IMF thận trọng với kinh tế thế giới 2016
Ngân hàng lãi rất ít từ kiều hối
Có gì mới trong chính sách tỷ giá sắp tới?
Thu hồi Giấy phép hoạt động Ngân hàng liên doanh Việt Thái
Những 'ông lớn' ngân hàng thế giới đang dần rút khỏi Trung Quốc
Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-12-2015
- Cập nhật : 31/12/2015
Dồn dập đổ nghìn tỉ vào Phú Quốc
Năm 2015 Phú Quốc đã được nhắc đến nhiều trên bản đồ bất động sản du lịch Việt Nam với sự khởi sắc mạnh mẽ. Các chủ đầu tư tiếp tục dốc hàng nghìn tỷ đồng cho dự án, các nhà đầu tư thì sôi sục “săn” đất tạo nên không khí sôi động hiếm thấy.
Theo CBRE Việt Nam thống kê trong 10 tháng đầu năm đã có khoảng 524 căn biệt thự biển được bán ở Phú Quốc, trong khi đó con số này ở Nha Trang là 341 căn còn ở Đà Nẵng chỉ 87 căn. Theo ghi nhận của giới kinh doanh, hiện ở Phú Quốc vẫn đang thiếu nguồn cung phòng đạt tiêu chuẩn 4-5 sao. Chính vì thế, những khu nghỉ dưỡng cao cấp luôn đạt công suất thuê cao 85-90%. Trong khi đó, lượng khách du lịch tới Phú Quốc vẫn không ngừng tăng.
Theo Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Kiên Giang, số lượng du khách đến Phú Quốc năm ngoái gấp 2,5 lần kế hoạch, đạt 1,05 triệu lượt, 11 tháng đầu năm nay hơn 1,52 triệu lượt, tăng 50% so với cả năm ngoái. Nhiều dữ liệu theo dõi cho thấy, Phú Quốc sẽ là điểm du lịch cực kỳ thu hút trong năm 2016 với lượng khách dự kiến tăng 202%. Những tín hiệu tích cực này đang tạo đà cho các doanh nghiệp địa ốc dồn dập đổ tiền vào các dự án lớn.
Theo thông tin từ BIM Group, tập đoàn đang tập trung đẩy mạnh đầu tư vào thị trường bất động sản Phú Quốc với số vốn giải ngân trong thời gian tới lên đến hơn 300 triệu USD.
Năm 2015, BIM Group chủ yếu khai thác và phát triển Khu đô thị Halong Marina, với loạt sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng khá hút khách đầu tư Hà Nội đó là hàng trăm Nhà phố thương mại du lịch Little Vietnam, Lotus Residences - Nhà liền kề nghỉ dưỡng Vạn Liên và hiện đang bán là Green Bay Village – một dự án hình thành dựa trên ý tưởng về một mô hình đô thị mẫu. Đây là lần đầu tiên mô hình cộng đồng dân cư khép kín xuất hiện tại thị trường bất động sản Quảng Ninh.
Theo chia sẻ của lãnh đạo BIM Group thì tập đoàn này đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào Phú Quốc, mà nổi bật là dự án trọng điểm Khu phức hợp du lịch Phú Quốc Marina (155ha) có vị trí phía Tây đảo, cách sân bay quốc tế chừng 7km. Các hạng mục dọc bờ biển như khách sạn 5 sao, resort, shophouse, căn hộ cao cấp và biệt thự nghỉ dưỡng đang được ưu tiên triển khai với tổng vốn đầu tư khoảng 180 triệu USD.
Nhằm đa dạng hóa các loại hình bất động sản, định hướng phát triển dự án một cách bền vững cũng như tối ưu hóa những thế mạnh sẵn có, BIM group sẽ nhanh chóng triển khai các hạng mục lớn như quảng trường biển, phố đi bộ và nhiều hạng mục tiện ích khác. Quy hoạch này sẽ mang đến một khu phức hợp giải trí, du lịch quy mô lớn, tầm cỡ quốc tế tại một trong những bờ biển đẹp nhất thế giới.
Không riêng gì BIM Group mà hiện nhiều “ông lớn” cũng đang dốc nghìn tỷ vào đại công trường tỷ đô này. Trong đó, dự án Sonasea Villas & Resort có quy mô 80ha, tổng vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng của CEO Group cũng đang trong giai đoạn chạy đua nước rút, hoàn thiện khai thác kinh doanh tạo đà cho Phú Quốc. Theo kế hoạch của công ty này, họ sẽ khai trương 400 phòng khách sạn Novotel ngay đầu tháng 1 năm 2016; tập đoàn Milton đăng ký với số vốn 5.000 tỷ đồng,
Bên cạnh đó, Vingroup cũng ồ ạt rót hàng nghìn tỷ vào phía Bắc đảo như dự án Vinpearl Resort & Villas với diện tích 300ha, vốn đầu tư gần 1 tỷ USD tại Bãi Dài, khu vườn thú lớn nhất Đông Nam Á Safari (3.000 tỷ) sắp hoạt động giai đoạn 1, cảng hàng khách quốc tế và chuỗi sân golf… Sun Group vừa công bố khởi công dự án Tổ hợp vui chơi giải trí và cáp treo tại Hòn Thơm với số vốn đầu tư dự kiến 10.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 4.900 tỷ đồng. Tập đoàn này còn đang xây dựng khu nghỉ dưỡng JW Marriott tại Bãi Khem và khu nghỉ dưỡng The Ritz-Carlton Reserve.
Trong khi, BIM Group lại bắt tay với InterContinental, triển khai Intercontinental Phu Quoc Long Beach Resort nằm trong Khu phức hợp du lịch Phú Quốc Marina với số vốn đầu tư 60 triệu USD, sắp công bố.
Dự án cung cấp 336 phòng khách sạn 5sao tiêu chuẩn quốc tế, 115 căn hộ cao cấp, 5 biệt thự và hàng loạt các tiện nghi khác như: khu trung tâm hội nghị, bể bơi hiện đại có tầm nhìn hướng ra biển, hệ thống nhà hàng, hệ thống spa, khu vui chơi... được xây dựng trên diện tích giai đoạn 1 quy mô 9,2ha, là dự án đang được chờ đợi đầu năm 2016.
Năm 2015: Vốn FDI vào bất động sản Tp.HCM cao nhất trong 5 năm qua
Báo cáo kinh tế xã hội năm 2015 của TP. HCM cho thấy, năm 2015, TP. HCM ghi nhận mức vốn FDI đăng ký đầu tư vào bất động sản đạt 1.497,6 triệu USD, chiếm 53,3% tổng vốn đăng ký mới ( 2.81 tỷ USD), cao nhất trong 5 năm qua.
Song song với đó, ngoài nguồn vốn FDI thị trường BĐS thành phố trong năm nay còn đón nhận nhiều dòng vốn nước ngoài khác, đặc biệt là từ các quỹ đầu tư. Trong 6 tháng cuối năm 2015, liên tiếp các thương vụ đầu tư vốn vào doanh nghiệp có quỹ đất lớn như Ibeworth Pte. Ltd - một công ty thuộc quyền kiểm soát 100% của Keppel Land Limited, Tập đoàn phát triển bất động sản hàng đầu Singapore đã hoàn tất đầu tư 140 tỷ đồng mua 7,1 triệu cổ phiếu của CTCP Đầu tư nam Long.
Quỹ đầu tư Creed Group của Nhật Bản cam kết sẽ đầu tư 200 triệu USD vào công ty Đầu Tư và Phát Triển Bất Động Sản An Gia để mua lại cổ phần của công ty, đầu tư vào dự án theo tỉ lệ 50/50… Tập đoàn Phúc Khang cũng bắt tay với một quỹ đầu tư của Singapore để hợp tác vốn phát triển các dự án căn hộ xanh theo tiêu chuẩn Mỹ (LED). Theo đó, trong 6 năm tới, quỹ Genesis Global Capital của Singapore đã cam kết đầu tư vào tập đoàn địa ốc Phúc Khang trong 6 năm với tổng số vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD.
Không chỉ dừng lại bằng hình thức rót vốn vào doanh nghiệp thông qua mua cổ phần, các nhà đầu tư nước ngoài còn trực tiếp mua căn hộ trong dự án với khối lượng lớn như trường hợp dự án Diamond Lotus Lake View do Tập đoàn Phúc Khang làm chủ đầu tư được Quỹ đầu tư Providence mua 30% số lượng căn hộ…
Một dòng vốn quan trọng khác đang chảy mạnh vào BĐS vào dịp cuối năm chính là kiều hối. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, cho biết kiều hối chuyển qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn 11 tháng qua đạt 4,76 tỉ USD.
Kiều hối đổ vào thị trường BĐS chiếm 21,6%, tăng 0,8% so với cùng kỳ. Kết thúc năm 2015, dự báo lượng kiều hối chuyển qua các tổ chức tín dụng trên địa bàn sẽ đạt con số 5,5 tỉ USD nên, nếu duy trì tỷ trọng 21,6% thì kiều hối đổ vào BĐS sẽ lên 1,2 tỉ USD.
Dự báo kiều hối đổ vào thị trường BĐS trong thời gian tới sẽ gia tăng khi thị trường BĐS sôi động hơn, kiều bào sống tại Úc, Mỹ, Anh mong muốn khi già sẽ về sống ở Việt Nam, hơn nữa luật Nhà ở vừa sửa đổi đã tạo thông thoáng cho người nước ngoài mua nhà ở.
Giám đốc VNPT Hà Nội được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc VNPT
Sáng ngày 30/12/2015, Tập đoàn VNPT sẽ công bố quyết định bổ nhiệm ông Tô Dũng Thái, Giám đốc VNPT Hà Nội giữ chức vụ Tổng giám đốc VNPT - VinaPhone và bổ nhiệm ông Lương Mạnh Hoàng, Tổng giám đốc VNPT - VinaPhone giữ chức Chủ tịch VNPT - VinaPhone.
Ông Tô Dũng Thái sinh năm 1967, Thạc sĩ Kỹ thuật điện tử viễn thông, bắt đầu làm việc tại VNPT Hà Nội từ năm 1992, từng kinh qua nhiều nhiệm vụ và trọng trách lãnh đạo các đơn vị thuộc VNPT Hà Nội, năm 2012 ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc VNPT Hà Nội và tháng 10/2013được bổ nhiệm làm Giám đốc VNPT Hà Nội.
Việc điều động và bổ nhiệm ông Tô Dũng Thái làm Tổng giám đốc VNPT - VinaPhone cho thấy dường như lãnh đạo VNPT muốn đưa những người lãnh đạo đã từng "chiến đấu" thật sự ở thị trường để điều hành "quả đấm thép" này.
Bình luận về vai trò của VNPT - VinaPhone, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên cùa VNPT cho rằng, VNPT - VinaPhone là Tổng công ty của gần 1,5 vạn “chiến binh”, là đơn vị chủ lực của VNPT. Đằng sau những “chiến binh” này là một đội quân hạ tầng có trách nhiệm yểm trợ tối đa. Các "chiến binh" được tổ chức thành một đội quân thông suốt từ Trung ương đến địa phương và việc thắng trận phụ thuộc vào họ. Hiện nay, VNPT đã thay đổi quan điểm là bán hàng phải đi trước, kỹ thuật theo sau, kỹ thuật phải phục vụ kinh doanh.
"VNPT - VinaPhone sẽ là doanh nghiệp chủ lực của Tập đoàn VNPT, kinh doanh trực tiếp các dịch vụ viễn thông, CNTT trên thị trường Việt Nam. Tổng công ty có vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu chuyển từ doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ viễn thông thuần túy sang dịch vụ tích hợp CNTT, viễn thông, đa phương tiện. Mô hình tập trung kinh doanh giao dịch 1 cửa sẽ khắc phục được nhược điểm chồng chéo, tiết giảm chi phí, giảm cấp trung gian trong điều hành kinh doanh. Đồng thời, mô hình tất cả trong một này sẽ đem lại những lợi ích mới cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ của VNPT - VinaPhone", ông Trần Mạnh Hùng nói.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã yêu cầu VNPT phải tổ chức VNPT - VinaPhone thành một Tổng công ty thực sự, một đơn vị chủ lực của Tập đoàn. Đồng thời, đảm bảo cho Tổng công ty VNPT - VinaPhone có đầy đủ điều kiện nguồn lực, hạ tầng kỹ thuật, cơ chế chính sách, sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, hoàn thành vai trò phát huy dẫn dắt và là chủ lực tại 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Giám đốc làm giả chứng thư bảo lãnh lừa tiền đối tác
Ngày 29/12, TAND TP.HCM xử sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Thị Mỹ Chi12 năm sáu tháng tù về hai tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo hồ sơ, tháng 4-2010, Công ty TNHH Xây dựng Xanh, địa chỉ quận Thủ Đức, TP.HCM do Chi làm giám đốc ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng cấp thoát nước (WASECO).
Theo đó, công ty của Chi sẽ thực hiện thi công hai hạng mục thuộc công trình xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Sóc Trăng và công trình xây dựng hệ thống thoát nước thải TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Để chiếm đoạt tiền của đối tác, Chi thuê người làm giả sáu chứng thư bảo lãnh và gia hạn bảo lãnh, thể hiện Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh 10 nhằm nhận tiền ứng trước hơn 1,7 tỉ đồng của WASECO. Công ty của Chi chỉ thực hiện một phần công việc theo thỏa thuận, chiếm đoạt của WASECO 755 triệu đồng. Khi vụ việc bị phát hiện, Chi bỏ trốn khỏi nơi cư trú đến tháng 3-2015 bị bắt theo lệnh truy nã.
Bộ Tài chính: Nợ công chiếm 61,3%GDP, vẫn đảm bảo chi trả nợ đúng hạn
Mặc dù nợ công đã lên tới mức 61,3%GDP song Bộ Tài chính khẳng định vẫn đảm bảo chi trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi trong phạm vi dự toán.
Tại Hội nghị Tổng kết của ngành Tài chính diễn ra chiều 30/12/2015, đại diện Bộ Tài chính cho biết vẫn thường xuyên theo dõi đánh giá mức an toàn nợ công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Theo đó, để tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02 và trình Quốc hội phê duyệt phát hành tối đa 3 tỷ USDtrái phiếu quốc tế trong 2 năm 2015-2016 để cơ cấu lại nợ trong nước của Chính phủ.
Hiện Bộ Tài chính đang theo dõi diễn biến thị trường, thực hiện phát hành tại thời điểm thích hợp, đảm bảo lợi ích quốc gia. Chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm từng bước cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững, đảm bảo khả năng trả nợ.
Cụ thể như tăng phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn dài (kỳ hạn bình quân tăng từ 4,8 năm trong năm 2014 lên 7,12 năm trong năm 2015); giảm lãi suất trái phiếu phát hành (giảm khoảng 0,47% so năm 2014). Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ đối với nợ của chính quyền địa phương.
Dự kiến dư nợ công đến hết năm 2015 khoảng 61,3%GDP, nợ Chính phủ khoảng 48,9%GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 41,5%GDP. Bộ Tài chính khẳng định vẫn đảm bảo các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép, không tác động lớn đến kinh tế vĩ mô.
Về công tác huy động vốn, yêu cầu nhiệm vụ năm 2015 là rất lớn (436 nghìn tỷ đồng, tăng 35 nghìn tỷ đồng so với năm 2014). Trong bối cảnh tình hình thị trường vốn chưa thực sự thuận lợi khi tỷ giá ngoại tệ tăng, các tổ chức tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đang trong quá trình tái cơ cấu.
Đặc biệt phải phải thực hiện yêu cầu chỉ phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 5 năm trở lên theo Nghị quyết của Quốc hội. Đây là thách thức lớn, trong điều kiện thị trường trái phiếu trong nước quy mô còn nhỏ, chưa phát triển.
Trên cơ sở kế hoạch vay, trả nợ năm 2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính cho biết đã đưa ra các giải pháp huy động vốn (đa dạng hóa các loại trái phiếu, cải tiến phương thức phát hành).
Đồng thời báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho phép đa dạng hóa kỳ hạn trái phiếu nhằm tăng khả năng huy động vốn và giảm lãi suất phát hành. Sau khi được chấp thuận của Quốc hội, đã phát hành thêm trái phiếu kỳ hạn 3 năm. Nhờ đó, đã hoàn thành nhiệm vụ phát hành trái phiếu Chính phủ được giao, đảm bảo nguồn đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách và đầu tư các dự án.