Bạc sắp lên ngôi?
Facebook sẽ trả phí cho người nổi tiếng
Tâm lý nhà đầu tư vững vàng hơn trước biến động từ kinh tế Trung Quốc
Tìm nhà đầu tư có năng lực cho dự án Vũng Tàu Paradise
Doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn từ chênh lệch thuế
Tin kinh tế đọc nhanh 01-06-2016
- Cập nhật : 01/06/2016
Nhật Bản chuyển hướng đầu tư từ Trung Quốc sang Đông Nam Á
NHNN đã mua vào khoảng 7 tỷ USD kể từ đầu năm đến nay
Trung tâm Nghiên cứu BIDV vừa có báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 5/2016, theo đó, Trung tâm nghiên cứu BIDV đánh giá thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện vẫn đang ổn định và dư thừa.
Thị trường VND liên ngân hàng tháng 5/2016 diễn biến trái chiều so với tháng 4/2016, với thanh khoản khá dư thừa, các TCTD đẩy mạnh cung nguồn khiến lãi suất giảm sâu do: (i) Tăng trưởng tín dụng VND chưa có nhiều đột biến trong khi huy động vốn VNĐ (5,3%) tăng nhanh hơn tín dụng VND (4,3%); và (ii) NHNN tiếp tục bơm VND ra thị trường qua kênh ngoại hối với lượng bơm đạt hơn 72.000 tỷ trong tháng 4 và tháng 5/2016 (tính đến ngày 20/05/2016). Trong khi đó các yếu tố hỗ trợ tăng lãi suất USD gồm: (i) tác động của NHNN mua vào để tăng dự trữ ngoại hối (NHNN đã mua vào khoảng 7 tỷ kể từ đầu năm đến nay); (ii) Fed có nhiều khả năng sẽ nâng lãi suất trong tháng 6.
Tính đến 27/04/2016, tín dụng của toàn hệ thống đạt hơn 4,83 triệu tỷ đồng, tương đương với mức tăng 3,57% so với cuối năm 2015 (tăng trưởng tín dụng cùng kỳ đạt mức gần 4%). Trong khi đó, huy động vốn toàn hệ thống có mức tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng và đạt 4,5% (dư nợ huy động vốn tính đến ngày 30/03/2016 đạt hơn 5,39 triệu tỷ đồng).
Lãi suất huy động duy trì sự ổn định sau 2 đợt điều chỉnh tăng lãi suất huy động (0,2-0,4%) của các ngân hàng trong tháng 2 và tháng 4/2016. Hiện mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-5,4%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng; và từ 5,4-7,2%/năm đối với kỳ hạn trên 6 tháng. Lãi suất huy động USD của TCTD tiếp tục được duy trì ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Đối với lãi suất cho vay, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hưởng ứng lời kêu gọi của Thống đốc NHNN tại Hội nghị đối thoại của TTCP với các doanh nghiệp diễn ra ngày 29/4/2016, 4 NHTM Nhà nước đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND và điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng tốt vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Thị trường ngoại hối tương diễn biến đối ổn định, tỷ giá có xu hướng tăng nhẹ và dao động trong biên độ 22.290 - 22.320. Các yếu tố tác động chủ yếu: (i) Thị trường ngoại hối quốc tế đang dịch chuyển theo hướng tăng giá USD; (ii) Kỳ vọng Fed nâng lãi suất, NHNN đã chủ động điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng theo diễn biến của thị trường quốc tế cũng như tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng.
NHNN vừa ban hành Thông tư 06 và 07 ngày 27/5/2016, theo đó Thông tư 06 sẽ gỡ khó cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng không chủ quan với lạm phát, chưa siết vội dòng vốn vào bất động sản nhưng sẽ siết dần đi liền với chỉ đạo tăng cường kiểm soát rủi ro tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.
Thông tư 07 sửa đổi thông tư số 24/2015/NHNN cho phép cho vay Doanh nghiệp XK từ 1/6, điều này sẽ tăng thanh khoản ngoại tệ cho các DN xuất khẩu.
Dự báo về thị trường tiền tệ thời gian tới
Trung tâm nghiên cứu BIDV cho rằng tín dụng trong quý III/2016 dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan với mức tăng xấp xỉ 10-11% . Lãi suất huy động dự báo sẽ tăng nhẹ đảm bảo thanh khoản cho tín dụng, một phần “cạnh tranh” với thị trường TPCP; và diễn biến của lạm phát.
Lãi suất VND liên ngân hàng tháng 6/2016 được dự báo có xu hướng tăng trở lại do NHNN đang tạm dừng hoạt động bơm tiền ra thị trường thông qua kênh ngoại hối. Về dài hạn, áp lực tăng lãi suất sẽ tăng dần khi tín dụng chịu áp lực tăng trưởng 18-20% trong năm 2016, trong khi 4 tháng đầu năm chỉ tiêu này mới tăng tổng cộng gần 4%.
Thị trường ngoại hối được dự báo sẽ duy trì sự ổn định trong tháng 6/2016 do cán cân thương mại vẫn ở mức tích cực dự kiến trong tháng 6/2016, tỷ giá biến động trong biên độ 22.300-22.500, nửa sau năm 2016 nếu như các số liệu kinh tế Mỹ tiếp tục diễn biến lạc quan.
Lãi suất TPCP trong tháng 6 được dự báo tiếp tục xu hướng giảm do tín dụng chưa vào mùa vụ giải ngân mạnh cũng như kỳ vọng vào khả năng NHNN sẽ tiếp tục nới lỏng CSTT. Dự báo lãi suất TPCP dao động quanh mức 4,5-4,8% đối với kỳ hạn 1 năm, 4,7-5% đối với kỳ hạn 2 năm, 5,2-5,5% đối với kỳ hạn 3 năm, và 5,9-6,2% đối với kỳ hạn 5 năm.
Nhờ thiên thời địa lợi, các ông lớn ngành xây dựng tăng mạnh lợi nhuận
Thống kêkết quả kinh doanhcủa hơn 110 doanh nghiệp có cổ phiếu giao dịch trên 3 sàn HOSE, HNX, Upcom ngànhxây dựngnói chung cho thấy nhóm đã tạo ra hơn 19.218 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 840 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ trong quý I/2016.
So với cùng kỳ năm trước doanh thu thuần của nhóm doanh nghiệp giảm bình quân 9,4% và lợi nhuận sau thuế giảm bình quân 13,8%.
Bán nước C2, Rồng Đỏ nhiễm chì, Công ty URC Hà Nội bị phạt hơn 5,8 tỷ đồng
Cụ thể, tại thời điểm kiểm tra, kho bảo quản sản phẩm Hataco và kho Lan Khoa của Công ty URC Hà Nội không đảm bảo kín, biện pháp phòng chống động vật gây hại tại kho chưa đảm bảo theo quy định.
Kho bảo quản sản phẩm Hataco, khu vực bảo quản hàng chờ hủy, hàng hư hỏng do vận chuyển không bố trí cách biệt với khu bảo quản thành phẩm.
Đặc biệt, URC Hà Nội đã sản xuất 2 lô sản phẩm thực phẩm, gồm trà xanh hương chanh C2 (NSX: 4/2/2016 – HSD: 4/2/2017), nước tăng lực hiệu hương dâu Rồng đỏ (NSX: 10/11/2015 – HSD: 10/8/2016) có hàm lượng chì cao hơn mức công bố.
Hai lô hàng này đã được bán ra thị trường với tổng giá trị hàng hóa vi phạm đã xuất bán, không thu hồi được là hơn 3,875 tỷ đồng.
Với những vi phạm này, Thanh tra Bộ Y tế đã áp dụng hình thức xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt là hơn 5,826 tỷ đồng. Trong đó, riêng hành vi bán sản phẩm có chứa hàm lượng chì vượt ngưỡng quy định như trên đã bị xử phạt hơn 5,812 tỷ đồng.
Ngoài xử phạt hành chính, Thanh tra Bộ Y tế buộc Công tyTNHH URC Hà Nội khắc phục ngay điều kiện kho bảo quản, thu hồi tối đa 2 lô sản phẩm thực phẩm có kết quả không đạt nói trên để xử lý theo quy định.
Công ty TNHH URC Hà Nội phải báo cáo kết quả khắc phục về Thanh tra Bộ Y tế trước ngày 10-6-2016.
Việt Nam muốn xuất khẩu sữa sang Trung Quốc
Theo đánh giá của các nhà sản xuất sữa Việt Nam, Trung Quốc là thị trường lớn, rất tiềm năng về tiêu thụ các mặt hàng sữa.
Tại cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và ông Chi Thụ Bình, Tổng cục trưởng Tổng cục giám sát chất lượng kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia Trung Quốc (AQSIQ), chiều nay, 31-5, tại TPHCM, Việt Nam đề nghị AQSIQ tiếp tục phối hợp, sớm cho phép các sản phẩm sữa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ong Chi Thụ Bình (phải), Tổng cục trưởng AQSIQ, làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh chiều nay, 31-5. Ảnh: Văn Nam
Việt Nam đang có nhiều thương hiệu sữa lớn khẳng định chất lượng tốt trên thị trường nhiều năm qua như TH True Milk, Vinamilk. Đặc biệt TH True Milk sử dụng công nghệ chăn nuôi chế biến sữa của Israel và đang chiếm hơn 40% thị phần sữa tươi tại Việt Nam. TH True Milk cũng đang đầu tư dự án sản xuất chế biến sữa lớn với số vốn lên đến 1,7 tỉ đô la Mỹ tại Nga.
Trao đổi vớiTBKTSG Onlinechiều nay bên lề cuộc hội đàm nói trên, đại diện Vinamilk, cho biết qua đánh giá sơ bộ, ước tổng giá trị thị trường sữa của Trung Quốc lên đến khoảng 30 tỉ đô la Mỹ mỗi năm.
Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước đạt 660 triệu lít, đáp ứng 35% nhu cầu trong nước vào năm 2015 và tăng lên 1 tỉ lít, đáp ứng 38% nhu cầu vào năm 2020, và 1,4 tỉ lít đáp ứng 40% nhu cầu vào năm 2025.
Đại diện Vinamilk nhận định Trung Quốc là một thị trường lớn, tiềm năng cho ngành sản xuất và xuất khẩu mặt hàng sữa của Việt Nam.
Việc xuất khẩu các mặt hàng sữa đang đóng góp rất lớn vào doanh thu hàng năm cho các nhà sản xuất sữa của Việt Nam. Chẳng hạn Vinamilk đang xuất khẩu sang 30 thị trường và doanh thu xuất khẩu chiếm 15% tổng doanh thu của Vinamilk.
Theo tìm hiểu củaTBKTSG Online, Trung Quốc là quốc gia sản xuất sữa lớn thứ tư trên thế giới và cũng là nước nhập khẩu một lượng lớn sữa bột hàng năm cho nhu cầu tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay mặt hàng sữa của Việt Nam vẫn chưa xuất sang được thị trường này.
Về đề nghị của Việt Nam xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, theo nội dung được ông Chi Thụ Bình thảo luận tại hội đàm màTBKTSG Onlinethu thập được, hiện phía AQSIQ đang trong quá trình đánh giá, thẩm định về sản phẩm sữa của Việt Nam và đề nghị phía Việt Nam cung cấp hồ sơ để phục vụ việc đánh giá này. Việc nhập khẩu sữa từ Việt Nam cũng sẽ qua các quy trình đánh giá, giám định từ phía Trung Quốc. Sắp tới các chuyên gia Trung Quốc sẽ đến các doanh nghiệp sản xuất sữa lớn của Việt Nam để khảo sát thêm.
Tại hội đàm, ngoài câu chuyện sữa, phía Trung Quốc quan tâm đến việc quản lý hoạt động thương mại biên giới, vấn đề kiểm dịch trong các khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt – Trung, hợp tác về chứng thư điện tử và mở thêm các cặp cửa khẩu giữa hai nước.
Trong khi đó, phía Việt Nam quan tâm đến việc tăng cường hợp tác, trao đổi các chính sách mới, tạo điều kiện cho thương mại hàng nông sản hai nước; nâng cao năng lực kiểm tra và tạo điều kiện cho hàng nông lâm thủy sản Việt Nam xuất khẩu qua các cửa khẩu mới; công nhận lẫn nhau đối với chứng thư kiểm dịch hàng nông thủy sản và xây dựng cơ chế phối hợp cảnh báo sớm theo thông lệ quốc tế về kiểm dịch đối với hàng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng trưởng rất nhanh, nhưng hai nước vẫn chưa khai thác hết cơ hội và tiềm năng thị trường của nhau.
Theo ông Trần Tuấn Anh, Việt Nam là đối tác nhập khẩu quan trọng hàng đầu của Trung Quốc về thiết bị máy móc công nghiệp, công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Ngược lại, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ quan trọng các mặt hàng nông sản, thủy sản chế biến của Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2016 hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 7,6 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong khi đó, Việt Nam nhập một lượng hàng hóa lớn từ Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu lên đến 19,2 tỉ đô la Mỹ trong 5 tháng đầu năm 2016, tương đương giá trị nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ các thị trường Đông Nam Á, Nhật Bản, châu Âu cộng lại.