Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặc biệt lo ngại vì giấy phép con vẫn “đẻ thêm”
Xe máy giảm giá vẫn khó bán, tiêu thụ ô tô tăng mạnh trong tháng 9
9 tháng, lợi nhuận của Tàu thủy Dung Quất vượt 39% kế hoạch năm
Nhiều chỉ số về môi trường kinh doanh "giậm chân tại chỗ"
Siết chặt quản lý thuế với doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu
Tin kinh tế đọc nhanh 06-10-2015
- Cập nhật : 06/10/2015
Dự án tuyến metro số 2 “đội vốn” 726 triệu USD
Tổng đầu tư tuyến metro số 2 Bến Thành (Q.1) - Tham Lương (Q.12) dự kiến là 2,07 tỉ USD chứ không chỉ 1,34 tỉ USD như trước do tăng vốn xây hầm và các nhà ga ngầm.
Theo UBND TP.HCM, tại đợt kiểm tra thực hiện dự án vào tháng 3-2015, các nhà tài trợ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng tái thiết Đức (KFW) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) đã xác định lại tổng mức đầu tư dự án tuyến metro số 2 Bến Thành (Q.1) - Tham Lương (Q.12) là 2,07 tỉ USD, tăng 51% so với tổng mức đầu tư đã được duyệt trước đó là 1,34 tỉ USD.
Do đó, UBND TP kiến nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư và các bộ ngành đồng thuận về việc về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư trên. Tiếp đó, trong tháng 10-2015 UBND TP sẽ trình Thủ tướng về điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án.
Cũng theo UBND TP, trong quá trình điều chỉnh thiết kế của dự án trên, hạng mục xây lắp đường hầm và các nhà ga ngầm tăng vốn đầu tư từ 404 triệu USD lên 1,16 tỉ USD, do một số nội dung thiết kế cơ sở được tối ưu hóa và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP, đơn vị đã bàn giao ranh thu hồi đất của dự án tuyến metro số 2 cho UBND các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú. Theo đó, các quận đã thành lập hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện đền bù giải tỏa khoảng 797 hộ dân.(Tuổi Trẻ)
Kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu dịp Têt Nguyên đán 2016
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung triển khai kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu có ảnh hưởng tới sức khỏe con người trong dịp Tết nguyên đán Bính Thân 2016.
Lộ trình cụ thể như sau: Tháng 12/2015, triển khai tại Hải Phòng; Tháng 1/2016, triển khai tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh.
Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ trực tiếp chỉ đạo quyết liệt việc rà soát, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành thuộc Bộ, ngành mình phụ trách; Ban hành Danh mục hàng hóa phải kiểm tra trước thông quan (kèm theo mã số HS).
Đồng thời đổi mới mới phương thức tổ chức thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, công chức thực hiện kiểm tra chuyên ngành.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và bổ trí nhân lực phục vụ hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Trường hợp chưa bố trí kinh phí để thực hiện trong năm 2015, đề xuất Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ tạm ứng nguồn kinh phí của ngành Hải quan để thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện các công việc trên.
Doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh trong 3 ngày
Vingroup giải thể 4 công ty con
Tập đoàn Vingroup (Mã CK: VIC) vừa công bố Nghị quyết giải thể 4 đơn vị, gồm: Công ty Đầu tư Bất động sản và Phát triển hạ tầng đô thị Hà Thành,Công ty Thiết kế xây dựng và Quản lý cảnh quan Vinlandscape, Công ty Marketing VME, Công ty Quản lý xây dựng Vincom6.
Các công ty này hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng công trình (đường sắt và đường bộ), chăm sóc và duy trì cảnh quan, cung cấp dịch vụ marketing và kiến trúc - tư vấn kỹ thuật. Đóng góp cụ thể của các đơn vị vào kết quả kinh doanh chung của công ty mẹ chưa từng được công bố.
Sở hữu 100% vốn tại 4 đơn vị này, lý do được Vingroup đưa ra cho việc giải thể là hoạt động của các công ty con này không còn cần thiết phải duy trì. Sau quyết định này, doanh nghiệp còn 69 công ty con.
Trước đó hồi năm 2013, Vingroup cũng giải thể 3 công ty con thuộc Vinpearl, gồm Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Cam Ranh, Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Hòn Tre và Công ty Cổ phần Đầu tư Du lịch Bãi Dài.
Vingroup đề xuất đầu tư dự án cải tạo đường Nguyễn Hữu Cảnh
Tập đoàn Vingroup vừa đề xuất UBND TP.HCM giao cho đơn vị được đầu tư dự án cải tạo đường Nguyễn Hữu Cảnh dài 3,7 km.
Đây được xem là tuyến đường huyết mạch, góp phần giải tỏa ách tắc giao thông cho khu vực vòng xoay Hàng Xanh.
Dự án được đầu tư theo hình thức BT (đầu tư, chuyển giao) ứng vốn trước (không tính lãi vay ngân hàng).
Theo Vingroup, hiện nay mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh bị lún và ngập nước nặng mỗi khi triều cường, ảnh hưởng lớn đến xe lưu thông trên tuyến đường này và chất lượng đời sống sinh hoạt của người dân.
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh cũng đang xuống cấp, đường dẫn vào cầu bị lún, khe co giãn và mặt cầu bị hư hỏng.
Tính đến nay đã 11 năm đường Nguyễn Cảnh chờ chống lún. Trước đó, Công ty sản xuất kinh doanh thương mại và dịch vụ xuất nhập khẩu Thanh niên xung phong (chủ đầu tư dự án trên) đã xây dựng tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh và đưa vào sử dụng năm 2002.
Năm 2004, công trình này được bàn giao lại cho Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, TP.HCM quản lý. Đơn vị này đã thuê Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) phân tích và đánh giá nguyên nhân hư hỏng tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Kết quả cho biết ngay từ khi đưa vào sử dụng, trên toàn tuyến đường thường xuyên hư hỏng và lún từ 0,05 m đến 1m so với thiết kế; lún hầm chui Văn Thánh (năm 2002 đã sửa chữa) và sau đó là sự cố lún, hư hỏng các đoạn đường dẫn lên cầu Văn Thánh 2 và cầu vượt Sài Gòn.
Đến năm 2009, Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 đề xuất hai phương án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Phương án 1 có vốn đầu tư 250 tỉ đồng, gia cố nền đường bằng cọc ximăng đất và phương án 2 có vốn đầu tư 550 tỉ đồng, gia cố nền đường bằng cọc bêtông. Tuy nhiên do thiếu vốn đầu tư nên dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh bị đình trệ đến nay.