Anh kêu gọi Trung Quốc cùng giải quyết cuộc khủng hoảng ngành thép
Châu Âu đang ngày càng “khát” khí đốt của Nga
“Kẹt” tiền, Nga tính mạnh tay đánh thuế ngành dầu lửa
Hàng loạt cổ phiếu bị đưa vào diện bị cảnh báo, kiểm soát
Jones Lang LaSalle: Giá căn hộ tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng
Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-04-2016
- Cập nhật : 01/04/2016
S&P hạ triển vọng tín nhiệm của Trung Quốc xuống mức tiêu cực
Standard & Poor vừa hạ mức tín nhiệm của Trung Quốc từ ổn định xuống tiêu cực do chương trình cải cách kinh tế diễn ra chậm chạp hơn dự tính của công ty xếp hạng này.
Theo S&P, xếp hạng Trung Quốc ở mức AA- với triển vọng tiêu cực về dài hạn. Về ngắn hạn, xếp hạng của Trung Quốc là A-1 +.
Vì kỳ vọng cho thấy các rủi ro kinh tế và tài chính đối với Trung Quốc đang tăng dần nên S&P điều chỉnh giảm mức xếp hạng của nước này. Trong vòng 5 năm tới, Trung Quốc sẽ có được một vài tiến bộ khiêm tốn trong việc tái cấu trúc kinh tế và giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng.
S&P cho biết, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ duy trì trên dưới 6% trong 3 năm tới. Đầu tư có thể đạt trên mức dự báo 30-35% GDP, tức là cao hơn mức dự báo của S&P.
Những xu hướng này có thể sẽ làm suy yếu khả năng phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc trước những cú sốc, hạn chế các quyết định của chính phủ và thêm nhiều khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này tiếp tục giảm mạnh hơn nữa.
Nếu Trung Quốc tăng tín dụng nhanh hơn so với tăng trưởng GDP ổn định tăng trưởng ở mức tầm 6,5%, S&P vẫn có thể tiếp tục hạ mức tín nhiệm của nước này thêm nữa. S&P cũng có thể đưa xếp hạng của Trung Quốc trở lại mức ổn định nếu tăng trưởng tín dụng được kiểm soát và kinh tế nước này phát triển trở lại.
Đầu tháng 3, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác là Moody's cũng hạ tín nhiệm của Trung Quốc xuống tiêu cực.
"Tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam rất thấp"
Thông tin về kết quả điều tra liên quan đến công nghiệp hỗ trợ, cụ thể là việc mua linh phụ kiện của các DN Nhật Bản tại Việt Nam, ông Atsusuke Kawada, Trưởng VP Đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội cho biết, mặc dù có những nỗ lực hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong việc nuôi dưỡng và phát triển nghành công nghiệp hỗ trợ và các DNVVN của Việt Nam, nhưng tỉ lệ mua linh phụ kiện tại chỗ (nội địa hóa) vẫn thấp.
Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ tích cực đối với các DN CNHT của Việt Nam. Ảnh minh họa: Internet.
Theo báo cáo điều tra của JETRO, tình hình mua linh phụ kiện tại chỗ của các DN Nhật Bản tại Việt Nam năm 2015 là 32,1%. Nếu so với kết quả điều tra của năm 2010 là 22,4% thì có tăng 10%. Tuy nhiên, nếu so với kết quả điều tra của năm trước là 33,2% thì hoàn toàn không tăng.
Ngoài ra, ông Atsusuke Kawada cho rằng, nếu so tỉ lệ nội địa hóa của DN Nhật Bản đang hoạt động tại các nước lân cận như Trung Quốc là 64,7%, Thái Lan là 55,5%, Indonesia là 40,5%, Malaysia là 36 % thì tỉ lệ nội địa hóa của Việt Nam là rất thấp.
Chưa kể, “dù nói tỉ lệ nội địa hóa là 32,1% nhưng trong đó, phần trăm mua từ các DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam là 45,1%, từ DN Việt Nam là 41,2%, và phần còn lại 13,7% là mua từ các DN nước khác như Đài Loan…. Nếu tính phần trăm mua từ các DN Việt Nam với tỉ lệ nội địa 32,1% thì thực chất tỉ lệ nội địa từ các DN Việt Nam chỉ không quá 13,2%”, ông Atsusuke Kawada cho biết.
Theo ông Atsusuke Kawada, cho đến nay Việt Nam đang dành sự ưu tiên cho việc cấp vốn để phát triển nghành công nghiệp hỗ trợ và các DNVVN của Việt Nam cũng như các chính sách đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến phát triển nghành công nghiệp hỗ trợ. Mặc dù vậy, trên thực tế hiệu quả chưa được cải thiện rõ rệt.
Đại diện JETRO cũng cho rằng, việc nuôi dưỡng ngành công nghiệp hỗ trợ của các sản phẩm điện gia dụng, máy móc văn phòng và nghành công nghiệp linh kiện ô tô là rất quan trọng. Theo đó, liên quan đến ô tô và các ngành sản xuất linh phụ kiện cho ngành này, để mở rộng quy mô sản xuất ô tô tại Việt Nam, cần thiết phải tăng quy mô sản xuất của các hãng linh phụ kiện. Nếu không trông chờ được vào điều này thì việc sản xuất linh phụ kiện ô tô với giá thành thấp là rất khó khăn và sẽ không dễ dàng để phát triển được nghành công nghiệp hỗ trợ có liên quan đến các linh phụ kiện cho ô tô.
Liên quan đến các DN chế tạo và sản xuất của Việt Nam, ông Atsusuke Kawadanghĩ kiến nghị, có nhiều DN tư nhân của Việt Nam cũng đang rất chú tâm vào việc nâng cao độ tinh mật và giá trị gia tăng cho các sản phẩm của công ty mình sản xuất. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ tích cực đối với các công ty “thực sự muốn làm” của Việt Nam.
Công nghiệp hỗ trợ: Còn nhiều hạn chế
Tại “Diễn đàn Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT): Cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp” được tổ chức ngày 30-3 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, công nghiệp nói chung, công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói riêng vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Phân tích về những cơ hội từ các hiệp định thương mại đối với ngành công nghiệp nói chung, CNHT nói riêng, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng: cùng với việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam hiện đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với nhiều đối tác quan trọng, mang lại nhiều thuận lợi cho xuất khẩu bền vững sản phẩm công nghiệp Việt Nam. Các FTA được ký kết sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho xuất khẩu, các ngành công nghiệp và thương mại của Việt Nam.
Cùng với lộ trình cắt giảm thuế quan, Việt Nam có cơ hội nâng cao cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường truyền thống, những thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp trong nước tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, giúp các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trở nên đa dạng hơn cả về chủng loại và chất lượng.
Đại diện Ban tổ chức cũng nhấn mạnh, cùng với những cơ hội trên, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục đổ vào Việt Nam và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ đã góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp nói chung và hoạt động xuất khẩu sản phẩm công nghiệp có thế mạnh nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, quá trình toàn cầu hóa cũng đưa đến không ít thách thức cho xuất khẩu bền vững sản phẩm công nghiệp. Bởi khi tham gia vào các FTA với phạm vi rộng và mức độ cam kết sâu đồng nghĩa với việc sản phẩm của Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm sản xuất của các nước có lợi thế cạnh tranh vượt trội so với Việt Nam.
Ngoài ra, những hạn chế trong đầu tư vào công nghệ cao, hiện đại, thiếu hụt nhân lực trình độ cao; đặc biệt ngành CNHT chưa thực sự phát triển khiến Việt Nam mới chỉ dừng lại là mắt xích nhỏ trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Bàn thêm về hạn chế của ngành CNHT Việt Nam, GS. Phan Đăng Tuất, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương, hiện nay số DN CNHT mới chỉ chiếm 0,3% số DN, con số này quá nhỏ và đáng suy nghĩ.
Cho rằng việc nâng cao số lượng DN CNHT là hết sức quan trọng trong giai đoạn hội nhập, toàn cầu hóa, GS. Phan Đăng Tuất cho rằng, chúng ta phải bàn, phải hành động để cho ra những “đứa bé” CNHT chứ không phải chỉ là bàn về những DN CNHT đã có. Các bộ, ban ngành cần nghiên cứu những “lồng ấp” để cho ra đời nhiều hơn nữa các DN CNHT.
Ít doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ
Tại Hội thảo Ngành mỏ Việt Nam ứng dụng công nghệ phi truyền thống hướng tới nâng cao năng suất và phát triển bền vững” được tổ chức ngày 31-3, TS. Nguyễn Hữu Xuyên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ, Bộ Khoa học & và Công nghệ cho biết, tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ của các DN Việt Nam hiện rất thấp.
Theo TS. Nguyễn Hữu Xuyên, tỷ lệ đầu tư trung bình cho đổi mới công nghệ trên doanh thu của các DN hiện nay còn hạn chế. Theo đó, có tới 47% số DN dành ít hơn 0,5% doanh thu cho đổi mới công nghệ, 31% DN dành từ 0,5 đến 1% doanh thu, khoảng 13% DN dành 1-2% doanh thu và chỉ có 9% DN dành trên 2% doanh thu cho đổi mới công nghệ.
Với ngành khai khoáng, hiện nay công nghiệp khai khoáng của Việt Nam tập trung chủ yếu là khai thác than ở Quảng Ninh, khai thác sắt ở Trại Cau (Thái Nguyên), khai thác đồng ở Sinh Quyền (Lào Cai), khai thác vàng ở Bồng Miêu, titan Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận...
Đánh giá về đổi mới công nghệ trong ngành khai khoáng, TS. Nguyễn Hữu Xuyên nhận định, “nhìn chung, công
Hội thảo “Ngành mỏ Việt Nam ứng dụng công nghệ phi truyền thống hướng tới nâng cao năng suất và phát triển bền vững” được diễn ra trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế lần thứ 3 về công nghệ khai thác và khôi phục tài nguyên khoán sản tại Việt Nam. Triển lãm diễn ra từ ngày 29 đến 31-3, với sự tham gia của 171 công ty đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ có công nghệ phát triển cao về khai khoáng. Triển lãm không chỉ là nơi giới thiệu các công nghệ của doanh nghiệp nước ngoài mà còn là nơi giao thương và tìm kiếm cơ hội hợp tác của các doanh nghiệp tham dự.
nghệ sử dụng trong khai khoáng còn lạc hậu, quy mô chưa lớn, quy hoạch còn nhiều hạn chế nên hiệu quả chưa cao”.
Thông tin thêm về đổi mới công nghệ tại một số ngành khác, TS Nguyễn Hữu Xuyên cho biết, với ngành cơ khí chế tạo, chỉ có 12,5% số DN hiện đang sử dụng công nghệ tiên tiến, ngành điện tử là 28%, con số này của ngành da giày là 25%.
“Trình độ công nghệ của các DN nhìn chung còn thấp, mức đầu tư trên doanh thu cho các hoạt động đổi mới công nghệ còn chưa cao, tốc độ đổi mới còn chậm, chưa đạt mục tiêu của Chiến lược phát triển công nghệ đến năm 2020 và chưa tạo ra được nhiều sản phẩm công nghệ cao có khả năng xuất khẩu”, TS Nguyễn Hữu Xuyên nhấn mạnh.
Nguyên nhân của thực trạng trên được xác định là do các DN thiếu vốn và không huy động được vốn, thiếu nguồn nhân lực trình độ cao và môi trường chính sách chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho DN đổi mới công nghệ.
Số lượng DN tiếp cận và thụ hướng chính sách rất ít. Theo khảo sát, trên 70% DN không biết có chính sách liên quan đến đổi mới công nghệ, hoặc có DN biết nhưng không tìm hiểu nên rõ nội dung chính sách và cũng có DN tìm hiểu nhưng sau đó bỏ cuộc.
Thừa nhận những rào cản của DN trong đổi mới công nghệ, song đại diện Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ cho rằng có những hạn chế xuất phát từ chủ quan của DN.
Đơn cử, với việc thiếu vốn, theo TS Nguyễn Hữu Xuyên, nhiều DN kêu thiếu vốn chỉ là cái cớ, bởi nếu DN có dự án tốt thì các ngân hàng vẫn sẵn sàng cho vay vốn, vấn đề là DN có thực sự muốn đổi mới hay không?
Nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực da giày
Đó là thông tin được các diễn giả đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh ngành da giày Việt Nam 2016 do Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) tổ chức tại TP.HCM ngày 30-3.
doanh nghiệp nước ngoài trao đổi với lãnh đạo Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam bên lề hội nghị. Ảnh: Nguyễn Huế
Trình bày Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2025, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, theo quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày, đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu (XK) của ngành da giày sẽ đạt mức trên 23 tỉ USD và đến năm 2025 đạt trên 35 tỉ USD. Cùng với việc gia tăng kim ngạch XK, tỉ lệ nội địa hóa của ngành da giày cũng sẽ được nâng lên từ mức 50% đến 55% hiện nay lên từ 75% đến 80% vào năm 2020.
Bên cạnh đó, theo bà Hồ Thị Kim Thoa, trong quy hoạch tổng thể phát triển, ngành da giày sẽ xây dựng một số khu/cụm công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu và xử lí môi trường tập trung nhằm giải quyết những khó khăn về xử lí môi trường cho ngành thuộc da. Đồng thời xây dựng một số cụm chuyên sản xuất nguyên vật liệu để kêu gọi các nhà đầu tư. Ngoài ra, ngành da giày cũng sẽ được xây mới và phát triển các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm thời trang ở trong nước và nước ngoài...
Theo nhận định của bà Hồ Thị Kim Thoa, da giày là ngành có tốc độ tăng trưởng tốt và là một trong hai ngành sử dụng nhiều lao động nhất tại Việt Nam. Ngành da giày hiện cũng là ngành nằm trong top 3 về kim ngạch XK với kim XK năm 2015 đạt gần 15 tỉ USD .
“Trong những năm qua, Việt Nam luôn dành rất nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực da giày. Hiện hầu hết các thương hiệu da giày lớn trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam để đầu tư, kinh doanh. Việt Nam sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này”, bà Thoa cho biết.
Cung cấp những thông tin tổng quan về ngành da giày Việt Nam, ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, Việt Nam đang nằm trong Top 3 các nước XK giày lớn nhất thế giới và chiếm 10% tổng doanh thu XK của cả nước. Trong giai đoạn 2011-2015 ngành da giày luôn duy trì mức tăng trưởng XK từ 15% đến 16%/năm. Hiện gần 70% kim ngạch XK của ngành da giày vào thị trường Mỹ và EU. Trong đó riêng thị trường Hoa Kỳ chiếm gần 34%, châu Âu chiếm trên 33%. Trong năm 2016 dự kiến mức tăng trưởng XK của ngành da giày cũng ở mức 16% so với năm 2015.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, ngành da giày Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực như sản xuất sản phẩm da giày cho thị trường nội địa với nhu cầu tiêu thụ trung bình khoảng từ 120 đến 150 triệu đôi/năm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn có cơ hội rất lớn khi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành da giày cũng như trở thành nhà phân phối tại thị trường Việt Nam với lợi thuế miễn giảm thuế nhập khẩu của các FTA Việt Nam đã kí kết.
Liên quan đến nút thắt về công nghiệp hỗ trợ, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ phó Vụ Công nghiệp nặng Bộ Công Thương cho biết, Bộ Công Thương đã xây dựng Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ trong đó có ngành da giày với nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư khi tham gia vào lĩnh vực này.
Theo Tuấn, trong danh mục của Nghị định phát triển công nghiệp hỗ trợ, các sản phẩm da giày được ưu tiên phát triển gồm có da thuộc, vải giả da, mũ giày, dế giày, hóa chất, thuộc da, chỉ may giày, keo dán giầy, đồ trang trí..."Nghị định này là cơ sở pháp lý quan trong để hỗ trợ các ngành công nghiệp trọng yếu của đất nước trong đó có da giày. Tuy nhiên để nâng cao tính pháp lí và hiệu quả của Nghị định, Bộ Công Thương đang thực hiện xây dựng Nghị định này thành Luật để triển khai hiệu quả hơn các chính sách này vào cuộc sống", ông Tuấn cho biết