Savills: Thị trường bán lẻ Tp.HCM sẽ tạo bước ngoặt lớn trong năm 2016
Khoảng 70% dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc
Chứng khoán Trung Quốc giảm hơn 4% trước khi có số liệu PMI
Giá dầu giảm mạnh, PVD ký 7 hợp đồng cung cấp giàn khoan
NHNN: Xử lý dứt điểm TCTD yếu kém, phấn đấu nợ xấu dưới 3%
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-07-2016
- Cập nhật : 09/07/2016
Trần Anh mở đại siêu thị điện máy lớn nhất miền Bắc
Trần Anh Yên Bái có tổng diện tích lên tới hơn 4000m2, đây là trung tâm điện máy lớn nhất trong khu vực tính đến thời điểm hiện tại.
Trần Anh Yên Bái là trung tâm điện máy thứ 24 trong hệ thống Điện máy – máy tính – điện thoại Trần Anh. Cùng với Trần Anh Yên Bái, sắp tới đây Trần Anh sẽ liên tiếp đưa vào hoạt động 11 đại trung tâm điện máy tại thị trường miền Bắc và miền Trung, nâng tổng số trung tâm điện máy trong hệ thống lên con số 35. Theo đó, Trần Anh sẽ có mặt tại 21 tỉnh thành trên cả nước.
11 trung tâm điện máy sắp mở thêm của Trần Anh trong thời gian tới cũng có quy mô rất lớn, với diện tích từ 2000m2 đến hơn 5000m2.
Đó là các Trung tâm điện máy Trần Anh Đà Nẵng 1, Trần Anh Đà Nẵng 2, Trần Anh Hải Phòng 2, Trần Anh Bắc Ninh 2, Trần Anh Nghệ An 2, Trần Anh Hà Tĩnh, Trần Anh Quảng Bình, Trần Anh Quảng Trị, Trần Anh Thanh Xuân, Trần Anh Lào Cai, Trần Anh Bắc Từ Liêm
Ông Ngô Thành Đạt, Giám đốc Marketing của Trần Anh cho biết, với việc chuẩn bị khai trương 12 đại trung tâm và 3 đại trung tâm đã khai trương trước đó (Trần Anh Lạng Sơn, Trần Anh Đông Anh, Trần Anh Thái Bình), Trần Anh đã hoàn thành hơn 130% kế hoạch mở rộng quy mô.
“Trần Anh đặt mục tiêu tối thiểu đến cuối năm 2016 sẽ sở hữu 40 trung tâm điện máy, phủ kín thị trường miền Bắc và miền Trung”, ông Đạt tiết lộ.
Với tốc độ mở rộng này, Trần Anh vẫn đang giữ vững vị thế là doanh nghiệp điện máy có độ phủ lớn nhất miền Bắc và là một trong 500 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam.
Trong đợt khai trương Trần Anh Yên Bái, Trần Anh sẽ thực hiện một số chính sách khuyến mại: Dành 1.000 quà tặng đầu ngày trị giá lên tới hơn 1,3 triệu đồng; Chương trình giờ vàng giá sốc với mức giảm giá lên tới hơn 50%; Mua bộ combo gồm 1 tô sứ cao cấp và 1 chảo với giá chỉ 24.000đồng…
Đức kêu gọi châu Âu “bảo vệ bản thân” trước thép Trung Quốc
Phát biểu tại một cuộc hội thảo ngày 2/7, Bộ trưởng Kinh tế Đức Sigmar Gabriel cho rằng châu Âu cần “bảo vệ bản thân” trước hoạt động xuất khẩu thép của Trung Quốc.
Sheng Laiyun, người phát ngôn của NBS, cho rằng sản lượng thép phục hồi một phần do đợt tăng giá thép mới đây. Điều này tạo thêm khó khăn cho nỗ lực hạn chế tình trạng dư thừa công suất của ngành thép Trung Quốc, được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình cải cách nguồn cung của đất nước này.
EIA: Tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ 7 liên tiếp
Dành tối thiểu 10% sản lượng khí mỏ Cá Voi Xanh để phát triển hóa dầu
Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương dành tối thiểu 10% sản lượng khí thiên nhiên của mỏ khí Cá Voi Xanh cho phát triển ngành công nghiệp hóa dầu.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành rà soát, cân đối cung cầu khí thiên nhiên tại các khu vực; trong đó lưu ý phân bổ, sử dụng khí thiên nhiên cho các hộ tiêu thụ và các dự án hóa dầu tại Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn đến 2015, định hướng đến 2025 để đưa vào Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn tới.
Đồng thời kêu gọi các nguồn lực đầu tư nhằm phát triển ngành hóa dầu từ khí thiên nhiên góp phần thúc đẩy phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.
Đến 2020, cao tốc Bắc-Nam phải hoàn thành
Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam có vai trò bảo đảm cho nền tảng phát triển của đất nước nên không thể trì hoãn.
Ngày 7-7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp về Đề án đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam đến năm 2020 do Bộ Giao thông & Vận tải (GTVT) báo cáo.
Theo Phó Thủ tướng, công trình này có vai trò bảo đảm cho nền tảng phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Do đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, nếu hoàn thành cơ bản được tuyến cao tốc này sẽ là tiền đề để xây dựng các tuyến đường cao tốc khác, hiện thực được mục tiêu năm 2020 đạt và vượt 2.000 km cao tốc đã đề ra.
Về nguồn vốn cho dự án, Phó Thủ tướng cho rằng, thời gian tới ngân sách Nhà nước cần bố trí thỏa đáng để tạo “vốn mồi” thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển tuyến đường cao tốc này theo hình thức PPP, trong đó bảo đảm nguồn vốn từ xã hội phải lớn hơn vốn ngân sách Nhà nước.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính tính toán để đề xuất cơ chế hỗ trợ vốn của Nhà nước, bảo đảm thời gian thu phí, mức phí hợp lý, đồng thời bảo đảm sự hấp dẫn để thu hút các đầu tư trong nước và đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ GTVT, KH&ĐT, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường xây dựng đề án chi tiết về phát triển đường cao tốc, tập trung vào cao tốc Bắc-Nam về phía đông do Bộ GTVT chủ trì. Sau khi Bộ GTVT xây dựng xong Đề án, gửi các bộ liên quan để cụ thể hoá từng vấn đề, trong đó có mục tiêu, sự cần thiết, quy mô… nói rõ cơ chế huy động nguồn lực.
Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp các bộ, ngành liên quan tính toán tổng mức đầu tư từng dự án, kiểm soát chất lượng các dự án, xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư.
Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông dài 1.814 km với điểm đầu tại Pháp Vân (Hà Nội), điểm cuối tại TP.Cần Thơ, trong đó đoạn Hà Nội - TP.HCM dài 1.624 km. Hiện đã có một số đoạn ngắn được đưa vào khai thác, tổng chiều dài 171 km, gồm: Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình; TP.HCM - Trung Lương; TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Những đoạn đang triển khai thi công dài 302 km, gồm: La Sơn - Túy Loan; Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Bến Lức - Long Thành; Trung Lương - Mỹ Thuận.