Lập hai sổ kế toán sẽ bị coi là phạm pháp
Cảnh báo bò Ấn nhập lậu theo đường bộ
Tân Hoàng Minh làm đường 746 tỷ đồng, đổi khu đất khoảng 20ha
CEO Google đến Việt Nam ngày 22/12
TPP sẽ tiết kiệm cho dệt may, da giày Việt Nam hơn tỷ USD tiền thuế vào Mỹ hàng năm
Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-12-2015
- Cập nhật : 18/12/2015
Báo cáo Beige Book: Kinh tế Trung Quốc "suy yếu trên mọi mặt trận"
Báo cáo China Beige Book cho biết tất cả các chỉ số như doanh số bán lẻ, sản lượng, chỉ số giá (sản xuất và tiêu dùng), tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ thất nghiệp… của Trung Quốc đều ảm đạm.
Theo kết quả khảo sát được thực hiện bởi CBB International (một nhóm nghiên cứu đến từ New York), kinh tế Trung Quốc đã có nhiều dấu hiệu đáng lo ngại kể từ đầu tháng 10 đến nay. Kết quả này trái ngược với những số liệu thống kê chính thức mà Trung Quốc đã công bố trong thời gian qua.
Báo cáo China Beige Book cho biết tất cả các chỉ số như doanh số bán lẻ, sản lượng, chỉ số giá (sản xuất và tiêu dùng), tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ thất nghiệp… của Trung Quốc đều ảm đạm. Đây là khảo sát được tiến hành trên mô hình tương tự như báo cáo Beige Book được Cục dự trữ liên bang Mỹ thực hiện đối với nền kinh tế Mỹ và được công bố lần đầu tiên vào năm 2012. Hơn 1.200 doanh nghiệp trên khắp Trung Quốc đã tham gia khảo sát, đồng thời CBB cũng phỏng vấn hàng loạt các lãnh đạo ngân hàng và doanh nghiệp.
Các số liệu về nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không sẵn có như ở các nước phát triển, do đó các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường Trung Quốc khó có thể có được cái nhìn rõ ràng về thể trạng kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là khi mà nước này đang trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế từ phụ thuộc vào sản xuất và đầu tư sang hướng về dịch vụ và tiêu dùng.
Báo cáo cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng đã rơi xuống mức thấp kỷ lục. Trong khi ngành bán lẻ và bất động sản diễn biến khá tốt, hai ngành dịch vụ và sản xuất diễn biến tồi tệ với doanh thu, tỷ lệ việc làm, lợi nhuận và chi phí vốn đều sụt giảm.
“Trái ngược với sự khả quan mà các số liệu Trung Quốc công bố thể hiện, quá trình chuyển đổi từ sản xuất sang dịch vụ của nước này đang bị chững lại. Chỉ có một điều chính xác là ngành sản xuất đang gặp nhiều khó khăn”, báo cáo viết.
Về mặt địa lý, 3 khu vực được coi là hùng mạnh nhất lại có diễn biến tồi tệ nhất trong quý IV, trong đó sự “u ám” của Thượng Hải lớn hơn so với Quảng Đông và Bắc Kinh. Tất cả các khu vực đều có nền kinh tế yếu hơn quý trước, trừ khu vực phía Tây.
Điều đáng lo ngại hơn cả sự yếu ớt trong bức tranh kinh tế chung là xu hướng suy yếu của hai nhân tố luôn được coi là động lực đằng sau sức khỏe của nền kinh tế: thị trường lao động và lạm phát. Với giá đầu vào và giá bán ra rơi xuống mức thấp kỷ lục trong khi các thước đo sức khỏe của doanh nghiệp cũng diễn biến tiêu cực, dường như các doanh nghiệp Trung Quốc đang phải gánh chịu những tác động xấu từ giảm phát.
CBB International dự báo nếu thị trường lao động Trung Quốc tiếp tục yếu đi, áp lực buộc Bắc Kinh phải đẩy mạnh các biện pháp kích thích sẽ ngày càng lớn.
100 tỉ USD bốc hơi cùng 90% giá trị hãng dầu thô lớn thứ năm thế giới
100 tỉ USD bốc hơi khi Ecopetrol, hãng sản xuất dầu mỏ có giá trị đứng thứ năm thế giới - một trong những doanh nghiệp từng lớn nhất Mỹ La tinh, mất 90% giá trị thị trường.
Sản lượng khí tiêu thụ của PV GAS cao nhất trong 25 năm
Châu Á có thể rơi vào tình trạng căng thẳng tín dụng sau khi Fed nâng lãi suất
Giới phân tích cho rằng vì chi phí đi vay tăng lên sau khi Fed nâng lãi suất lần đầu tiên trong 9 năm, châu Á có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng căng thẳng tín dụng trong tương lai. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), tính đến cuối quý II, lượng tín dụng bằng USD cấp cho các tổ chức phi ngân hàng ở bên ngoài nước Mỹ đã lên tới 9.800 tỷ USD, trong đó các thị trường mới nổi đã chiếm tới 3.300 tỷ USD. Ở một vài thị trường mới nổi lớn, số nợ bằng USD cấp cho người đi vay không phải là ngân hàng đã tăng gấp đôi so với quý I/2009.
Thời gian vừa qua, USD đã tăng giá mạnh so với nhiều đồng tiền mới nổi. Sau quyết định hôm qua của Fed, đồng bạc xanh được dự báo sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Andrew Tilton, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Goldman Sachs, lưu ý rằng nhiều nền kinh tế châu Á đang có gánh nặng nợ tăng cao.
“Nhiều nước châu Á có nhiều nợ hơn so với người ta vẫn nghĩ, nếu dựa trên thước đo thu nhập bình quân đầu người. Một số trường hợp đáng lưu ý là Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng sau thời kỳ nợ tăng quá nhanh sẽ là giai đoạn kinh tế tăng trưởng chậm lại”, Tilton nói.
Các khoản nợ bằng USD luôn là một mối lo ngại của các thị trường mới nổi vì USD tăng giá sẽ khiến việc trả nợ khó khăn hơn.
Theo Tilton, nếu nguồn cung USD bị thắt chặt, các doanh nghiệp ở thị trường mới nổi sẽ phải quay lại tìm vốn ở thị trường nội địa. Do đó nếu thị trường nội địa không đủ mạnh, chi phí sẽ nhanh chóng tăng cao. Đó là một rủi ro có thể thấy được ngay trước mắt”.
Tuy nhiên, chuyên gia này vẫn khẳng định rằng một cuộc khủng hoảng như giai đoạn cuối những năm 1990 sẽ không lặp lại ở châu Á vì lần này người đi vay chủ yếu là các công ty phi tài chính.
“Với một công ty phi tài chính, họ có thể chống đỡ các cú sốc bằng cách giảm bớt chỉ tiêu lợi nhuận hay cắt giảm chi phí trước khi đi đến lựa chọn cuối cùng là phá sản. Điều này hoàn toàn khác so với một ngân hàng”.
Trong khi đó Rob Subbaraman – chuyên gia kinh tế trưởng tại ngân hàng Nomura – cho rằng đây chính là “gót chân Achilles” của châu Á. “Châu Á có mức độ mất cân bằng tài chính cao gấp 4 lần so với các thị trường mới nổi khác. Thanh khoản trên thị trường có thể nhanh chóng cạn kiệt".
Những nhận định này đã được phản ánh trong lựa chọn đầu tư của Nomura cho năm 2016. Đối với các cổ phiếu châu Á, Nomura tập trung vào những công ty có tiền mặt dồi dào để đề phòng trường hợp căng thẳng tín dụng.
Tòa án Pháp ra lệnh triệu tập Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde
Tổng công tố viên Pháp cho biết vụ việc trên, vốn đã xảy ra cách đây 20 năm, sẽ do các thẩm phán của Tòa án Công lý Pháp phụ trách.
Ngày 17/12, một tòa án Pháp đã ra lệnh triệu tập Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde tới để đối mặt với một vụ xử liên quan tới vai trò của bà này trong việc chi 400 triệu euro (434 triệu USD) cho doanh nhân Bernard Tapie.
Tổng công tố viên Pháp cho biết vụ việc trên, vốn đã xảy ra cách đây 20 năm, sẽ do các thẩm phán của Tòa án Công lý Pháp phụ trách. Đây là cơ quan chuyên xét xử các vị bộ trưởng vi phạm luật khi còn đương nhiệm của Pháp.
Được biết, bà Lagarde bị cáo buộc lơ là trong vụ kiện liên quan tới doanh nhân Tapie khi còn là Bộ trưởng Tài chính. Bà Lagarde tuyên bố sẽ kháng cáo quyết định trên của tòa án.
Quyết định trên được đưa ra khá bất ngờ bởi hồi tháng 9, Tổng công tố viên Pháp từng đề nghị cần ngừng các cuộc điều tra chống lại bà Lagarde liên quan tới vụ việc trên./.