tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-12-2015

  • Cập nhật : 19/12/2015

FBI đưa kẻ đội giá thuốc bị ghét nhất mạng xã hội ra tòa

CEO của công ty dược Turing Pharmaceuticals (Mỹ), ông Martin Shkreli, bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ đưa ra tòa án quận Brooklyn, New York hôm 17-12 về tội gian lận chứng khoán.

Mới 32 tuổi, ông Shkreli được biết đến là một doanh nhân triệu phú thành công trong ngành dược tại Mỹ. Công ty Turing Pharmaceuticals của ông này từng gây sốc khi tăng giá thuốc Daraprim - loại thuốc gắn bó với với các bệnh nhân HIV/AIDS trong 62 năm qua – từ 13,5 USD/liều lên 750 USD/liều chỉ trong vòng 1 đêm.

Hành động nói trên đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của người dân. Thậm chí Shkreli còn được đặt biệt danh là kẻ bị ghét nhất trên mạng xã hội. Ngay cả cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng cam kết sẽ làm mọi cách để chống lại việc tăng giá không tưởng của Turing Pharmaceuticals.

Hôm 17-12, ông Shkreli ra tòa về tội sử dụng chứng khoán bất hợp pháp từ công ty công nghệ sinh học mà ông sở hữu, Retrophin Inc., để trả các khoản nợ liên quan đến công ty cũ MSMB Capital Management, một quỹ đầu tư đang gặp nhiều khó khăn.

ong martin shkreli (giua) roi khoi toa an hom 17-12. anh: ap

Ông Martin Shkreli (giữa) rời khỏi tòa án hôm 17-12. Ảnh: AP

Luật sư Robert Capers cho biết Retrophin và các nhà đầu tư phải chịu tổn thất thiệt hại khoảng 11 triệu USD vì chương trình của Shkreli. MSMB Capital Management do ông này thành lập năm 2009 và đóng cửa vào năm 2012, cùng thời điểm Retrophin ra đời và Shkreli trở thành giám đốc điều hành.

Tại tòa án, ông Shkreli phủ nhận tất cả cáo buộc, bao gồm 7 tội danh gian lận. Người này mỉm cười khi nghe thẩm phán Robert Levy tuyên bố ông sẽ được tại ngoại nếu trả 5 triệu USD và chấp thuận một số điều kiện như không được rời khỏi New York, phải nộp lại hộ chiếu (cha Shkreli là người nhập cư gốc Albania), không được tiếp xúc với các cựu giám đốc tại Retrophin.

Cựu luật sư Evan Greebel của công ty này cũng phủ nhận tội gian lận và đồng ý nộp 1 triệu USD tiền tại ngoại. Phiên tòa tiếp theo dành cho 2 người đàn ông sẽ diễn ra vào 20-1-2016. Nếu bị kết tội, ông Shkreli có thể đối mặt bản án tối đa 20 năm tù giam.


FED tăng lãi suất ảnh hưởng rất ít đến VN

Đó là khẳng định của ông TRƯƠNG VĂN PHƯỚC, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, với Tuổi Trẻ ngày 
17-12. Ông Phước nói:

ong truong van phuoc - anh: nguyen khanh

Ông Trương Văn Phước - Ảnh: Nguyễn Khánh

- Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất đã được đồn đoán trong hai năm nay, và diễn biến hôm qua chỉ là chuyện lựa chọn thời điểm. FED tăng lãi suất dựa vào hai yếu tố quan trọng: thất nghiệp thấp và xu hướng lạm phát. Khi ông Obama lên làm tổng thống, thất nghiệp ở Mỹ tới 8%, nay chỉ khoảng 5%, dự kiến xuống mức 4,7%.

Như vậy việc làm có chuyển biến tốt. Thứ hai là lạm phát hiện thấp nhưng có xu hướng tăng 2% trong một năm nữa, nên họ có biện pháp ứng phó. Qua việc tăng lãi suất, FED đã chính thức phát ra tín hiệu phục hồi vững chắc của kinh tế Mỹ.

* Nhưng nhiều ý kiến lo ngại việc Mỹ tăng lãi suất sẽ có ảnh hưởng tới VN cũng như các thị trường mới nổi khác. Theo ông, lo ngại đó đến mức nào?

- Về lý thuyết, việc FED tăng lãi suất sẽ có ba hệ quả đối với thị trường Mỹ. Thứ nhất là tiêu dùng giảm, tiết kiệm tăng. Thứ hai, USD sẽ tăng giá. Thứ ba, giá tài sản Mỹ giảm. Tuy nhiên thực tế, theo tôi, mức tác động sẽ ít bởi tác động thế nào phụ thuộc vào liều lượng. Có dự báo cuối năm 2016 lãi suất của Mỹ sẽ ở 1,5-2%, nhưng hiện mới tăng lãi suất 0,25%. Do vậy, việc Mỹ tăng lãi suất sẽ tác động vô cùng ít đến VN.

* Đồng USD mạnh lên, điều người dân quan tâm nhất là liệu tỉ giá VND với USD có điều chỉnh. Theo ông, liệu có phải giảm giá VND?

- Như tôi đã nói, tác động tới VN là vô cùng bé. Lạm phát ở VN cũng đang rất thấp. Mà lạm phát tác động đến mất giá đồng tiền. Nhập siêu của VN cũng rất thấp, chỉ vài tỉ USD. Hơn nữa, VN vẫn là đất nước theo đuổi tăng trưởng cao, quy mô GDP của chúng ta vẫn bé nhỏ, chỉ dưới 200 tỉ USD. Đất nước vẫn cần dùng vốn nhiều để tăng trưởng, nên mặt bằng lãi suất của VN vẫn cao.

Với chênh lệch lãi suất giữa VND và USD thì lợi thế nắm giữ VND vẫn cao hơn, nên tỉ giá vẫn có cơ sở ổn định. Nếu có nguồn ngoại tệ hợp pháp, người ta cân nhắc cái nào có lợi hơn giữa việc bán USD để gửi tiết kiệm bằng VND hay gửi bằng USD. Theo tôi, gửi VND vẫn có lợi hơn. Có thể nói nhìn dưới góc độ chính sách và thị trường, không có yếu tố nào để xảy ra biến động về tỉ giá.

* Vậy khả năng dòng vốn rút khỏi VN thế nào, thưa ông?

- Thử hỏi liệu có đảo chiều vốn đầu tư, có tình trạng rút vốn khỏi VN không? Theo tôi, lo lắng thì cứ lo, nhưng thực tế vốn đầu tư vào VN chủ yếu vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào nhà máy, phân xưởng để tận dụng lợi thế nhân công rẻ, chính sách ưu đãi thuê đất. Chẳng lẽ họ có nhà máy ở Bình Dương, Vĩnh Phúc nhưng do Mỹ tăng lãi suất, họ phải bán rồi rút tiền về? Đó là chưa kể ta mới ký cả chục hiệp định thương mại tự do, đặc biệt có TPP.

Nhiều doanh nghiệp thế giới đang tới VN tổ chức sản xuất để xuất vào các nước TPP, hưởng ưu đãi thuế quan. Với vốn đầu tư gián tiếp, lợi tức trên trái phiếu, cổ phiếu ở VN vẫn cao. Tại sao phải đi đâu mà không ở lại VN? Lợi tức là yếu tố thuyết phục nhất, thực tế nhất với nhà đầu tư. Đó là những lợi thế để họ tiếp tục đầu tư ở VN.

* Theo ông, FED tăng lãi suất sẽ cơ bản không ảnh hưởng lớn đến VN trong ngắn hạn. Còn trung hạn, trong năm 2016 thì sao?

- Thị trường không thể nói trước. Nước đi trên bàn cờ còn phụ thuộc nhiều thực thể khác ngoài Mỹ nữa. Nhưng trước mắt Trung Quốc và Nhật Bản, EU đều phản ứng thận trọng. Ta cần theo dõi cả đồng NDT, các yếu tố vĩ mô của VN... Nếu cứ giữ thế này, ta kiểm soát vĩ mô chặt chẽ thì sẽ không có biến động lớn trong năm 2015.

Còn năm 2016, theo tôi, VN vẫn cần duy trì tỉ giá ở mức ổn định. Một năm chúng ta điều chỉnh tỉ giá 3-5% là có thể chấp nhận được, còn cụ thể thế nào thì tùy vào tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh cho phù hợp. Không rõ Ngân hàng Nhà nước có công bố trước mức điều chỉnh tỉ giá năm 2016 như năm ngoái không.

Ta có mục tiêu để VND theo diễn biến thị trường, thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế, hưởng lợi từ các hiệp định thương mại. Nhưng theo tôi, dù FED có tăng lãi suất thế nào hay Trung Quốc phá giá NDT ra sao thì năm 2016 không nên giảm giá VND quá 5%.

Ngân hàng Nhà nước cần nói chuyện với thị trường. Hiện nay người dân có rất nhiều luồng thông tin. Việc cơ quan chức năng đưa thông tin chính thống cho thị trường, tạo niềm tin và tránh suy đoán không hợp lý là cần thiết.

Thông tin đưa ra cần có phân tích, tính toán đủ để thị trường, người dân tin vào nó. Chứ không họ thấy FED tăng lãi suất thì cứ đi mua một tí USD, không tăng thì để đó, có mất gì đâu. Điều này tác động đến cung cầu. Nếu có đầy đủ thông tin thì người dân sẽ có thái độ ứng xử đúng hơn.


Làm ăn kiểu may rủi

Giá gà công nghiệp ở các trang trại chỉ còn 15.000 - 16.000 đồng/kg một lần nữa cho thấy sự bất ổn và rủi ro của ngành chăn nuôi. 

cong nhan cho ga an tai mot trang trai o xa tan an, huyen vinh cuu, dong nai - anh: a loc

Công nhân cho gà ăn tại một trang trại ở xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai - Ảnh: A Lộc

Đợt giảm giá vào tháng cuối năm này đánh dấu một năm “kinh hoàng” của người nuôi gà công nghiệp khi giá bán thấp hơn giá thành diễn ra gần 9 tháng trong năm. 

Trong ngành chăn nuôi, nuôi gà công nghiệp được xem là đầu tư bài bản nhất. Nhiều trang trại trên toàn quốc đã áp dụng công nghệ tiên tiến. Giá thành gà thịt của VN giảm dần và đã tiệm cận với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia…

Thế nhưng, trong khi Thái Lan xuất khẩu đến 4 - 5 tỉ USD thịt gà mỗi năm thì người nuôi gà VN lại đang lâm vào tình cảnh rủi ro trước thịt ngoại.

VN hội nhập sâu, thịt gà Mỹ giá rẻ nhập về nhiều là không tránh khỏi. Thịt nhập khẩu với giá cả phải chăng và chất lượng tốt đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, đồng thời thúc ép người chăn nuôi nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tuy nhiên, để thịt gà nhập khẩu vào VN ồ ạt với giá rẻ đến khó tin lại là điều dư luận đặc biệt quan tâm.

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra. Nước Mỹ có lợi thế về nguồn nguyên liệu chăn nuôi giá rẻ nhưng chi phí nhân công, chi phí chế biến, vận chuyển… lại khá đắt đỏ ảnh hưởng khá lớn đến giá thành.

Thế nhưng chưa có cuộc điều tra cụ thể nào của cơ quan chức năng trả lời cho người dân biết tại sao giá thịt gà Mỹ về VN lại rẻ đến như vậy.

Có phải thật sự giá đùi gà Mỹ rẻ do người Mỹ không ăn, đem xuất khẩu, hay là do các hành vi gian lận thương mại trên quy mô lớn diễn ra suốt mấy năm qua?

Nông sản của VN xuất khẩu sang các quốc gia khác ngày càng trở nên khó khăn do phải đối mặt với các hàng rào kỹ thuật. Mới đây, Mỹ đã áp dụng quy định mới trong quản lý cá tra xuất khẩu vào thị trường này.

Theo đó, doanh nghiệp VN phải chứng minh quy trình nuôi cá tương đồng với người nuôi bên Mỹ. Nhưng ngược lại, hàng rào kỹ thuật của VN đối với hàng nhập khẩu, nhất là thịt đông lạnh, lại không hiệu quả.

Nếu một vùng nào đó của VN bùng phát dịch bệnh, cơ quan chức năng sẽ phong tỏa cả vùng để dập dịch.

Thế nhưng dịch cúm H5N1 xảy ra tràn lan trên đất Mỹ từ cuối năm 2014 khiến hơn 30 quốc gia cấm nhập khẩu thịt gà từ nước này, thì mãi đến tháng 6-2015 VN mới áp dụng lệnh cấm.

Hay như sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi, quy định của VN cấm hoàn toàn nhưng vẫn cho nhập khẩu gà Mỹ, quốc gia đang cho phép dùng chất ractopamine trong chăn nuôi…

Người chăn nuôi đang cần một hàng rào kỹ thuật để kiểm soát thịt nhập khẩu như nhiều nước đã làm.

Chờ mãi, quá sốt ruột với các kiến nghị không được xem xét, mới đây Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ đã thuê các công ty tư vấn tìm kiếm tài liệu về các hàng rào kỹ thuật của các quốc gia trong khu vực và châu Âu để gửi cho các cơ quan quản lý của VN với hi vọng hàng rào bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước sớm được hình thành.

Người chăn nuôi không thể tự dựng lên hàng rào kỹ thuật. Thẩm quyền đó thuộc về cơ quan chức năng. Nhưng đến nay họ vẫn phải chờ.

Và trong lúc chờ, không có luật chơi công bằng, người chăn nuôi khi bỏ đồng vốn ra chẳng khác nào đang tham gia một trò chơi may rủi mà phần rủi luôn rơi về phía họ.


Khó cạnh tranh với “con cưng” của các bộ

Nếu chỉ tăng trưởng 5%/năm, VN có nguy cơ tụt hậu vì đến năm 2035, GDP bình quân đầu người của VN sẽ chỉ bằng 75% Trung Quốc và 83% Thái Lan hiện nay. 

Ngày 17-12, tại lễ công bố báo cáo đánh giá quá trình tái cơ cấu kinh tế VN 2011-2015 của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), ông Nguyễn Tú Anh - trưởng ban kinh tế vĩ mô CIEM - cho rằng nếu chỉ tăng trưởng 5%/năm, VN có nguy cơ tụt hậu vì đến năm 2035, GDP bình quân đầu người của VN sẽ chỉ bằng 75% Trung Quốc và 83% Thái Lan hiện nay. 

Theo ông Tú Anh, thực tế cho thấy tăng năng suất hiện chủ yếu nhờ dịch chuyển lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao, chứ nhờ cải tiến công nghệ ít.

Đặc biệt, ông Tú Anh cho rằng việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước sẽ gặp khó nếu cứ giữ mô hình cơ quan chủ quản, tức doanh nghiệp trực thuộc bộ ngành quản lý.

“Các doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh được với “con cưng” của bộ. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước muốn thực hiện được phải tách cơ chế bộ chủ quản” - ông Anh đề xuất.

Trong khi đó, ông Tú Anh đề nghị cần tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp tư nhân, FDI phát triển, tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức, giúp tăng năng suất lao động cho VN.


Tôm Thái Lan đối mặt nguy cơ bị tẩy chay

Nhiều chính trị gia Mỹ và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã kêu gọi tẩy chay tôm Thái Lan, sau khi Hãng AP đăng bài phóng sự điều tra cho thấy các sản phẩm này bị nghi ngờ dính líu tới lao động nô lệ.
Trong bài phóng sự vào đầu tuần, AP tố cáo các nhà sản xuất tôm tại Thái Lan buộc người lao động làm việc 16 giờ/ngày mà không có ngày nghỉ, không được trả lương hoặc trả lương thấp. Nhiều lao động có thể bị lừa hoặc bán vào nhà máy. Họ bị mắc kẹt tại đây trong nhiều năm và thậm chí bị nhốt trong các nhà máy. Các sản phẩm tôm trên đều được bán tại Mỹ, châu Âu và châu Á.
Nghị sĩ đảng Cộng hòa Chris Smith, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, kêu gọi: “Tất cả chúng ta đều có thể đã ăn sản phẩm do các lao động nô lệ làm ra mà không hề biết, nhưng tôi tin rằng một khi đã biết, chúng ta phải có bổn phận đạo đức để ra quyết định cá nhân là tẩy chay sản phẩm đó”.
Thai Union - một trong những nhà sản xuất tôm hàng đầu thế giới bị nêu tên trong vụ bê bối - thừa nhận không biết xuất xứ của tất cả nguồn tôm được họ thu mua, đồng thời cho biết sẽ thay đổi cách thức tuyển dụng lao động từ đầu năm tới.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-12-2015

    Đà Nẵng: Một doanh nghiệp khởi kiện Hải Quan ra toà
    Ngành công nghiệp phục vụ cái chết kiếm hàng tỷ USD tại Nhật
    BIDV lo không đủ điều kiện làm cổ đông chiến lược Tổng công ty Cảng hàng không
    Xuất khẩu gỗ lội ngược dòng
    Thịt bò Kobe giá 3 triệu đồng/kg

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-12-2015

    DN tư nhân bước vào cuộc chơi TPP với thế yếu
    WB thêm chỉ tiêu đánh giá, ngành thuế lo?
    Giao dịch liên ngân hàng tăng mạnh, NHNN bơm ròng hơn 700 tỷ đồng trên OMO
    Thái Lan thế chân Hàn Quốc xuất nhiều ôtô nhất sang Việt Nam
    Dắt bò từ Ấn Độ về Việt Nam bán

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-12-2015

    TPHCM: Đầu tư hơn 4.600 tỉ đồng xây dựng cụm cảng trung chuyển mới
    Khánh thành Thủy điện Đồng Nai 5
    FTA Việt Nam-Hàn Quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12
    "Trong 3h đồng hồ có 14 xe lợn béo được xuất sang Trung Quốc"
    Quảng Ninh tiếp tục mời gọi FLC đầu tư

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-12-2015

    'Thuế ngành dệt may vào Mỹ cao nhất trong các nước TPP'
    Khó tiếp cận đầu tư công trong nông nghiệp
    Thêm DN Hàn Quốc đầu tư vào công nghiệp phụ trợ
    Sau Trung Quốc, hàng Thái Lan đang "đổ bộ" vào Việt Nam
    Tập đoàn Xăng dầu công bố quỹ bình ổn giá còn dư 2.282 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-12-2015

    Lập hai sổ kế toán sẽ bị coi là phạm pháp
    Cảnh báo bò Ấn nhập lậu theo đường bộ
    Tân Hoàng Minh làm đường 746 tỷ đồng, đổi khu đất khoảng 20ha
    CEO Google đến Việt Nam ngày 22/12
    TPP sẽ tiết kiệm cho dệt may, da giày Việt Nam hơn tỷ USD tiền thuế vào Mỹ hàng năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-12-2015

    Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu than đá Việt Nam
    Đề xuất phạt 150 triệu với dự án chậm giao nhà
    Vingroup giảm sở hữu cổ phần tại Triển lãm Giảng Võ
    Giá cổ phiếu thấp kỷ lục, Bầu Đức mất hơn 3.600 tỷ đồng
    Sản lượng rượu sản xuất của các DN rượu VN giảm sút

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-12-2015

    Tại sao Việt Nam phải đi đàm phán nhiều hiệp định FTA?
    Dòng tiền bị rút ra trong ngắn hạn, chứng khoán mất 9 điểm
    Máy biến thế xuất khẩu từ Việt Nam thoát án thuế của Úc
    "Nô lệ" chế biến thủy sản ở Thái Lan làm việc ra sao?
    Thực phẩm biến đổi gen phải ghi trên nhãn mác

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-12-2015

    S&P: Thu hút đủ vốn FDI, kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc
    Đảm bảo tính chặt chẽ khi cổ phần hóa DN quy mô lớn
    Giá dầu “chạm đáy”, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam “mất” bao nhiêu?
    Dầu mỏ của Mỹ có khả năng sẽ tràn ngập thị trường quốc tế
    Gạo lậu Thái Lan đổ về Sài Gòn

  • Tin kinh tế đọc nhanh 19-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh 19-12-2015

    Cổ phần hóa Tập đoàn cao su trong năm 2016
    Phí và lệ phí sẽ minh bạch hơn từ 1/1/2017
    Đà Nẵng hủy nhiều dự án có chủ đầu tư Trung Quốc
    Sắt thép Trung Quốc vẫn “ồ ạt” tràn vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-12-2015

    Báo cáo Beige Book: Kinh tế Trung Quốc "suy yếu trên mọi mặt trận"
    100 tỉ USD bốc hơi cùng 90% giá trị hãng dầu thô lớn thứ năm thế giới
    Sản lượng khí tiêu thụ của PV GAS cao nhất trong 25 năm
    Châu Á có thể rơi vào tình trạng căng thẳng tín dụng sau khi Fed nâng lãi suất
    Tòa án Pháp ra lệnh triệu tập Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde