Trung Quốc có thể giải cứu doanh nghiệp nhà nước
Ban hành Quy chuẩn Quốc gia về cá tra đông lạnh trong tháng 7
IMF hạ dự báo tăng trưởng eurozone vì Brexit
PVEP: Khai thác dầu khí đạt gần 3 triệu tấn
Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-07-2016
- Cập nhật : 09/07/2016
Lo lãi suất âm, người Nhật mua vàng gửi ở Thụy Sỹ
6 tháng: Tiêu thụ thép tăng gần 25%
Ngày 6/7, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết thị trường thép trong nửa đầu năm 2016 này chịu tác động lớn nhất từ sau ngày 7/3/2016, khi Bộ Công Thương ban hành quyết định áp thuế tự vệ tạm thời với phôi thép và thép dài nhập khẩu. Theo đó, tổng lượng thép xây dựng cả nước tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt khoảng 3,8 triệu tấn, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi dụng quyết định này, nhiều nhà sản xuất, kinh doanh nhân tăng lượng mua, đầu cơ, đẩy giá thép trên thị trường tăng cao từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5. Tuy nhiên, sang tháng 6 thì giá thép bắt đầu hạ nhiệt, và hiện giá thép trên thị trường đã giảm từ 700.000 – 1 triệu đồng mỗi tấn.
“Nhìn chung tiêu thụ thép xây dựng trong 6 tháng đầu năm nay có sự tăng trưởng tốt. Với con số này, có thể dự đoán khả năng cả năm 2016 này doanh nghiệp trong hiệp hội thép đạt mức tiêu thụ 7,5 triệu tấn, cộng với các doanh nghiệp ngoài hiệp hội nữa cũng lên đến 8,1 triệu tấn”, vị đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam nhận định.
Một điều đáng chú ý, theo ông Sưa, là theo số liệu thống kê trong 5 tháng đầu năm 2016, trong khi phôi thép nhập khẩu đã được khống chế thì nhiều loại thép khác vẫn tiếp tục ồ ạt đổ về Việt Nam.
Cụ thể, riêng ba tháng đầu năm nay lượng phôi thép nhập về hơn 700.000 tấn (bình quân mỗi tháng hơn 200.000 tấn), sang đến tháng 4 lượng phôi nhập về giảm còn 75.000 tấn và tháng 5 là 76.000 tấn.
Tuy nhiên, tổng lượng thép thành phẩm nhập khẩu trong 5 tháng lên đến 7,1 triệu tấn, tăng đến 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có những loại thép ngành thép Việt Nam đang muốn “chặn” bớt như tôn mạ và sơn phủ màu cũng đạt lượng nhập khẩu 730.000 tấn trong 5 tháng đầu năm với mức tăng 68% so cùng kỳ.(XM)
Ngân hàng Nhà nước trở lại mua vào ngoại tệ
Sự nối lại sau tác động của Brexit, dù giá vàng biến động mạnh...
Theo ghi nhận của một số ngân hàng thương mại, trong ngày 7/7, Ngân hàng Nhà nước đã trở lại mua vào ngoại tệ, cũng như tiếp tục phát hành tín phiếu.
Quy mô mua vào không được nêu cụ thể, nhưng đây là một thực tế phản ánh diễn biến của thị trường, của tỷ giá USD/VND sau khi có tác động từ sự kiện Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (Brexit), cũng như trong bối cảnh giá vàng trong nước đột ngột biến động rất mạnh.
Thực tế trên cũng góp phần cho thấy tính ổn định, khả năng chống đỡ của thị trường tiền tệ nói chung và tỷ giá nói riêng đã tốt hơn trước các biến động lớn, từ bên trong và bên ngoài.
Trước đó, từ đầu tháng 2/2016, Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp mua vào ngoại tệ, với tổng lượng mua vào đến cuối tháng 6 vừa qua ước tính lên tới 8 tỷ USD.
Lượng tiền đồng đưa ra mua ngoại tệ cũng là một trong những yếu tố giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng duy trì trạng thái tốt. Ngân hàng Nhà nước phải sử dụng công cụ tín phiếu để điều tiết cân đối.
Từ đầu tuần đến nay, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp phát hành khá lớn lượng tín phiếu để hút bớt tiền về. Số dư tín phiếu đang lưu hành trên thị trường đã tăng lên 21.000 tỷ đồng tính đến ngày 7/7.
Lượng tín phiếu chào bán ba phiên liên tiếp gần đây đều được các ngân hàng thương mại hấp thụ hết, lãi suất trúng thầu cũng giảm, cho thấy thanh khoản của hệ thống đang dồi dào.
Lãi suất phụ thuộc lựa chọn mục tiêu
Chính phủ cũng như NHNN đang muốn ổn định mặt bằng lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Gần đây một số NH rục rịch tăng lãi suất huy động. Lãi suất trên thị trường liên NH cũng tăng nhẹ. Vì sao lãi suất NH tăng? Phóng viên Thời báo Ngân hàng có cuộc trao đổi với Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia Võ Trí Thành để biết rõ hơn căn nguyên của xu hướng này.
Theo ông đâu là nguyên nhân khiến lãi suất tăng?
Diễn biến lãi suất NH tăng không nằm ngoài dự đoán của tôi và nhiều ý kiến khác. Từ cuối năm ngoái đã có nhiều nhận định về xu hướng lãi suất NH năm nay khó giảm mạnh mà có thể tăng nhẹ bởi rất nhiều lý do. Đó là sức ép lên lãi suất đồng USD và tỷ giá khi Trung Quốc và một số đối tác phá giá, khả năng FED tiếp tục tăng lãi suất… Yếu tố nữa, lợi tức giữa các tài sản tài chính, cụ thể là giữa việc gửi tiền tiết kiệm VND với đầu tư cổ phiếu, BĐS…
Thị trường BĐS đang ấm dần lên, thị trường cổ phiếu vẫn nhiều cơ hội đầu tư, cho nên nếu không muốn dòng tiền dịch chuyển mạnh vào các kênh đầu tư tài chính này NH phải tăng lãi suất để giữ tiền. Vấn đề được nhắc đến rất nhiều gây khó khăn cho việc giữ lãi suất đó là tăng phát hành trái phiếu của Chính phủ trong bối cảnh ngân sách khó khăn mà nhu cầu đầu tư công vẫn cao.
Để huy động được đương nhiên lãi suất phải ở mức tương đối hấp dẫn. Và lý do nữa tác động đến lãi suất là việc các NH chủ động phòng bị trước khi NHNN yêu cầu khắt khe hơn về quy định sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài. Do vậy, như bạn biết, có một thời gian các NH tăng lãi suất huy động, nhất là ở kỳ hạn trên 1 năm nhằm cân đối lại nguồn vốn ngắn hạn và trung dài hạn để phù hợp với quy định của NHNN cũng như giữ ổn định thanh khoản NH.
Bên cạnh những nguyên nhân nền tảng căn bản ban đầu, đến thời điểm này, lãi suất lại chịu thêm tác động từ xu hướng lạm phát cao hơn năm ngoái và diễn biến của Brexit. Tỷ giá, giá trị đồng tiền của nhiều nước đối tác của Việt Nam giảm giá so với đồng USD khi Brexit xảy ra cũng đang gây áp lực lên tỷ giá.
Đặc biệt, những ngày gần đây, vàng biến động mạnh, làm cho nhiều người đắn đo, thậm chí rút tiền để đi mua vàng. Điều này ít nhiều tạo áp lực lên lãi suất. Chỉ có một yếu tố chưa tạo áp lực tăng lãi suất đó là FED chần chừ việc tăng lãi suất. Nhưng nhìn tổng thể, trong thời gian tới lãi suất đang chịu khá nhiều áp lực.
Vậy chúng ta nên ứng xử với lãi suất thế nào cho phù hợp với mục tiêu của Chính phủ và NHNN, thưa ông?
Chúng ta đều biết Chính phủ cũng như NHNN đang muốn ổn định mặt bằng lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế. Song, trong bối cảnh hiện nay, vĩ mô ổn định chưa thực sự chắc chắn nên không thể rời bỏ mục tiêu này. Bài toán đặt ra ở đây là chúng ta phải cân đối giữa ổn định với tăng trưởng. Vì tăng trưởng gắn với tín dụng.
Như thế, NHNN phải tăng cung tiền chắc chắn tạo áp lực thêm lên lạm phát và lãi suất cũng sẽ “đắt” hơn. Trong chừng mực nhất định, tôi cho rằng, duy trì chính sách ổn định là một cách giữ lãi suất, lạm phát không tăng mạnh.
Vấn đề nữa, đó là phối hợp chính sách liên quan đến thị trường trái phiếu, bất động sản, chứng khoán, mà cụ thể ở đây là câu chuyện phối hợp với Bộ Tài chính. Theo tôi, hai bên cần có sự phối hợp bài bản, căn cơ hơn, nhất là trong bối cảnh chính sách đầu tư công có kế hoạch dài hơi hơn, kéo theo đó ngân sách cũng phải có cái nhìn trung hạn.
Một cách ứng xử nữa có thể lựa chọn trong trường hợp cần thiết là sử dụng công cụ tiền tệ như tái chiết khấu, tái cấp vốn… để hỗ trợ cho lãi suất không tăng. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh chúng ta chỉ sử dụng khi cần thiết và không được lạm dụng những công cụ này. (TBNH)
Diện tích bông Pakistan sẽ giảm xuống mức thấp nhất 31 năm
Cơ quan Islamabad Bộ nông nghiệp Mỹ cắt giảm diện tích trồng bông Pakistan, do diện tích gieo trồng thấp hơn so với dự kiến, và nhu cầu nhập khẩu tăng. Ngay cả khi dự kiến năng suất tăng, niên vụ 2016/17 dự báo chỉ tăng 8 triệu kiện, giảm so với ước tính trước đây 9 triệu kiện.
Diện tích bông dự báo sẽ giảm xuống còn 2,5 triệu ha, giảm 300.000 ha xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985/86.
“Đối mặt với giá bông ở mức thấp trong năm thứ 2 liên tiếp, những người nông dân đã lựa chọn giảm diện tích trồng bông, chuyển sang trồng ngô và mía đường”. Ngô và mía đường thu lợi từ hệ thống thuế, và từ sự suy giảm giá quốc tế.
Mặc dù, năng suất được dự báo sẽ tăng, nhưng quyết định của người nông dân lặp lại năm ngoái, sẽ giảm chi phí đầu vào như thuốc trừ sâu và chi phí lao động, trong bối cảnh giá thị trường ở mức thấp, hướng tới vụ thu hoạch năm 2016.
Nhu cầu nhập khẩu của Pakistan được điều chỉnh tăng khoảng 600.000 kiện, lên 2,3 triệu kiện.