Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu than đá Việt Nam
Đề xuất phạt 150 triệu với dự án chậm giao nhà
Vingroup giảm sở hữu cổ phần tại Triển lãm Giảng Võ
Giá cổ phiếu thấp kỷ lục, Bầu Đức mất hơn 3.600 tỷ đồng
Sản lượng rượu sản xuất của các DN rượu VN giảm sút
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-12-2015
- Cập nhật : 18/12/2015
Suýt mất 63 container gạo vì... nhẹ dạ
Rau câu, đậu phộng da cá… sang Mỹ
Theo ông Tài, các sản phẩm “ăn vặt” của công ty như đậu phộng muối, đậu phộng da cá, đậu phộng snack, bánh flan, rau câu… đã và đang được xuất khẩu sang những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada… Đặc biệt để sản phẩm đưa vào thị trường Mỹ, công ty phải đáp ứng những tiêu chuẩn rất khắt khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Dây chuyền, công nghệ hiện đại có quy trình kiểm soát chặt chẽ từ nguyên liệu đến thành phẩm.
Nhiều doanh nghiệp Việt đang lơ mơ phòng vệ thương mại
Đây là thực tế được nhiều đại biểu đưa ra tại hội thảo “Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 16-12 ở Hà Nội.
Ông Tô Thái Ninh, Phó Trưởng phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương), cho rằng việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) là sự cạnh tranh khắc nghiệt. Theo đó, khi tham gia Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan; từ đó hàng hóa từ nước ngoài có chất lượng tốt hơn giá rẻ hơn thâm nhập thị trường, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt. Ngành sản xuất của Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà, khi giá hàng hóa không cạnh tranh được đồng thời cũng không xuất khẩu được.
Hiện nay, biện pháp truyền thống được các nước thường áp dụng để bảo vệ sản xuất trong nước là biện pháp thuế quan. Khi hội nhập sâu rộng, mức độ cắt giảm thuế quan càng nhanh càng mạnh thì hàng rào thuế quan không còn tác dụng. Thay vào đó là biện pháp hàng rào kỹ thuật; vậy nhưng ở Việt Nam, khi xây dựng hàng rào kỹ thuật quá cao thì hạn chế sản xuất trong nước, nếu xây dựng thấp thì các nước dễ dàng đáp ứng.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Phương Nam, Cục phó Cục Quản lý Cạnh tranh, cho biết trong thương mại còn ba công cụ phòng vệ thương mại cho phép các quốc gia sử dụng gồm tự vệ, chống trợ cấp và chống bán phá giá. Biện pháp phòng vệ là bảo vệ doanh nghiệp (DN) trong nước và bảo vệ DN xuất khẩu ra nước ngoài.
Ông Vũ Văn Thanh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, cho rằng nhiều DN chưa nhận thức rõ biện pháp phòng vệ thương mại như là một biện pháp bảo vệ các DN sản xuất trong nước. Thậm chí, nhiều DN chưa chủ động nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để tự bảo vệ mình.
Bên cạnh đó, DN chưa có phòng ban hay nhân sự chuyên trách về vấn đề phòng vệ thương mại, không đủ tiềm lực tài chính để thuê luật sư và theo đuổi vụ kiện phòng vệ thương mại.
Ngoài ra, có một số DN mang nặng tâm lý e ngại, né tránh tham gia các vụ kiện; một số hiệp hội, ngành hàng còn yếu, chưa đủ khả năng tập hợp các DN cùng khởi kiện.
Xuất khẩu gạo Japonica Nhật bất ngờ tăng mạnh
Nguyên nhân là do những thị trường Philippines, Indonesia, Trung Quốc tăng mua.
Đáng chú ý loại gạo Japonica có nguồn gốc Nhật Bản tăng mạnh hơn 100% nhưng số lượng vẫn nhỏ (chỉ chiếm 1% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam). Đây là loại gạo VFA vừa đề xuất đưa vào danh mục các loại gạo chọn làm thương hiệu gạo quốc gia. Tuy nhiên, nhiều ý kiến không đồng ý vì đây không phải là giống gạo do Việt Nam lai tạo, thị trường tiêu thụ còn hạn chế, chất lượng không bằng gạo Japonica sản xuất tại Nhật.
Thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam vẫn là châu Á khi chiếm gần 74%, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập gạo Việt nhiều nhất. Ước tính năm nay xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch khoảng 1,5 triệu tấn gạo.
Theo VFA, năm 2016 vẫn sẽ là một năm khó khăn cho xuất khẩu gạo Việt Nam do nhu cầu thấp vào hai quý đầu.
Big C Việt Nam sẽ được bán với giá hơn 800 triệu USD?
Tập đoàn Casino (Pháp) chủ sở hữu thương hiệu Big C Việt Nam vừa phát đi thông cáo về việc tập đoàn này có kế hoạch bán các tài sản ở Việt Nam, Thái Lan và Comlombia để cắt giảm nợ khoảng 2 tỉ euro (tương đương 2,2 tỉ USD) vào năm 2016, chủ yếu thông qua các giao dịch bất động sản và bán lại một số tài sản không cốt lõi của tập đoàn.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời Bruno Monteyne, chuyên viên phân tích tại Sanford C. Bernstein, cho biết giá trị chuyển nhượng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam của tập đoàn Casino có thể lên tới 750 triệu euro (khoảng 813 triệu USD).
Trong khi đó, khối bất động sản tại Thái Lan và Colombia mà Casino nắm giữ có thể đạt giá trị tương ứng là 550 triệu euro và 200 triệu euro. Tuy nhiên, đối tác tham gia nhận chuyển nhượng các tài sản trên không được tập đoàn Casino tiết lộ.
Casino thực hiện tái cơ cấu tài chính sau khi giá cổ phiếu của tập đoàn này giảm 40% trong năm nay do suy thoái kinh tế tại Brazil và đồng real của nước này mất giá. Trong một thông báo, tập đoàn này cho hay việc bán bớt tài sản tại khu vực Mỹ Latinh hồi tháng 7 đã thu về 1,7 tỉ euro. Khu vực này cũng đóng góp tới phân nửa doanh số bán lẻ của tập đoàn trong năm ngoái.
Nếu kế hoạch tái cơ cấu tài chính thành công, các khoản nợ của Casino có thể giảm xuống còn 3,75 tỉ euro vào cuối năm 2016, Fabienne Caron - một chuyên gia phân tích của Kepler Cheuvreux nhận đinh vào hôm thứ tư vừa rồi.
Hiện, giá cổ phiếu của Casino đã tăng 7,8% sau khi kế hoạch tái cơ cấu được thông báo. Nếu tái cơ cấu thành công, cổ phiếu của tập đoàn có thể tăng thêm 12 euro.
Chuỗi bán lẻ của tập đoàn Casino hiện có mặt tại 9 quốc gia gồm Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius. Tại Việt Nam, Casino sở hữu hệ thống 32 siêu thị, 10 cửa hàng tiện lợi và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn.
Trước đó, chuỗi siêu thị bán sĩ Metro Cash&Carry của Đức cũng được tập đoàn mẹ bán lại cho đối tác Thái Lan với giá hơn 800 triệu USD.