tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 06-06-2018

  • Cập nhật : 06/06/2018

Khởi công dự án điện mặt trời 1.300 tỉ đồng

Tổng công ty CP thiết bị điện VN tổ chức khởi công xây dựng dự án trang trại điện mặt trời Gelex Ninh Thuận tại xã Phước Dinh, H.Thuận Nam.

he thong dien mat troi duoc trien khai tai ninh thuan - anh: thien nhan

Hệ thống điện mặt trời được triển khai tại Ninh Thuận - ẢNH: THIỆN NHÂN

Sáng 4.6, Tổng công ty CP thiết bị điện VN tổ chức khởi công xây dựng dự án trang trại điện mặt trời Gelex Ninh Thuận.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỉ đồng, công suất 50MWp, được xây dựng trên diện tích khoảng 70ha tại xã Phước Dinh, H.Thuận Nam (Ninh Thuận). Đây là một trong 18 dự án được UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư hồi tháng 11.2017.

Dự kiến sẽ phát điện thương mại vào giữa năm 2019, với tổng điện năng sản xuất hơn 82 triệu kWh/năm.

Đây là dự án điện mặt trời thứ 3 được khởi công tại Ninh Thuận.

Hiện trên địa bàn Ninh Thuận có 48 dự án điện mặt trời đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương khảo sát; trong đó 24 dự án được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đồng ý bổ sung Quy hoạch điện lực, với tổng công suất 1.603 MWp.(Thanhnien)
-------------------------

Bài toán khó cho Tổng thống Trump ở hội nghị G7

Bài toán khó cho Tổng thống Trump ở hội nghị G7

Đây không phải là thời điểm cho một cuộc đàm phán thương mại thông qua Twitter và thỉnh thoảng là những lời tố cáo dồn dập thiếu sự chuẩn bị trước như ông Trump vẫn thường làm. Cuộc họp G-7 vào tuần tới là một thời điểm để nước Mỹ yêu cầu một cách nghiêm túc.

Trong 2 ngày 8-9/6, hội nghị thượng đỉnh G-7 sẽ diễn ra tại Quebec, Canada. Giới phân tích cho rằng đây chính là cơ hội để Tổng thống Donald Trump làm rõ quan điểm của ông về các nền tảng kinh tế, chính trị và thương mại đa phương cấu thành trật tự thế giới.

Tháng 11 tới sẽ diễn ra 1 sự kiện quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với độ dài nhiệm kỳ của Tổng thống Trump: bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ. Và chắc hẳn ông thống Trump nhận thức được các vấn đề thế giới gắn bó chặt chẽ như thế nào đối với mức độ tín nhiệm của ông. Phố Wall đang nhắc nhở ông về điều đó mỗi ngày bằng những biến động rất mạnh trong giá tài sản sau mỗi động thái cắt giảm thuế của Tổng thống hay sau mỗi báo cáo việc làm và tiền lương, cùng với hy vọng chấm dứt thực trạng nước Mỹ bị thất thoát của cải vật chất và tài sản chất xám vì các hoạt động thương mại không công bằng.

Đã đến lúc người đứng đầu nước Mỹ đạt được một số bước tiến trong các vấn đề này. Không phải thông qua những dòng trạng thái ngắn ngủi trên Tweeter mà là 1 lời kêu gọi rõ ràng về những lợi ích quốc gia quan trọng của nước Mỹ.

Ông Trump nên làm gì ở G7?

Đó nên là một cách hành xử thân thiện. Ở phía đối diện với ông Trump là những người bảo vệ thương mại đa phương và tự do thương mại và trên thực tế họ cũng chính là những người chịu trách nhiệm về thặng dư thương mại quá mức.

Tổng thặng dư thương mại của Trung Quốc và Đức với phần còn lại của thế giới đã lên đến 463,4 tỷ đô la trong năm ngoái. Trong cùng kỳ, thâm hụt thương mại của Mỹ là 466,2 tỷ đô la.

Nếu ba quốc gia này – đóng góp gần 40% tổng lực cầu cũng như sản lượng kinh tế toàn cầu - được coi là đại diện cho nền kinh tế thế giới, bạn sẽ có minh chứng hoàn hảo để cho thấy cán cân thanh toán của thế giới là bằng không, với lỗi đo lường rất nhỏ.

Điều này cũng cho thấy rằng thặng dư thương mại của Trung Quốc và Đức sẽ đủ để bù đắp cho thâm hụt của Mỹ thông qua việc mua các công cụ nợ của chính phủ Hoa Kỳ. Nói cách khác, người Trung Quốc và người Đức sẽ tăng thêm lượng tài sản nước ngoài ròng bằng cách tái sử dụng số đôla mà Mỹ đã trả để mua hàng hóa và dịch vụ của họ.

Đối với nước Mỹ, điều tất nhiên, là phải bù đắp vào chỗ thâm hụt bằng cách tích lũy nợ nước ngoài ròng. Vào cuối năm ngoái, khoản nợ đó đã được ước tính là 7,8 nghìn tỷ đô la.

Tất nhiên đây chỉ là 1 phép giản lược, thực tế bức tranh thương mại thế giới phức tạp chồng chéo hơn rất nhiều. Dẫu vậy đúng là hiện nay hệ thống thương mại thế giới cần được điều chỉnh ở một số điểm.

Thứ nhất, thâm hụt thương mại lớn và có hệ thống cho thấy một chính sách kinh tế phụ thuộc quá mức vào nhu cầu hàng hóa nước ngoài để tạo ra thu nhập và việc làm. Đây là những chiến lược tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu hay còn gọi là chính sách "bần cùng hóa người láng giềng (chính sách tìm kiếm lợi ích cho một quốc gia dựa trên việc làm tổn hại đến lợi ích các quốc gia khác)", bởi vì các nước theo đuổi các mục tiêu đó phải có sự kết nối chặt chẽ với các đối tác thương mại của họ.

Thứ hai, những quốc gia đó vi phạm các quy tắc điều chỉnh thương mại đã tồn tại lâu đời. Họ cũng làm ngược lại với những khuyến nghị của G-20 về mục đích tái lập cân bằng cán cân thương mại để tạo ra một nền kinh tế thế giới ổn định.

Thứ ba, 2 nước có thặng dư thương mại thuộc hàng lớn nhất thế giới đã không làm gì để đáp lại các khiếu nại thương mại của Mỹ trong vòng một năm rưỡi vừa qua. Trong quý đầu tiên của năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc và Liên minh châu Âu (mà dẫn đầu khối này là Đức) chiếm 62,4 % tổng thâm hụt thương mại của Mỹ. Năm 2017 con số cũng tương tự: 65%.

Đây không phải là thời điểm cho một cuộc đàm phán thương mại thông qua Twitter và thỉnh thoảng là những lời tố cáo dồn dập thiếu sự chuẩn bị trước như ông Trump vẫn thường làm. Cuộc họp G-7 vào tuần tới là một thời điểm để nước Mỹ yêu yêu cầu một cách nghiêm túc.

Ông Trump cũng nên biết rằng các đối thủ thương mại của ông đang bắt tay với nhau. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã hoàn thành chuyến thăm thứ 11 của mình đến Bắc Kinh tuần trước, với việc này, bà đã đảm bảo những lựa chọn thay thế đáng kể cho số lượng hàng hóa xuất khẩu của Đức vào thị trường Mỹ. Các phương tiện truyền thông Đức đang đưa tin rằng thậm chí bà Angela Merkel còn tìm kiếm một thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc - một sự đảo ngược hoàn toàn các mối đe dọa và cáo buộc gần đây mà bà đã nhắm vào các hoạt động đầu tư và thương mại phân biệt của Bắc Kinh và sự can thiệp của Trung Quốc tại các sân sau ở Trung Âu và Đông Âu của Đức.

Những cân nhắc đầu tư

Với việc Cục Dự trữ Liên bang sẵn sàng tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát gia tăng và củng cố nền kinh tế, các thị trường ngày càng nhạy cảm với những mâu thuẫn thương mại và các cuộc đối đầu quân sự.

Mỹ nên bình ổn mọi thứ bằng cách đảm bảo rằng Trung Quốc và EU đồng thuận - không có sự lấp lửng - hợp tác hoàn toàn trong việc cân bằng nhanh chóng các cán cân thương mại với Mỹ.

Căng thẳng ở nước ngoài với các cuộc chiến tranh ủy nhiệm (cuộc chiến đại diện cho những thế lực đứng sau, một cuộc chiến được giật dây bởi những thế lực ngầm) và các biện pháp trừng phạt kinh tế là một nguyên nhân khác làm giảm giá tài sản của Mỹ - mặc dù đã có một môi trường thị trường thuận lợi được tạo ra bởi các chính sách tài khóa của ông Trump và quá trình rút thanh khoản cực kỳ khéo léo của Fed.

Trừ khi Tổng thống Trump có thể giảm bớt những mâu thuẫn thương mại và các cuộc đối đầu chính trị ở Đông Âu, Trung Đông và Đông Á, ông không nên mạo hiểm chỉ dựa vào một đợt cắt giảm thuế khác để điều chỉnh thị trường tài chính.(CafeF)
-------------------------

Cathay Pacific tự tin sẽ lãi trong năm 2019 dù 2 năm qua liên tiếp thua lỗ

Cathay Pacific tự tin sẽ lãi trong năm 2019 dù 2 năm qua liên tiếp thua lỗ

CEO của hãng giải thích rằng Cathay không bị ảnh hưởng lớn bởi giá dầu tăng cao bởi vì máy bay của hãng này phần lớn là máy bay mới (tuổi thọ trung bình là 5,5 năm) do đó tiêu tốn ít nhiên liệu hơn.

Chi phí nhiên liệu tăng cao và nguy cơ chiến tranh thương mại sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu có lãi trong năm 2019 của Cathay Pacific, CEO của hãng là Rupert Hogg khẳng định trong cuộc phỏng vấn với CNBC ngày hôm qua.

Vừa trải qua 2 năm thua lỗ liên tiếp, hãng hàng không hàng đầu của Hồng Kông (Trung Quốc) hiện đang trong kế hoạch cải tổ kéo dài 3 năm với mục tiêu cắt giảm chi phí và cải thiện doanh thu. Theo Hogg, kế hoạch này sẽ giúp Cathay Pacific cạnh tranh tốt hơn và có lãi vào năm tới.

"Tôi sẽ không đưa ra dự báo nào về tương lai của Cathay nhưng đó chính là mục tiêu của chúng tôi ở thời điểm hiện tại, và chúng tôi đang trên đường đi đến mục tiêu đó", Rupert Hogg phát biểu tại hội nghị thường niên của IATA đang diễn ra tại Sydney.

Theo ông, hiện tượng giá dầu tăng cao trong thời gian gần đây và chủ nghĩa bảo hộ thương mại dâng cao trên toàn cầu – vốn là những tin rất xấu đối với ngành hàng không thế giới – không đe dọa chiến lược của Cathay. Hogg giải thích rằng Cathay không bị ảnh hưởng lớn bởi giá dầu tăng cao bởi vì máy bay của hãng này phần lớn là máy bay mới (tuổi thọ trung bình là 5,5 năm) do đó tiêu tốn ít nhiên liệu hơn.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dâng cao, Hogg thừa nhận rằng 1 cuộc chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động chuyên chở hàng hóa của Cathay. Tuy nhiên ảnh hưởng vẫn chưa rõ ràng. "Chiến tranh thương mại là tin xấu. Tuy nhiên, hàng hóa mà chúng tôi vận chuyển chủ yếu là hàng điện tử tiêu dùng, những sản phẩm mà khách hàng muốn mua và không bị ảnh hưởng quá nặng bởi các rào cản thương mại trên khắp thế giới".

"Và cho đến nay thì những con số cho thấy Cathay vẫn chưa ghi nhận bất kỳ sự sụt giảm nào về khối lượng, vì thế tôi nghĩ rằng những cuộc tranh cãi về thuế nhôm thép nhập khẩu sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không", ông bổ sung thêm. (CafeF)
--------------------------

Startup Trung Quốc kết hợp mô hình Instagram và Amazon được định giá 3 tỷ USD

xiaohongshu hoat dong voi mo hinh kieu ket hop giua mang xa hoi instagram va amazon - anh: scmp.

Xiaohongshu hoạt động với mô hình kiểu kết hợp giữa mạng xã hội Instagram và Amazon - Ảnh: SCMP.

Trong vòng gọi vốn mới nhất, Xiaohongshu nhận được 300 triệu USD từ các nhà đầu tư dẫn đầu là Alibaba...

Theo tờ South China Morning Post, Xiaohongshu là một trong những startup đi tiên phong với mô hình kết hợp thương mại điện tử và mạng xã hội tại Trung Quốc. Trong vòng gọi vốn Series D, Xiaohongshu, nhận được 300 triệu USD từ nhóm nhà đầu tư dẫn đầu là Alibaba Group, nâng định giá của startup 5 năm tuổi này lên hơn 3 tỷ USD.

Xiaohongshu hoạt động với mô hình kiểu kết hợp giữa mạng xã hội Instagram và Amazon - được gọi là thương mại điện tử xã hội, nơi người dùng chia sẻ hình ảnh, video, viết chia sẻ về sản phẩm và đính kèm với đó là đường linh dẫn tới các đăng tải bán hàng trực tuyến của sản phẩm đó. Tương tác xã hội giữa những người dùng với nhau góp phần khuyến khích khách hàng cùng mua sản phẩm.

Thị trường thương mại điện tử xã hội của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt giá trị 150 tỷ USD với 24 triệu nhà cung cấp bán hàng trên các nền tảng như Xiaohongshu vào năm 2020, theo hãng marketing thương mại điện tử Advangent. Trong khi đó, theo Goldman Sachs, thị trường thương mại điện tử của nước này được dự báo sẽ đạt 1.700 tỷ USD vào năm 2020.

Các nhà đầu tư trong vòng gọi vốn mới của Xiaohongshu còn có GSP Ventures, Tencent Investment, GGV Capital, Genesis Capital, Tiantu Capital, Zhen Fund và Adrian Cheng của K11.

Trong thông cáo ngày 1/6, Xiaohongshu cho biết sẽ dùng số vốn mới để thu hút nhân tài, phát triển cơ sở hạ tầng về máy học machine learning và tăng trưởng người dùng.

Xiaohongshu được thành lập vào năm 2013 và tính tới tháng 5/2018 có khoảng 100 triệu người dùng. Nhằm tới nhóm khách hàng là nữ giới trong độ tuổi 18 - 35, ứng dụng Xiaohongshu được dùng phổ biến bởi thế hệ Z (những người sinh từ năm 1995 tới 2010) - nhóm khách hàng hoạt động tích cực nhất trên nền tảng này, Xiaohongshu cho biết.

Trên Xiaohongshu, nhiều người dùng đăng tải hình ảnh của họ tự trang điểm hoặc quảng cáo các sản phẩm chăm sóc da. Những người dùng quan tâm có thể mở website trên trình duyệt để xem người khác nói gì về sản phẩm mà họ muốn mua.

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử xã hội cũng thu hút sự tham gia của nhiều ngôi sao hàng đầu Trung Quốc, dù họ không được trả tiền để quảng cáo cho trang bán hàng.(CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-06-2016

    Tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định nhờ Fed trì hoãn tăng lãi suất
    Thanh khoản vẫn duy trì trạng thái tích cực trong một vài tuần tới
    Daewoo sắp xây khu đô thị "kiểu Hàn" 2,2 tỷ USD tại Hà Nội
    Hai quỹ thuộc VinaCapital muốn thoái hết 7% vốn tại Dược Hậu Giang
    Ngân hàng Nhà nước sẽ là cổ đông lớn của PVcomBank

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-06-2016

    Amazon đã đặt chân vào Đông Nam Á, bao giờ đến Việt Nam?
    Vụ lừa đảo thẻ tín dụng quy mô cực lớn tại Nhật và “thế bí” của các ngân hàng
    10 nhà kinh tế đoạt Nobel cảnh báo hậu quả kéo dài của Brexit
    Bill Gates nói Microsoft thâu tóm LinkedIn là để đương đầu với Facebook
    VCCI: 72% số doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ Hiệp định TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-06-2016

    Vì sao Bộ Công Thương chưa “nhả” Sabeco?
    Nga bắt cựu giám đốc ngân hàng đánh cắp 100 triệu Rúp cấp cho tổ chức “ma”
    Trung Quốc ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Serbia
    Boeing “thắng đậm” hợp đồng bán 100 chiếc máy bay cho Iran

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-06-2016

    Kinh doanh bến bãi – miếng bánh màu mỡ không phải ai cũng có phần
    Bất động sản Trung Quốc tăng chóng mặt lần 2 sau cuộc khủng hoảng tài chính
    iPhone 6 bị cấm bán tại Trung Quốc vì 'dám' giống điện thoại tại nước này
    Thừa nhận thị trường hết miếng ngon, Thế giới Di động vẫn bền bỉ mở 2 siêu thị/ngày
    Lỗ gần 2.000 tỷ sau 2 năm, lối thoát nào cho Sông Đà Thăng Long và dự án Usilk City?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-06-2016

    Xuất khẩu vượt nhập khẩu 1,64 tỷ USD sau 5 tháng
    IMF cảnh báo hậu quả nếu cử tri Anh bỏ phiếu lựa chọn Brexit
    Động đất kéo xuất khẩu Nhật Bản sụt giảm
    CEO hãng BMW Châu Á: Tôi đang rất lạc quan về thị trường Việt Nam
    Dự đoán lạnh sống lưng về Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-06-2016

    Brexit sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Việt Nam, Campuchia, Hong Kong
    Ưu đãi doanh nghiệp đầu tư xe tải Nhật - Hàn
    Doanh nghiệp Việt tại Cộng hòa Séc tìm hiểu luật quản lý doanh thu trực tuyến
    Eurozone nhất trí giải ngân 7,5 tỷ euro cho Hy Lạp
    Bảng Anh mở rộng đà tăng khi hy vọng Bremain được thắp lên

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-06-2016

    Vào TPP: Doanh nghiệp Việt đối mặt thách thức lấn át cơ hội
    Các ngân hàng trung ương đang mất kiểm soát
    Trung Quốc vung quá nhiều tiền cho những con robot vô dụng
    Thương mại Việt – Nhật luôn tăng trưởng cao 10 năm qua

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-06-2016

    Thép Hòa Phát tiêu thụ gần 680.000 tấn trong 5 tháng đầu năm
    Phần lớn doanh thu Alibaba đến từ thiết bị di động
    Khai thác tài nguyên quốc gia nhưng lãi của Vinacomin không bằng 1 công ty buôn xe tải
    Lãi suất cho vay chờ tái tạo “gói 345.000 tỷ”

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-06-2016

    Dành 10.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
    Việt Nam sẽ nhập 96 triệu tấn dầu từ Nga
    Trung Quốc đang nuốt trọn ngành sản xuất smartphone
    Kỳ vọng giá mủ cao su khởi sắc
    Ông Trương Đình Tuyển: Ngân hàng không còn khả năng giảm lãi suất

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-06-2016

    Thép ngoại ồ ạt về Việt Nam
    Lo lắng hàng nông sản xuất sang Trung Quốc
    Vì sao Sabeco “rút chân” khỏi dự án bất động sản nghìn tỷ?
    Kinh tế Nga vượt khó trước lệnh trừng phạt của châu Âu
    Khoáng sản và Hóa chất Phú Thọ bán 4,4 triệu cổ phần Nhà nước