Bất động sản giúp ngân sách Nhà nước bù hụt thu từ dầu thô
3 nguyên nhân khiến BOJ sẽ bất động tới tháng 7
Bộ Công Thương 'cứu' doanh nghiệp thép nội
VFA không đề xuất thu mua tạm trữ gạo trong vụ Đông Xuân 2015-2016
Nhiều khoản phí “ngáng chân” doanh nghiệp
Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-03-2016
- Cập nhật : 08/03/2016
Gần 100.000 tỷ vốn đầu tư đổ vào Quảng Ninh trong hai năm
Hạ tầng và các thủ tục hành chính về đầu tư của Quảng Ninh trong những năm qua liên tục được cải thiện.
Nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân lớn đang chọn Quảng Ninh là điểm đến...
Vài năm gần đây, Quảng Ninh đã và đang trở thành “mảnh đất vàng” cho các dự án lớn, với trị giá lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Hoạt động thu hút đầu tư của địa phương vùng Đông Bắc này được đánh giá chưa bao giờ sôi động như hiện nay, khi hàng loạt tập đoàn lớn như Sun Group, Vingroup, FLC… đã và đang đổ bộ vào Quảng Ninh.
Theo thống kê sơ bộ, chỉ trong năm 2014 và 2015, Quảng Ninh đã có hơn 100 dự án được cấp mới, điều chỉnh, với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt gần 100.000 tỷ đồng.
Nổi bật là Vingroup đang đầu tư mạnh vào Hạ Long với dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Vinpearl Hạ Long Bay Resort quy mô 384 phòng, và trung tâm thương mại Vincom Hạ Long đã khai trương.
Bên cạnh hai “ông lớn” là Vingroup và Sun Group nói trên, hiện một số nhà đầu tư khác như tập đoàn FLC cũng đang lên kế hoạch đầu tư vào Quảng Ninh.
Hạ tầng của Quảng Ninh ngày một hoàn thiện. Cuối năm 2015, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã thông xe toàn tuyến. Mới đây, dự án đường cao tốc nối Hạ Long, Quảng Ninh với cầu Bạch Đằng, Hải Phòng cũng chính thức được khởi công, dự kiến hoàn thành trong năm 2017, sẽ giúp rút ngắn quãng đường từ Hạ Long đi Hà Nội xuống còn 130 km, quãng đường Hạ Long đến Hải Phòng chỉ còn 25 km.
Ngoài hạ tầng giao thông, Quảng Ninh cũng tập trung cải thiện điều kiện về hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng du lịch…
Quyết tâm xây dựng Hạ Long thành trung tâm du lịch quốc tế cũng đang được Quảng Ninh từng bước thực hiện bằng việc gấp rút hoàn thiện cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh. Dự án này là một trong những điểm nhấn của bức tranh tổng thể kiến trúc đô thị Hạ Long.
Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh vẫn duy trì ở mức cao, trong năm 2015, đạt khoảng 7,7 triệu người, trong đó khách quốc tế ước đạt 2,7 triệu.
Mặt khác, hai năm trở lại đây, Quảng Ninh là địa phương có những bước tiến vượt bậc trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, trở thành một trong 7 tỉnh được đánh giá có chất lượng điều hành kinh tế tốt nhất trong cả nước.
“Tôi biết doanh nghiệp phải phí lót tay, chi ngoài... rất cao"
TS. Lê Đăng Doanh thẳng thắn bày tỏ quan điểm với chúng tôi xoay quanh chuyện chi phí lót tay, khoản chi ngoài mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tránh bị làm phiền, "khó dễ"...
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 2 tháng đầu năm số DN giải thể phá sản vẫn tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2015 với gần 2.200 DN, trong đó phần lớn là DN quy mô nhỏ. Ông có bất ngờ về con số này?
Số DN giải thể, phá sản tuy đã giảm nhưng vẫn cao, đặc biệt lại rơi vào số DN quy mô nhỏ (vốn dưới 10 tỷ đồng) là thách thức lớn, buộc chúng ta phải nhìn thẳng, liệu môi trường kinh doanh đã thật sự bình đẳng, minh bạch như báo cáo của các bộ, ngành?
Gần đây theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ thu thuế ở Việt Nam quá lớn, khi DN “làm 10 đồng, phải nộp thuế 4 đồng” cũng là thực tế cần nhìn nhận. Dù Bộ Tài chính ngay sau đó đã đưa ra lý giải nhưng những con số đưa ra tôi cho rằng chỉ là “phần nổi”, số thu vào ngân sách. Thực tế, tôi biết DN phải trả khoản chi ngoài rất cao chứ không hề nhỏ…
Nhưng có một thực tế là DN Việt đang rơi vào xu hướng cá thể hóa, li ti hóa. Điều này có đáng lo ngại, thưa ông?
Để cạnh tranh thì phải hợp tác, liên kết với nhau, với DN nước ngoài. “Cửa” cho DN nước ngoài nên mở 30%, 40% thậm chí là 49% chứ không phải chỉ 10-20% như trước đây. Có như thế DN Việt Nam mới đổi mới được quản trị, từ bỏ kinh doanh bằng mối quan hệ, thay vào đó kinh doanh dựa vào nền tảng khoa học công nghệ mới…
Phải chăng chi phí giao dịch, lót tay, thuế, phí… quá “khủng” khiến DN “làm mãi không đủ chi”, muốn tồn tại thì phải kinh doanh bằng mối quan hệ như ông đề cập?
Đây cũng chính là thực tế được đề cập tới nhiều. Thực tế này đặt chúng ta trong bối cảnh phải thay đổi từ cá thể nhỏ nhất là cán bộ Nhà nước, cho tới thể chế, bộ máy Nhà nước…
Việt Nam đang tham gia một loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, như FTA với EU, rồi 2 năm tới là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Điều gì khiến ông lo lắng nhất khi các FTA này “mở” ra, thưa ông?
Tôi lấy một ví dụ đơn giản thế này. Nghị quyết 19 của Chính phủ yêu cầu giảm thời gian thông quan qua cảng từ 16 ngày xuống còn 10 ngày, nhưng khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực thì yêu cầu giảm thời gian này xuống chỉ còn 48 giờ.
Áp lực giảm thời gian thông quan từ 10 ngày xuống còn 48 giờ có lớn không? Quá lớn.
Thực tế này đòi hỏi và buộc chúng ta buộc phải thay đổi, từ mỗi cá nhân, mỗi cán bộ cho tới cả bộ máy chính trị cũng phải “vận động”, đổi mới.
Cải cách hiện giờ cũng đã được chúng ta đưa vào cam kết rõ ràng và phải công khai minh bạch, đấu thầu bình đẳng. Đây là thách thức nhưng là sức ép lành mạnh. Nếu không làm, không thay đổi thì sẽ không nắm được cái lợi lớn mà dường như chúng ta đã nắm trong tay. Tôi muốn nhắc lại, hội nhập, tham gia các FTA, Việt Nam phải chấp nhận có thắng – thua, tự vươn lên để đổi mới.
Đổi mới, buộc phải đổi mới. Dường như chúng ta đã – đang không còn sự lựa chọn nào khác khi các FTA “ập” tới. Nhưng bằng cách nào, như thế nào, thưa ông?
Nếu hỏi Việt Nam phải đổi mới như thế nào, công nghiệp hóa (CNH) ra sao thì tôi khẳng định, CNH đang bước sang giai đoạn mới. Chúng ta đang sống giữa sự cạnh tranh gay gắt mà lại muốn sống bình yên, ổn định, còn hơn giàu mà bon chen thì ước mơ đó nên từ bỏ sớm.
Đối mặt với bẫy tự do hoá thương mại, Việt Nam phải tìm ra sản phẩm có thế mạnh hơn các nước khác, bắt đầu bằng sản phẩm, thị trường ngách. Đơn cử, lâu nay mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là điện thoại di động. Nhưng mặt hàng này mới chỉ dừng lại ở mức độ gia công. Để tăng hàm lượng giá trị gia tăng thì buộc chúng ta phải phát triển công nghiệp phụ trợ, phát triển sản phẩm chủ lực.
Lạm phát thấp, lãi suất vẫn cao
Mặc dù Chính phủ chỉ đạo nhất quán trong điều hành phải chủ động, linh hoạt lãi suất theo diễn biến lạm phát nhưng lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng còn cao, Uỷ ban Kinh tế nêu quan điểm khi thẩm tra báo cáo về kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Trình bày báo cáo này tại phiên họp sáng 7/3 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu phân tích, chỉ tính năm 2015 lãi suất bình quân khoảng 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn và 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn trong khi lạm phát chỉ ở mức 0,63%.
Một số ý kiến cho rằng nợ xấu chưa được xử lý triệt để do công tác xử lý và thu hồi nợ của VAMC chưa thực sự hiệu quả, chỉ mang tính kỹ thuật hạch toán từ tổ chức tín dụng sang VAMC. Nhiều ý kiến cho rằng mặc dù nền kinh tế phục hồi, nhưng doanh nghiệp trong nước còn vô cùng khó khăn thì việc xử lý nợ xấu khó bền vững, ông Giàu cho biết.
Nhìn lại 5 năm qua, từ cơ quan thẩm tra cũng còn một số ý kiến cho rằng, kỷ luật đầu tư công vẫn là vấn đề đáng lo ngại, vẫn còn tình trạng ứng trước vốn để đầu tư, nhiều công trình đã hoàn thành nhưng sử dụng không hiệu quả.
Cơ quan thẩm tra cũng nhận xét, việc xây dựng một số trụ sở làm việc của bộ, ngành Trung ương và địa phương quy mô lớn, hiện đại chưa quá bức thiết, trong khi nhiều nhu cầu đầu tư cho thủy lợi vùng khô hạn, ngăn mặn, y tế... chưa đáp ứng.
Một số dự án đầu tư theo hình thức PPP của ngành giao thông chưa phù hợp, trạm thu phí mật độ quá dầy làm tăng chi phí đi lại của người dân, doanh nghiệp. Việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản còn chậm.
Hạn chế tiếp theo được nêu tại báo cáo thẩm tra là tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã có những kết quả bước đầu nhưng so với yêu cầu thì còn chậm. Một số doanh nghiệp triển khai chưa quyết liệt, có nơi trách nhiệm chưa cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực Nhà nước giao, ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất và kinh doanh còn ít.
Một số doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng tỷ lệ cổ phần nắm giữ của Nhà nước còn lớn chưa tạo chuyển biến về chất đối với quản trị doanh nghiệp, báo cáo nêu rõ.
Nhìn lại từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá 13 đến nay, Uỷ ban Kinh tế cho rằng quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Việc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, một bộ phận cán bộ, công chức hành chính chưa thực thi đầy đủ trách nhiệm, nhũng nhiễu, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp làm giảm hiệu lực của các chính sách đổi mới, ảnh hưởng lớn việc cải thiện môi trường kinh doanh và tác động lòng tin xã hội.
Cơ quan thẩm tra cũng nhấn mạnh, việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm tới cần được tập trung quyết liệt, giải quyết cơ bản những bất cập trong 2 năm đầu kế hoạch tạo chuyển biến mạnh mẽ nhất là cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, nợ xấu, bội chi ngân sách, chọn lựa thu hút đầu tư nước ngoài, cải thiện cán cân thương mại, khó khăn doanh nghiệp.
Đồng thời, tập trung nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, biến đổi khí hậu, xử lý ùn tắc giao thông hai thành phố lớn, có biện pháp quản lý lễ hội và phát huy truyền thống, lễ hội dân gian nhưng không quá tốn kém thời gian, tiền của người dân. Điều chỉnh hợp lý đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ mới, tăng năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh.
Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng cần giảm bớt trạm thu phí giao thông đường bộ để giảm gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp...
Nhờ giá dầu, Nga lại là TTCK sinh lời tốt nhất năm 2016
Các nhà đầu tư tháo chạy khỏi chứng khoán Nga do giá dầu lao dốc và các lệnh trừng phạt quốc tế có thể phải nhìn thị trường này bằng con mắt khác.
Dữ liệu của Bloomberg cho thấy xét về lợi suất điều chỉnh rủi ro, chứng khoán Nga có mức tăng cao nhất trong top 10 thị trường mới nổi thuộc chỉ số MSCI. Chỉ số Micex Index của Nga có lợi suất điều chỉnh rủi ro cao gấp 5,2 lần so mức trung bình của các nước thuộc chỉ số MSCI thị trường mới nổi.
Thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển đã phục hồi 15% kể từ mức thấp nhất trong năm nay nhờ vào đà đi lên của giá dầu. Vì dầu là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất và đóng góp đáng kể cho ngân sách, sự phục hồi của giá dầu có tác động động đặc biệt tích cực với Nga khi chỉ số tham chiếu của nước này đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008.
“So với nhiều nước mới nổi khác, thị trường chứng khoán Nga đang phục hồi mạnh mẽ hơn”, David Hauner, chuyên gia phân tích của Bank of America cho biết. Xét về tổng lợi nhuận, chỉ số Micex Index đã tăng 6,6% trong năm 2016, đứng sau mức 13% của Brazil và 7,6% của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lợi suất điều chỉnh rủi ro của Nga, được tính bằng cách chia tổng lợi nhuận cho mức chênh lệch giá trong ngày, cho thấy kết quả còn tích cực hơn. Lợi suất 0,2% của Nga là mức tốt nhất trong số 10 nước thuộc chỉ số MSCI thị trường mới nổi. Mexico đứng thứ hai với 0,1%. Lợi suất của Đài Loan mới gần bằng 0,1% trong khi con số này của Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc đều giảm.
Việc dầu đang trên đà tăng giá và Trung Quốc bổ sung gói kích thích để thúc đẩy tăng trưởng đã giúp phục hồi lực cầu đối với chứng khoán ở thị trường mới nổi. Những nhân tố này đã khiến Bank of America thay đổi xếp hạng chứng khoán ở các nước đang phát triển từ “thận trọng” sang “triển vọng” vào cuối tháng trước. Nhiều ngân hàng và nhà đầu tư khác cũng chia sẻ nhận định lạc quan tương tự.
“Thị trường chứng khoán Nga vẫn có tính bất biến động cao, nhưng đây là điều chấp nhận được chừng nào triển vọng dài hạn của nước này vẫn ổn,” Brian Jacobsen, trưởng bộ phận chiến lược danh mục đầu tư ở lls Fargo Funds cho biết. Quỹ này hiện đang quản lý số tài sản trị giá 242 tỷ USD.
Jacobsen, đã đầu tư trở lại vào thị trường chứng khoán Nga vào tháng 11 năm ngoái dựa trên các dấu hiệu cho thấy chứng khoán Nga đã chạm đáy. Sau khi Bank of America công bố nhận định lạc quan về chứng khoán Nga vào đầu tháng 12 năm ngoái, chỉ số MSCI của Nga đã tăng 3%, so với mức giảm 2,1% của chỉ số MSCI thị trường mới nổi.
Đức: Kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nếu Anh rời khỏi EU
Ngày 6/3, trả lời phỏng vấn của Đài BBC, Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho rằng cuộc bỏ phiếu để Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ gây thiệt hại cho các nền kinh tế của Anh, châu Âu và toàn cầu.
Bộ trưởng Schaeuble nhấn mạnh: "Chúng ta sẽ phải trải qua nhiều năm cho các cuộc đàm phán khó khăn nhất và cũng là khó khăn lớn đối với cả EU. Trong nhiều năm, chúng ta sẽ gặp phải tình trạng bấp bênh như vậy, sẽ dẫn đến hủy hoại nền kinh tế Anh, lục địa châu Âu và cả nềnkinh tế toàn cầu."
Về vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ, ông Schaeuble cho biết Chính phủ Đức hoài nghi về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên EU. Các cuộc đàm phán sẽ mất nhiều thời gian và đây "không phải là nỗi lo vào thời điểm này."
Trước đó, Chính phủ Anh ngày 29/2 đã công bố báo cáo phân tích chính thức đầu tiên về tác động của việc Anh rời khỏi EU, hay còn gọi là “Brexit,” trong đó nhấn mạnh “Brexit” sẽ dẫn tới “một thập kỷ bất ổn" do Anh sẽ phải cần rất nhiều thời gian để đàm phán các thỏa thuận thương mại với các nước trong và ngoài EU./.