trái phiếu này theo quy định hiện hành trong 5 năm thì mỗi năm ngân hàng phải “cắt” từ lợi nhuận khoảng 4.000 tỉ đồng để trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu này (lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng trong năm 2015 là hơn 7.400 tỉ đồng). Còn nếu được gia hạn trích lập dự phòng rủi ro với trái phiếu VAMC từ 5 năm lên 10 năm thì cổ đông sẽ không được nhận cổ tức cho đến khi ngân hàng thanh toán hết số nợ trên. Đây thực sự là điều khó khăn với các ngân hàng và cổ đông.
Thông tư 08 của NHNN còn cho phép VAMC được điều chỉnh lãi suất áp dụng đối với từng khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB theo hướng “thông thoáng” hơn. Trước đây khách hàng phải đáp ứng một số điều kiện mới được điều chỉnh lãi suất khoản nợ đã bán sang VAMC, nay VAMC được tự động điều chỉnh. Đây là sửa đổi nên làm vì về bản chất khoản nợ xấu đã bán sẽ được ưu tiên thu nợ gốc, do vậy nếu vẫn tiếp tục tính lãi chỉ gây thêm khó khăn cho việc xử lý nợ xấu khi số nợ lãi bị tăng lên thậm chí lớn hơn nhiều so nợ gốc.
Ngoài ra, VAMC cũng được xem xét giảm hoặc miễn tiền lãi quá hạn thanh toán phí tiền phạt vi phạm mà khách hàng vay chưa trả của khoản nợ, xem xét tái cơ cấu lại thời hạn khoản nợ dưới các hình thức điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.
VAMC được bán nợ đã mua theo hình thức đấu giá hoặc chào giá cạnh tranh hoặc thỏa thuận trực tiếp với bên mua nợ.
Trong trường hợp TPĐB chưa đến hạn thanh toán, VAMC được bán lại khoản nợ xấu đã mua bằng TPĐB cho tổ chức tín dụng đã bán khoản nợ đó cho VAMC theo nguyên tắc thỏa thuận về điều kiện và giá mua, bán nợ.
Về kỹ thuật, hàng năm trường hợp chênh lệch thu chi trước thuế thực tế của TCTD được NHNN chấp thuận cho phép gia hạn mà thời hạn TPĐB lớn hơn chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến đã báo cáo NHNN, TCTD sử dụng tối đa phần chênh lệch giữa chênh lệch thu chi trước thuế thực tế và chênh lệch thu chi trước thuế dự phòng với TPĐB đã được gia hạn ngay trong năm đó cho đến khi số tiền dự phòng đối với TPĐB sau khi được trích lập bổ sung bằng số tiền dự phòng phải trích lập đối với TPĐC khi tính theo thời gian gốc.
TCTD được quyết định việc sử dụng phần chênh lệch còn lại sau khi trích lập bổ sung theo quy định trên để trích lập bổ sung dự phòng với TPĐB được gia hạn hoặc ghi nhận chênh lệch thu chi trước thuế.(TBKTSG)