tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-08-2016

  • Cập nhật : 01/08/2016

Đây là con số ám ảnh nền kinh tế Nhật Bản

BoJ bắt đầu đặt mục tiêu lạm phát 2% vào tháng 1/2013, chưa đầy một tháng sau khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền với kế hoạch kéo nền kinh tế thoát ra tình trạng trì trệ đã hai thập kỷ.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), NHTW Anh và châu Âu là một trong những cơ quan tiền tệ của thế giới đã đưa ra mục tiêu lạm phát khoảng 2%. Tuy nhiên, không nơi nào lại bị ám ảnh con số đặc biệt này nhưNhật Bản, nơi mà thống đốc Haruhiko Kuroda quyết tâm sẽ làm bất cứ điều gì để kích thích kinh tế.

1. Có gì đặc biệt ở tỷ lệ lạm phát 2%?

BoJ bắt đầu đặt mục tiêu lạm phát 2% vào tháng 1/2013, chưa đầy một tháng sau khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền với kế hoạch kéo nền kinh tế thoát ra tình trạng trì trệ đã hai thập kỷ. Tại Nhật Bản và nhiều nước phát triển khác, mức gia tăng 2%/năm được coi là tỷ lệ tối ưu để khích lệ các công ty đầu tư và người tiêu dùng chi tiêu.

Và mức gia tăng lạm phát này cũng đủ “an toàn” để tránh gây nên lạm phát phi mã làm tê liệt nền kinh tế. Trong quá khứ, cộng hòa Liên bang Đức vào những năm 1920 và trường hợp mới nhất của Zimbabwe là những bài học tiêu biểu cho việc NHTW in thêm tiền tài trợ cho chi tiêu của chính phủ gây lạm phát phi mã.

2. Giảm phát gây ra những gì cho nền kinh tế Nhật Bản?

Giảm phát bắt đầu với sự bùng nổ của giá bất động sản và gây ra tình trạng bong bóng của giá tài sản. Các ngân hàng thường hạn chế cho vay, công ty tập trung vào việc cắt giảm nợ, tiền lương ứ đọng và người tiêu dùng hạn chế chi tiêu. Các hộ gia đình đã quen với việc giá cả hạ xuống và cắt giảm mua hàng.

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ảnh hưởng từ động đất, sóng thần và khủng hoảng hạt nhân tại nhà máy Fukushima Daiichi vào năm 2011, đã hình thành nên một lối “tư duy giảm phát” trong người tiêu dùng và các công ty ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, sự già hóa và giảm sút dân số là những hiện trạng tồi tệ mà Nhật Bản còn phải đối mặt

3. Kuroda sẽ làm gì để kích thích kinh tế Nhật Bản?

Nhằm kích thích tăng trưởng, thúc đẩy giá cả tăng lên, BOJ đã bắt tay vào một chương trình mua tài sản quy mô chưa từng có, qua đó gia tăng lượng tiền lưu thông trong năm lên khoảng 80 nghìn tỷ yên (758 tỷ USD), trong đó, 26 tỷ USD sẽ dành cho việc mua cổ phiếu tại quỹ ETF.

Ngoài ra, Kuroda vẫn tiếp tục áp dụng mức lãi suất âm 0,1% đối với tiền gửi vào BOJ và tiếp tục khẳng định các biện pháp nới lỏng trong tương lai sẽ được thực thi nếu cần thiết vì NHTW Nhật Bản vẫn chưa chạm đến giới hạn của chính sách.

4. Tác động của BOJ có ý nghĩa gì với thị trường?

Vào hôm thứ sáu vừa qua, Kuroda cho biết rằng ông đã yêu cầu một bảng đánh giá tổng quát về nền kinh tế và hiệu quả chính sách của BOJ. Giá cổ phiếu đóng cửa ở phiên giao dịch ở mức cao hơn một chút sau khi BOJ cho biết sẽ mở rộng khối lượng mua vào quỹ giao dịch (ETF) lên 26 tỷ USD mỗi năm.

Ngoài ra, Nhật Bản đã quyết định không thay đổi phần lớn các chính sách tiền tệ chính, đồng yên ngay lập tức giảm sau khi thông tin được đưa ra.Quyết định tiếp tục gia tăng lượng nắm giữ trái phiếu của BOJ đã khiến những nhà đầu tư vào trái phiếu chính phủ Nhật Bản dậy sóng. Họ cho rằng động thái này cộng với lãi suất âm sẽ làm hỗn loạn thị trường.

Trong một động thái bất ngờ, NHTW Nhật Bản cho biết sẽ tiến hành một chương trình đánh giá toàn diện trong kỳ họp tới diễn ra vào ngày 20-21/9 về hiệu quả của tất cả những chính sách tiền tệ kể từ khi ông Kuroda lên nắm giữ vị trí Thống đốc năm 2013.

5. Tại sao không cơ cấu lại chính sách thuế?

Nhật Bản là một quốc gia “nghèo nàn” về tài nguyên, phải nhập khẩu tới 99,7% dầu mỏ, 100% thủy ngân và nhôm, 90% quặng sắt..Do đó, doanh thu từ thuế của hàng nhập khẩu sẽ giảm khi đồng yên tăng giá.

Do đó, chính sách tiền tệ của Kuroda, cùng với mức tăng khổng lồ của chi tiêu chính phủ, lẽ ra phải dành cho việc cải cách cơ cấu hệ thống thuế của Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực như, nông nghiệp, năng lượng, ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe và thị trường lao động mà nam giới làm trung tâm, bao gồm cả các quy định có niên đại từ năm 1960 là chế độ hưu trí suốt đời cho nhân viên tại các công ty lớn. Tuy nhiên, những điều này đã được làm chậm để cụ thể hóa.

Khi thống đốc BOJ bắt đầu phát động chương trình của mình, dầu được giao dịch ở mức gần 100USD/thùng. Hiện tại, giá dầu xuống thấp hơn 50USD. Đây là tin xấu đối với quốc gia xuất khẩu nhiên liệu này và đang cố gắng tăng giá. Ngay cả sự tăng giá của đồng yên trong năm nay cũng không giúp gì được, vì nó giảm chi phí của hàng hóa từ nước ngoài.(CafeF)

Cổ phiếu của một công ty niêm yết kinh doanh vàng mã đã tăng “phi mã” trong năm 2016

Hiện tại, các sản phẩm vàng mã của CAP đều được sản xuất để phục vụ thị trường Đài Loan.

Khi nhắc đến CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (CAP), hầu hết mọi người đều nghĩ đến một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực thu mua, chế biến nông lâm sản, thực phẩm hoặc những thứ gì đó có liên quan.

Suy nghĩ này không hề sai nhưng chưa đủ bởi trên thực tế, nguồn thu chính của CAP lại đến từ một sản phẩm không có chút liên quan nào đến tên gọi của công ty, đó chính là vàng mã. Trên TTCK Việt Nam, CAP cũng là doanh nghiệp duy nhất kinh doanh loại sản phẩm khá đặc thù này.

Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy doanh thu từ vàng mã, giấy đế (giấy làm vàng mã) thường chiếm trên 40% doanh thu toàn công ty. Tính riêng trong năm 2015 vừa qua, vàng mã, giấy đế đã mang về cho CAP tới 138 tỷ đồng doanh thu, chiếm tới 45% doanh thu. Những con số thống kê đã chỉ ra tầm ảnh hưởng của vàng mã tới hoạt động kinh doanh của CAP.

 

Hiện tại, các sản phẩm vàng mã của CAP đều được sản xuất để phục vụ thị trường Đài Loan. Do đặc điểm, mẫu mã chất giấy vàng mã tại Đài Loan rất đặc biệt nên các sản phẩm này không thể tiêu thụ được trong nước.

Trong khi đó, các sản phẩm giấy đế vẫn được tiêu thụ ổn định trong nước và đã được xuất khẩu trong khoảng 2 năm trở lại đây.

Là mảng kinh doanh quan trọng của CAP nhưng theo đánh giá của CTCK Vietcombank (VCBS) thì vàng mã khó có thể phát triển trong dài hạn khi mà thị trường xuất khẩu sang Đài Loan với cầu có hạn và cung thì ngày càng cạnh tranh gay gắt.

Ngoài vàng mã, CAP đang “sống” bằng gì?

Ngoài vàng mã, CAP còn kinh doanh các sản phẩm nông, lâm sản như tinh bột sắn, tinh dầu quế, bã sẵn…. Trong đó, tinh bột sắn là sản phẩm mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty, hơn cả vàng mã. Năm 2015, doanh thu bán tinh bột sắn của CAP đạt 144,21 tỷ đồng, chiếm 47% doanh thu công ty.

Sản phẩm tinh bột sắn được CAP tiêu thụ cả trong nước lẫn xuất khẩu. Những năm trước đây, tinh bột sắn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của CAP khi chiếm tới 72% doanh thu xuất khẩu của công ty. Tuy vậy, tỷ trọng xuất khẩu này đang giảm dần trong những năm gần đây và chỉ còn 47% trong năm 2015 do CAP đẩy mạnh xuất khẩu vàng mã và xuất khẩu tinh bột sắn đang có dấu hiệu sụt giảm.

Tinh bột sắn được sản xuất từ củ sắn tươi trồng từ khu vực quy hoạch nguyên liệu 3.500 ha tại Yên Bái cũng như được thu mua từ những vùng lân cận. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu có hạn, phải cạnh tranh với thương lái Trung Quốc liên tục thu mua cả sắn tươi và khô.

VCBS đánh giá mảng sản xuất tinh bột sắn của CAP chủ yếu dùng để xuất khẩu sang Trung Quốc, do vậy doanh thu của mảng này phụ thuộc rất lớn vào cung cũng như các chính sách mở cửa biên giới của Trung Quốc.

Cổ phiếu tăng phi mã trong năm 2016

Niêm yết trên Sở GDCK Hà Nội (HNX) từ năm 2008, CAP được biết tới là cổ phiếu tăng trưởng khá ổn định với tỷ lệ chi trả cổ tức cao. Tuy vậy, đà bứt phá thực sự của CAP chỉ thực sự diễn ra trong năm 2016 và có thời điểm cổ phiếu chạm ngưỡng 60.000 đồng, cao hơn 2,5 lần so với thời điểm đầu năm 2015 (tính theo giá điều chỉnh sau khi chi trả cổ tức bằng tiền mặt 45% và thưởng bằng cổ phiếu với tỷ lệ 40%).

Diễn biến cổ phiếu CAP kể từ khi niêm yết

Diễn biến cổ phiếu CAP kể từ khi niêm yết

CAP bứt phá mạnh trong 1 năm qua

CAP bứt phá mạnh trong 1 năm qua

Sự bứt phá của CAP trong thời gian qua có nguyên nhân từ kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2015. Cụ thể, doanh thu 2015 của CAP đạt 307 tỷ đồng, chỉ tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, nhờ tiết giảm đáng kể chi phí đã giúp lợi nhuận CAP lên tới 32 tỷ đồng, tăng 85% so với năm 2014. Đây cũng là năm ghi nhận lợi nhuận lớn nhất của CAP kể từ khi thành lập.

Cơ cấu cổ đông của CAP khá cô đặc khi các cổ đông cá nhân, cổ đông nội bộ chiếm tới 51% cổ phần công ty. Điều này khiến lượng cổ phiếu lưu hành tự do của CAP là khá ít, chỉ khoảng 1,5 triệu đơn vị. Do đó, việc “đẩy giá” cổ phiếu CAP cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với các cổ phiếu có thanh khoản lớn.(CafeF)

Lợi nhuận CAP tăng vọt trong năm 2015

Lợi nhuận CAP tăng vọt trong năm 2015

Mỗi năm người Mỹ tổn thất 27,8 tỷ USD vì... lười

Trên khắp thế giới, Hoa Kỳ chiếm 40% của 67 tỷ USD số tiền thất thoát liên quan đến lười hoạt động thể chất.

Lười hoạt động được coi là 1 trong 10 yếu tố gây nguy cơ chết cao nhất và điều đó cũng gợi ý rằng hoạt động thể chất cũng đi kèm với một gánh nặng về kinh tế trị giá 67 tỷ USD.

Vào hôm 28/7 vừa qua, tạp chí khoa học The Lancet đã công bố nghiên cứu về con số phải chi ra cho những “người lười”, một gánh nặng của mọi thành phần kinh tế do không hoạt động. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia chịu gánh nặng về kinh tế lớn nhất với mức chi 27,8 tỷ USD mỗi năm cho người lười, chiếm 40% tổng số thế giới.

Không riêng gì Mỹ, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một chi tiết rằng số tiền mà các quốc gia có thu nhập cao phải bỏ ra cho người lười nhiều hơn các nước có mức thu nhập thấp. Ở những quốc gia có mức sống thấp và trung bình, họ chiếm 75% gánh nặng về bệnh tật nhưng chỉ chiếm 20% gánh nặng về kinh tế do người lười gây ra.

“Phát hiện đáng chú ý nhất không phải là những con số thống kê mà đó là sự phân bổ về gánh nặng kinh tế giữa các vùng”, Melody Ding- một trong những tác giả đã nghiên cứu – cho biết. “Ở nước giàu, mọi người phải trả tiền cho người lười. Còn các quốc gia không giàu có, họ đang trả bằng mạng sống của mình”.

Các nhà nghiên cứu ước tính chi phí bằng cách nhìn vào những phụ phí, tổn thất năng suất và đo lường gánh nặng bệnh tật bằng 5 loại bệnh chủ yếu do không hoạt động, bao gồm: bệnh tim mạch vành, đột quỵ, tiểu đường loại 2, ung thư vú và ung thư ruột kết. Trong đó, tổng chi phí của bệnh đái tháo đường loại 2 là 37,6 tỷ USD, chiếm 70% của tổng chi phí các loại bệnh trên.

Để đảm bảo các chi phí đã được phân bổ cho yếu tố hoạt động thể chất, các nhà nghiên cứu sử dụng ước tính việc không hoạt động thể chất có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh tật và tỷ lệ không hoạt động ở mỗi nước để tính toán chi phí cụ thể cho từng quốc gia.

Ding cho biết có 22 loại bệnh dễ mắc phải do không hoạt động thể chất, nhưng do thiếu dữ liệu ở nhiều nước nên các nhà nghiên cứu chỉ dừng lại ở 5 loại bệnh phổ biến nhất. Quy mô nghiên cứu bao gồm 142 quốc gia đại diện cho 93,2% dân số thế giới.

Theo tổ chức Y tế thế giới, cường độ vừa phải dành cho hoạt động thể chất ở một người lớn là 150 phút mỗi tuần. Tuy nhiên, hiện chỉ có 1/3 tổng số người lớn tại Mỹ là đáp ứng được tiêu chuẩn trên.(cafeF)

Hàn Quốc đầu tư nhà máy nhiệt điện than 2,7 tỉ USD

Ngày 29-7, tin từ UBND tỉnh Long An cho biết Tập đoàn Deawoo E&C Hàn Quốc và UBND tỉnh Long An vừa thống nhất chọn xã Phước Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc, để triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện than Long An I với công suất 1.320MW.

Đây là vị trí gần đường dây 500 KV. Dự án với quy mô rộng hơn 100ha đã được san lấp, giao thông đường thủy đảm bảo cho tàu nhập than và có thể mở rộng thêm 250ha tạo điều kiện thuận lợi để triển khai đầu tư.

Dự án được đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao BOT, với mức đầu tư ước khoảng 2,7 tỉ USD.(TT)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-08-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-08-2016

    Doanh nghiệp chế biến điều: Thiếu nguyên liệu
    Giá gas giảm tháng thứ 3 liên tiếp
    Mỹ và châu Âu đồng loạt giáng đòn đau vào thép Trung Quốc
    Thép dây hợp kim được miễn trừ thuế nhập khẩu
    Xuất khẩu thuỷ sản gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-08-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-08-2016

    Khả năng EU dỡ bỏ trừng phạt đối với một bộ phận của nền kinh tế Nga
    ICO: Xuất khẩu cà phê thế giới giảm 11% trong tháng 6
    Saudi Aramco cắt giảm giá dầu thô Arab nhẹ bán sang châu Á
    Giá gạo Thái Lan giảm, gạo Ấn Độ tăng
    Sản lượng dầu của OPEC trong tháng 7 có thể cao kỷ lục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-08-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-08-2016

    Nhật Bản quyết định hoãn nới lỏng chính sách tiền tệ
    Nhân dân tệ tiếp tục phục hồi khi USD suy yếu
    Châu Á sẽ nới lỏng chính sách nếu Brexit gây hệ lụy lớn
    Afghanistan chính thức gia nhập WTO sau 12 năm đàm phán
    Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ thảo luận nhiều vấn đề nóng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-08-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-08-2016

    Chỉ số PMI tháng 7 của Việt Nam tiếp tục giảm về 51,9 điểm
    Xuất khẩu tôm hưởng lợi từ FTA Việt Nam - Hàn Quốc
    Giày dép Việt Nam phải vào được chuỗi cung ứng toàn cầu
    Từ 1/7/2016, số tiền chậm nộp thuế giảm còn 0,03%/ngày
    Ô tô bán tải chở hàng không bị giới hạn cửa khẩu nhập

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-08-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-08-2016

    Xuất khẩu gỗ dăm sang Nhật Bản
    Hà Nội cần hơn 1,2 triệu tỉ đồng đầu tư giao thông
    Nga tăng cường hợp tác năng lượng với Venezuela
    Microsoft sa thải gần 3.000 người, mảng điện thoại thêm tối tăm
    Nếu Hillary Clinton thắng, người Mỹ có thêm 10 triệu việc làm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-08-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-08-2016

    33% thiết bị di động Samsung được sản xuất tại Việt Nam
    ​Bình Dương bán 17,6 triệu cổ phần công ty cấp thoát nước
    Từ đầu năm giá gas giảm 5 lần
    Ngân hàng lâu đời nhất thế giới nhận cứu trợ hơn 5 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-08-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-08-2016

    M&A khách sạn Việt Nam xếp thứ 4 châu Á Thái Bình Dương
    Anh xem xét lại dự án hàng tỷ USD từ Trung Quốc vào phút chót
    Hà Nội công bố 34 dự án thế chấp ngân hàng
    Doanh nghiệp nuôi tôm lo phá sản vì bị truy thu thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-08-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-08-2016

    Bộ Kế hoạch Đầu tư: Brexit có thể làm tăng hàng nghìn tỷ đồng nghĩa vụ trả nợ, kéo dài EVFTA
    Đầu tư sản xuất giảm hạn chế tăng trưởng kinh tế Mỹ
    Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng nhẹ
    TTCK Việt Nam vào TOP 5 có mức tăng trưởng cao nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-07-2016

    Doanh nghiệp kiếm nghìn tỷ từ các đế chế ngành xe sắp bán cổ phần
    Bất động sản Sài Gòn M&A sôi động
    Nhiều ngân hàng khoá thẻ tín dụng sau vụ tin tặc tấn công sân bay
    TP.HCM đóng góp tới 31,8% cho ngân sách cả nước

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 31-07-2016

    Hacker đánh cắp hàng tỷ USD từ Mỹ chuyển sang Trung Quốc
    Thịt bò Brazil được phép trở lại Mỹ sau 17 năm đàm phán
    Sắp bỏ kiểm dịch trứng gia cầm
    Đình chỉ lưu hành, thu hồi 13 loại mỹ phẩm không đạt chất lượng