tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 19-12-2015

  • Cập nhật : 19/12/2015

Cổ phần hóa Tập đoàn cao su trong năm 2016

co phan hoa tap doan cao su trong nam 2016

Cổ phần hóa Tập đoàn cao su trong năm 2016

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước nắm trên 65% vốn điều lệ (năm 2015) Công ty TNHH một thành viên Cao su Bà Rịa và Công ty TNHH một thành viên Cao su Tân Biên.

Thực hiện cổ phần hóa, Nhà nước nắm 75% vốn điều lệ đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (năm 2016), trong đó bao gồm 20 Công ty TNHH một thành viên là công ty nông nghiệp cao su: Bình Long, Phú Riềng, Lộc Ninh, Dầu Tiếng, Đồng Nai, Bình Thuận, Kon Tum, Krông Buk, Ea H’leo, Chư Sê, Chư Pảh, Chư Prông, Mang Yang, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Hương Khê – Hà Tĩnh, Nam Giang – Quảng Nam, Thanh Hoá.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam theo các quy định hiện hành; chỉ đạo Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Cao su Bà Rịa và Công ty TNHH một thành viên Cao su Tân Biên theo quy định.

Trước khi sắp xếp phải rà soát, xác định nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp; diện tích đất dự kiến giao, cho thuê sau khi sắp xếp lại doanh nghiệp phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương; chỉ đạo doanh nghiệp phải sử dụng đất đúng mục đích, khi thay đổi mục đích sử dụng đất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy hoạch của địa phương và quy định của pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Phương án tiếp nhận, quản lý, sử dụng đất do Công ty không có nhu cầu sử dụng bàn giao cho địa phương đúng quy hoạch, quy định của pháp luật, đảm bảo ổn định đời sống của người lao động; xử lý dứt điểm các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất không đúng quy định của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và các quy định của pháp luật về đất đai.


Phí và lệ phí sẽ minh bạch hơn từ 1/1/2017

Có hiệu lực từ 1/1/2017, Luật Phí và lệ phí được cho là đã thiết lập khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với quy định pháp luật có liên quan, từng bước tập trung phản ánh kịp thời, đầy đủ nguồn thu từ phí, lệ phí.

Luật cũng khắc phục hạn chế trong quản lý nguồn thu từ phí, lệ phí; từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí nhằm đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với quá trình đổi mới cơ chế quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá một số loại hình dịch vụ công, phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đảm bảo chính sách phí, lệ phí công khai minh bạch , tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Cụ thể, luật hiện hành quy định các khoản phí, lệ phí gắn với dịch vụ công do Nhà nước và doanh nghiệp cung cấp. Mức thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí do Nhà nước quy định, chưa khuyến khích doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ công.

Để đẩy mạnh xã hội hoá, thu hút nguồn lực tham gia cung cấp dịch vụ công, Luật Phí và lệ phí quy định danh mục các khoản phí, lệ phí gắn với dịch vụ công do cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp. Trường hợp dịch vụ đó do doanh nghiệp cung cấp thực hiện giá dịch vụ theo quy định của Luật Giá.

Đáng chú ý là danh mục chi tiết các khoản phí, lệ phí được ban hành kèm theo luật , đã quy định cụ thể thẩm quyền của 4 cơ quan ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính và hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với từng khoản phí, lệ phí.

Nguyên tắc xác định mức thu phí là một trong những vấn đề được tranh luận nhiều chiều trước khi Quốc hội bấm nút thông qua.

Hiện các khoản phí trong danh mục kèm luật đều do cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp. Tuy nhiên, trong tương lại một số khoản phí có khả năng xã hội hoá cao, có thể chuyển giao cho doanh nghiệp cung cấp.

Do đó, Luật Phí và lệ phí quy định nguyên tắc thu phí là mức thu phí được xác định cơ bản đảm bảo bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, đảm bảo công bằng, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Luật cũng quy định rõ các đối tượng được miễn giảm là trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật…. và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.

Về quản lý và sử dụng phí, lệ phí, luật quy định phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan Nhà nước thực hiện phải nộp vào ngân sách Nhà nước, trừ trường hợp được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thì được khấu trừ. Phí thu từ hoạt động dịch vụ do cơ quan sự nghiệp công lập thực hiện được để lại một phần hoặc toàn bộ để trang trải chi phí , thu phí trên cơ sở dự toán đã được phê duyệt, còn lại nộp Ngân sách.

Phí thu từ hoạt động dịch do tổ chức được cơ quan Nhà nước giao thực hiện dược để lại một phần hoặc toàn bộ nhằm trang trải chi phí hoạt động, việc quản lý và sử dụng phí theo quy định của pháp luật.

Để khuyến khích xã hội hoá, đã có 17 sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá.

Trong số này có thủy lợi phí, phí sử dụng đường bộ, phí sử dụng cảng nhà ga, phí kiểm định phương tiện vận tải, phí hoạt động chứng khoán…

Việc chuyển một số loại dịch vụ công sang cơ chế giá mà khu vực tư nhân có thể tham gia được cho là sẽ phục vụ tốt hơn cho người dân.

Tuy nhiên, luật chỉ chuyển sang cơ chế giá đối với một số khoản phí mà Nhà nước không cần phải nắm giữ và có sự cạnh tranh nhằm góp phần giảm giá và nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân.

Riêng đối với các dịch vụ gắn với nhiệm vụ quản lý Nhà nước vẫn được quy định trong danh mục phí, lệ phí do Nhà nước cung cấp, mang tính chất phục vụ người dân. Một số khoản phí chuyển sang cơ chế giá nhưng để bảo đảm phù hợp với thu nhập của người dân sẽ do Nhà nước định giá hoặc dùng chính sách an sinh, bảo hiểm để hỗ trợ.


Đà Nẵng hủy nhiều dự án có chủ đầu tư Trung Quốc

Chính quyền Đà Nẵng đã hủy phê duyệt đất đối với nhiều dự án của chủ đầu tư là người Trung Quốc vì những khu vực này nằm trong vùng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.

Ngày 17/12, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã ký các quyết định hủy phê duyệt cấp đất cho nhiều dự án có liên quan đến chủ đầu tư là người Trung Quốc.

Trong đó có quyết định hủy một nội dung tại quyết định phê duyệt tổng mặt bằng dự án “Chuyên canh rau sạch” tại thôn Cẩm Thoại Tây (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang).

Dự án này được đứng tên bởi 3 người Việt Nam, trồng rau để cung cấp rau sạch cho Crowne Plaza – là khu resort của Silver Shores (công ty này có chủ là người Trung Quốc). Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, dự án này lại được điều hành bởi các kỹ sư Trung Quốc.

Trước đó, Bộ tư lệnh Quân Khu 5 đã yêu cầu lãnh đạo TP Đà Nẵng cho dừng dự án trên vì nó nằm ngay trên hướng rút quân trong các cuộc diễn tập phòng thủ quốc phòng.

Ngoài dự án này, Silver Shores cũng đề nghị cho triển khai dự án “Khu ký túc xá cho nhân viên Silver Shores” (tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn). Tuy nhiên, theo thiết kế thì chiều cao của các công trình này ảnh hưởng đến hai trận địa pháo phòng không - một vị trí khá quan trọng trong thế trận phòng thủ của thành phố.

Ngày 5/3/2014, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1:500 đối với dự án “Khu phức hợp bến cảng du thuyền trên sông Hàn” tại khu vực cảng cá Thuận Phước (cũ) thuộc phường Thuận Phước (quận Hải Châu).

Sau đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng có văn bản đề nghị Bộ Tư lệnh Quân khu 5 không cấp giấy phép tổ chức các hoạt động trên không như: bay mô hình, bay tàu lượn ca nô kéo dù bay, thả khinh khí cầu, đèn lồng, thả diều, thả bóng bay...

Đối với dự án “Tàu lặn đáy kính ngắm san hô tại khu bán đảo Sơn Trà và mở rộng phạm vi du thuyền 20 hải lý”, lãnh đạo Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, mặc dù phía Công ty Silver Shores có đề xuất nhưng qua làm việc với Sở và các ngành hữu quan thì Công ty này xác nhận không đầu tư loại hình kinh doanh này nữa.


 

Sắt thép Trung Quốc vẫn “ồ ạt” tràn vào Việt Nam

sat thep trung quoc van “o at” tran vao viet nam

Sắt thép Trung Quốc vẫn “ồ ạt” tràn vào Việt Nam

Chỉ trong 11 tháng năm 2015, Việt Nam đã chi tới 10,32 tỷ USD nhập khẩu sắt thép và sản phẩm từ sắt thép. Đặc biệt, lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “chững lại”...

Theo số liệu mới công bố của Tổng cục Hải quan Việt Nam, lượng sắt thép các loại nhập khẩu trong tháng 11 đạt 1,24 triệu tấn với trị giá hơn 523 triệu USD; giảm 16,1% về lượng và giảm 9,2% về giá trị so với tháng trước.

Tính đến hết tháng 11/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về đạt 13,85 triệu tấn,tăng 33% nhưng đơn giá bình quân chỉ đạt 490USD/tấn - mức thấp nhất trong vòng 8 năm qua, giảm 26% nên trị giá là 6,79 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Thống kê chi tiết của Tổng cục Hải quan cho thấy, sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 11 tháng qua từ Trung Quốc đạt 8,44 triệu tấn, tăng mạnh 58,3% và chiếm tới 61% tổng lượng sắt thép cả nước nhập về.

Theo sau đó là các thị trường: Nhật Bản đạt 2,29 triệu tấn, tăng 10,5%; Hàn Quốc đạt 1,62 triệu tấn, tăng 22,7%; Đài Loan đạt 1,07 triệu tấn, tăng 3,9% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, lượng sản phẩm từ sắt thép cả nước nhập khẩu trong tháng 11/2015 là hơn 271 triệu USD, giảm 1,8% so với tháng trước.

Tính đến hết tháng 11/2015, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước đạt 3,53 tỷ USD, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong  11 tháng năm 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc với trị giá đạt 1,23 tỷ USD, tăng 32,6%; từ Hàn Quốc là hơn 968 triệu USD; tăng 54,65% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, chỉ trong 11 tháng năm 2015, Việt Nam đã chi tới 10,32 tỷ USD nhập khẩu sắt thép và sản phẩm từ sắt thép. Đặc biệt, lượng sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh và chưa có dấu hiệu “chững lại”.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-12-2015

    'Thuế ngành dệt may vào Mỹ cao nhất trong các nước TPP'
    Khó tiếp cận đầu tư công trong nông nghiệp
    Thêm DN Hàn Quốc đầu tư vào công nghiệp phụ trợ
    Sau Trung Quốc, hàng Thái Lan đang "đổ bộ" vào Việt Nam
    Tập đoàn Xăng dầu công bố quỹ bình ổn giá còn dư 2.282 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-12-2015

    Lập hai sổ kế toán sẽ bị coi là phạm pháp
    Cảnh báo bò Ấn nhập lậu theo đường bộ
    Tân Hoàng Minh làm đường 746 tỷ đồng, đổi khu đất khoảng 20ha
    CEO Google đến Việt Nam ngày 22/12
    TPP sẽ tiết kiệm cho dệt may, da giày Việt Nam hơn tỷ USD tiền thuế vào Mỹ hàng năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-12-2015

    Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu than đá Việt Nam
    Đề xuất phạt 150 triệu với dự án chậm giao nhà
    Vingroup giảm sở hữu cổ phần tại Triển lãm Giảng Võ
    Giá cổ phiếu thấp kỷ lục, Bầu Đức mất hơn 3.600 tỷ đồng
    Sản lượng rượu sản xuất của các DN rượu VN giảm sút

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-12-2015

    FBI đưa kẻ đội giá thuốc bị ghét nhất mạng xã hội ra tòa
    FED tăng lãi suất ảnh hưởng rất ít đến VN
    Làm ăn kiểu may rủi
    Khó cạnh tranh với “con cưng” của các bộ
    Tôm Thái Lan đối mặt nguy cơ bị tẩy chay

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-12-2015

    Tại sao Việt Nam phải đi đàm phán nhiều hiệp định FTA?
    Dòng tiền bị rút ra trong ngắn hạn, chứng khoán mất 9 điểm
    Máy biến thế xuất khẩu từ Việt Nam thoát án thuế của Úc
    "Nô lệ" chế biến thủy sản ở Thái Lan làm việc ra sao?
    Thực phẩm biến đổi gen phải ghi trên nhãn mác

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-12-2015

    S&P: Thu hút đủ vốn FDI, kinh tế Việt Nam bắt đầu khởi sắc
    Đảm bảo tính chặt chẽ khi cổ phần hóa DN quy mô lớn
    Giá dầu “chạm đáy”, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam “mất” bao nhiêu?
    Dầu mỏ của Mỹ có khả năng sẽ tràn ngập thị trường quốc tế
    Gạo lậu Thái Lan đổ về Sài Gòn

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-12-2015

    Báo cáo Beige Book: Kinh tế Trung Quốc "suy yếu trên mọi mặt trận"
    100 tỉ USD bốc hơi cùng 90% giá trị hãng dầu thô lớn thứ năm thế giới
    Sản lượng khí tiêu thụ của PV GAS cao nhất trong 25 năm
    Châu Á có thể rơi vào tình trạng căng thẳng tín dụng sau khi Fed nâng lãi suất
    Tòa án Pháp ra lệnh triệu tập Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-12-2015

    Suýt mất 63 container gạo vì... nhẹ dạ
    Rau câu, đậu phộng da cá… sang Mỹ
    Nhiều doanh nghiệp Việt đang lơ mơ phòng vệ thương mại
    Xuất khẩu gạo Japonica Nhật bất ngờ tăng mạnh
    Big C Việt Nam sẽ được bán với giá hơn 800 triệu USD?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-12-2015

    Casino Group muốn bán Big C VN
    Dệt may khó đạt mục tiêu xuất khẩu năm
    Quản lý thị trường nộp ngân sách 400.000 đồng/vụ vi phạm
    Việt Nam buộc khai thác thêm dầu vì giá giảm?
    Tháng 12 sẽ có kết luận về vụ phân bón của Công ty Thuận Phong

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-12-2015

    Phó thống đốc: Tỷ giá kịch trần do chờ đợi quyết định của FED
    TP HCM sắp có căn hộ 'siêu nhỏ' cho thuê giá rẻ
    Thị trường châu Á sôi động sau quyết định lịch sử của FED
    Chứng khoán VN tiếp tục đà hồi phục
    Samco sản xuất 300 xe buýt chạy khí nén