Uber Trung Quốc sẽ sáp nhập vào Didi Chuxing?
Trung Quốc xem xét thành lập 2 “siêu tập đoàn” thép
Vingroup lấy ý kiến cổ đông phát hành 484 triệu cổ phiếu tăng vốn
Vinamilk báo lãi gần 5.000 tỷ đồng, hoàn thành 60% kế hoạch năm
Thanh khoản thừa mà lãi suất huy động vẫn tăng
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-08-2016
- Cập nhật : 01/08/2016
33% thiết bị di động Samsung được sản xuất tại Việt Nam
“Mỗi giờ có 44.000 điện thoại di động và 5.400 tivi nhãn hiệu Samsung được bán ra trên toàn thế giới.
Samsung hiện là tập đoàn giữ vị thế hàng đầu trong các ngành hàng từ tivi, điện thoại thông minh, tủ lạnh, máy giặt…” - bà Eunjou Min, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh doanh, marketing và ứng dụng số Samsung Electronics, cho biết nhân chuyến đoàn báo chí Việt Nam đến Hàn Quốc mới đây.
Theo bà Eunjou Min, Việt Nam ngày càng trở thành mắt xích quan trọng của Samsung trên toàn cầu, không chỉ trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ để xuất khẩu mà cả thị trường tiêu thụ. Đông Nam Á trở thành thị trường tăng trưởng nhanh nhất của Samsung tại châu Á, trong đó Việt Nam đứng đầu với nhu cầu thị trường tương đương 1,71 tỉ USD, trên cả Indonesia, Thái Lan. Ở lĩnh vực đầu tư, Samsung ngày càng đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế Việt Nam. Tính đến nửa đầu năm 2016, số lượng nhân viên tại các nhà máy của Samsung ở Việt Nam đã hơn 110.000 người, chiếm 33% tổng số nhân viên của tập đoàn này trên toàn cầu.
Theo Samsung Electronics, trong 2 tổ hợp sản xuất điện thoại di động của tập đoàn này tại Bắc Ninh và Thái Nguyên (SEV/SEVT), số lao động đã xấp xỉ 109.000 người. Từ quý II/2016, tổ hợp sản xuất hàng điện tử gia dụng của Samsung tại TP HCM đi vào hoạt động, đến nay đã có hơn 5.600 nhân viên đang làm việc tại đây.
Khoảng 33% thiết bị di động bán ra trên toàn cầu của Samsung được sản xuất tại Việt Nam. Xuất khẩu các mặt hàng điện tử, điện thoại của Samsung hiện đóng góp khoảng 20,2% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, với 32,7 tỉ USD trong năm 2015. Tập đoàn này cũng đang triển khai dự án trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD tại Hà Nội, với mục tiêu tổ chức các hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm điện, điện tử và viễn thông công nghệ cao. Đây là trung tâm R&D lớn nhất của tập đoàn này tại Đông Nam Á, phụ trách phần mềm cho thị trường Đông Nam Á, Úc và New Zealand.(NLĐ)
Bình Dương bán 17,6 triệu cổ phần công ty cấp thoát nước
UBND tỉnh Bình Dương vừa phê duyệt giá trị doanh nghiệp và công bố bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng đối với Công ty TNHH Cấp thoát nước - môi trường Bình Dương (BIWASE).
Đây là một trong những doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn đầu tiên của Bình Dương được cổ phần hóa.
BIWASE có tổng giá trị tài sản lên tới 4.170 tỷ đồng (tính tới ngày 31-12-2014), được giao đầu tư, khai thác hệ thống nước sạch và thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn toàn tỉnh Bình Dương.
Theo phương án cổ phần hóa, nhà nước sẽ chỉ còn nắm 51% trong tổng số 1.500 tỷ đồng vốn điều lệ của BIWASE.
2,24% cổ phần sẽ bán ưu đãi cho người lao động; 35% cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược.
Số cổ phần còn lại gồm 17,6 triệu cổ phần (tương đương 11,7%) sẽ được bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư có nhu cầu.
Theo kế hoạch, cổ phần của BIWASE sẽ được bán đấu giá ngày 10-8 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM với giá khởi điểm 10.200 đồng/cổ phần.(TT)
Từ đầu năm giá gas giảm 5 lần
Theo đó, giá bán lẻ đến người tiêu dùng là 253.500 đồng/bình 12 kg. Các công ty Gas Pacific Petro, Citi Petro, Elf Gas… cũng thông báo giảm 4.500 đồng/bình 12 kg; giá đến người tiêu dùng không vượt quá 261.500 đồng/bình 12 kg.
Các công ty cho biết do giá gas thế giới tháng 8 công bố 287,5 USD/tấn, giảm 15 USD/tấn so với tháng trước vì vậy các công ty điều chỉnh giảm tương ứng. Như vậy, từ đầu năm đến nay giá gas giảm năm lần với tổng mức giảm 71.000 đồng/bình 12 kg, ba lần tăng với tổng mức tăng 16.000 đồng/bình 12 kg.
Ngân hàng lâu đời nhất thế giới nhận cứu trợ hơn 5 tỉ USD