tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-04-2016

  • Cập nhật : 01/04/2016

Bộ Tài chính cam kết đồng hành cùng các nhà đầu tư Hoa Kỳ

Chiều ngày 31-3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng có buổi làm việc với ông Timothy Franz Geithner - Chủ tịch Tập đoàn đầu tư Warburg Pincus, Cựu Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ sang Việt Nam tìm hiểu về thị trường tài chính và cơ hội đầu tư.

bo truong dinh tien dung (ben trai) va chu tich timothy franz geithner

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng (bên trái) và Chủ tịch Timothy Franz Geithner

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá cao vai trò của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đầu tư làm ăn tại Việt Nam, qua đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. 

Bộ trưởng cho biết, tính đến cuối năm 2015, Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ 8 trong số các nước có dự án đầu tư vào Việt Nam với giá trị 11,3 tỷ USD và còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng trong giai đoạn tới. 

Hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã tham gia ký kết Hiệp định TPP và việc triển khai thực hiện cam kết mở cửa mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực trong đó có dịch vụ tài chính, hai bên cũng đang tiến hành hoàn tất ký kết Hiệp định tránh đánh thuế trùng, qua đó sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư của hai nước. Bộ Tài chính hy vọng trong thời gian tới các nhà đầu tư Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh hơn nữa để khai thác hiệu quả cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Timothy Franz Geithner cho biết: Warburg Pincus là tập đoàn có kinh nghiệm trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: năng lượng, công nghệ, bất động sản, thị trường bán lẻ, dịch vụ tài chính….

Vì vậy, Warburg Pincus đang rất quan tâm và tìm kiếm cơ hội đầu tư kinh doanh lâu dài tại Việt Nam. Chủ tịch Timothy Franz Geithner mong muốn Bộ Tài chính hỗ trợ và đưa ra những khuyến nghị liên quan tới môi trường đầu tư ở Việt Nam.

Kết thúc buổi làm việc, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục các nỗ lực để hoàn thiện thể chế, phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường dịch vụ tài chính, thị trường chứng khoán, bảo hiểm… nhằm cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

“Đây là thời điểm và là điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam” - Bộ trưởng khẳng định – “Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Bộ Tài chính sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thuận lợi cho doanh nghiệp an tâm đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam”.

* Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung có buổi tiếp đoàn Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ do ông Jerome Powell làm trưởng đoàn.
 

 

quang canh buoi lam viec giua thu truong truong chi trung va doan fed.

Quang cảnh buổi làm việc giữa Thứ trưởng Trương Chí Trung và đoàn FED.

 

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Trương Chí Trung và ông Jerome Powell đã thảo luận một số nội dung quan trọng về triển vọng nền kinh tế Việt Nam, vấn đề nợ công, đầu tư công, cải cách doanh nghiệp nhà nước, phát triển thị trường chứng khoán, những ưu tiên phát triển kinh tế của Việt Nam trong 5 năm tới, tổng quan về sự phát triển và hội nhập trong nội khối ASEAN; sự phát triển của thị trường trái phiếu Chính phủ, tác động của việc sụt giảm giá dầu thế giới ảnh hưởng tới điều hành ngân sách của Việt Nam.

Thứ trưởng cho biết: Ưu tiên phát triển kinh tế của Việt Nam trong 5 năm tới vẫn sẽ là ổn định kinh tế vĩ mô và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng; tiếp tục phát triển nhanh và ổn định, đồng thời đảm bảo đối phó kịp thời với tác động của biến đổi khí hậu.

Trước bối cảnh đó, Thứ trưởng Trương Chí Trung và ông Jerome Powell cùng cho rằng: Việc trao đổi thông tin về môi trường kinh tế và chia sẻ kinh nghiệm về điều hành vĩ mô với đoàn công tác của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ lần này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định và triển khai các chủ trương, chính sách và tăng cường mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ hợp tác tài chính giữa hai nước.


Vì sao dệt may Trung Quốc thành công?

Theo Hiệp hội Dệt may Trung Quốc, các cụm công nghiệp ở Trung Quốc có nhiều hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp dệt may phát triển.
trung quoc co nhung cum cong nghiep- "dat" cho cac doanh nghiep det may phat trien. anh minh hoa.

Trung Quốc có những cụm công nghiệp- "đất" cho các doanh nghiệp dệt may phát triển. Ảnh minh họa.

Ở một số nước phát triển về dệt may như Indonesia, Mexico…, doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp lớn cho nền kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, doanh nghiệp ở các nước này đều có khó khăn chung như khó vay vốn, khó tiếp cận tín dụng, thiếu lao động, tăng lương…

Chia sẻ thêm về vấn đề này tại hội thảo "APEC thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu trong ngành dệt may", ông Liu Yaozhong, Phó trưởng ban hợp tác quốc tế Hiệp hội Dệt may Trung Quốc cho biết: “Ngoài những nguyên nhân trên chúng tôi còn gặp khó khăn khi thế hệ trẻ không muốn làm trong ngành dệt may, dù đã đưa mức lương cao lên”.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, nhất là giai đoạn 2012-2015, tình trạng thiếu bông, thậm chí có lúc giá bông cao là rào cản đối với doanh nghiệp ngành dệt may Trung Quốc. Điều này đã đẩy giá thành phẩm hàng dệt may cao hơn, gây khó khăn lớn hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô sản xuất nhỏ.

Song theo ông Liu Yaozhong, doanh nghiệp dệt may Trung Quốc vẫn có thể phát triển nhờ có sự hỗ trợ lớn từ các địa phương. Theo chia sẻ của vị này, Trung Quốc có nhiều cụm công nghiệp và doanh nghiệp ở những cụm công nghiệp này được chính quyền địa phương hỗ trợ về marketing, tổ chức triển lãm ngành dệt may, đặc biệt Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy, nâng cấp cải tiến công nghệ. Đáng chú ý, chính quyền địa phương còn có kế hoạch phát triển ngành dệt may, sau đó xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu địa phương.

Với những chia sẻ trên, ông Alberto Saracho, Giám đốc ban phát triển kinh tế Công ty tư vấn C-230 (Mexico) đặt vấn đề “làm sao để Chính phủ Trung Quốc và chính quyền địa phương đặt sự tin tưởng vào doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may trong khi ở Mexico Chính phủ luôn "phàn nàn" về việc doanh nghiệp nhỏ và vừa không sẵn sàng cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu?”.

Ông Liu Yaozhong cho biết, chính quyền địa phương ở Trung Quốc ủng hộ việc thành lập cụm công nghiệp bởi ngành dệt may được coi là ngành trụ cột cho kinh tế địa phương này. Lãnh đạo các địa phương đều muốn tăng trưởng GDP trong khi dệt may là nguồn chính tạo nên sự tăng trưởng của GDP.

Do vậy, chính quyền địa phương luôn tạo điều kiện bằng cách lập văn phòng tại địa phương để điều phối và nghiên cứu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dệt may phát triển.

“Văn phòng này làm nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp từ đó có những hoạch định, khuyến nghị chính sách, xây dựng chính sách hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp”, ông Liu Yaozhong giải thích thêm.

Tất nhiên, theo vị này, vẫn cần có sự hỗ trợ đáng kể từ Chính phủ khi đưa ra chính sách, khung khổ chung để địa phương có chính sách của riêng mình. 

Thêm nữa, ông Liu Yaozhong cho rằng, để phát triển ngành dệt may hơn nữa, Chính phủ Trung Quốc cần ký nhiều hơn các hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao với Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi vấn đề thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu rất quan trọng.


Bãi bỏ 22 thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế

 Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định số 542/QĐ-BTC về công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý thuế, trong đó sẽ bãi bỏ 22 thủ tục.

anh minh hoa. nguon: internet.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet.

22 thủ tục bị bãi bỏ gồm: Khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với công ty xổ số kiến thiết khấu trừ thuế TNCN đối với thu nhập của đại lý xổ số ký hợp đồng trực tiếp với công ty xổ số; khai quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khóa có yêu cầu quyết toán thuế (trường hợp hoàn trước - kiểm sau); hay thủ tục khai tạm nộp thuế đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh nộp thuế theo kê khai; khai quyết toán thuế TNCN đối với cá nhân chỉ có thu nhập từ kinh doanh,...

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính công bố 1 thủ tục hành chính mới ở cấp chi cục thuế là khai thuế năm đối với cá nhân làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp và hoạt động kinh doanh khác chưa khấu trừ, nộp thuế trong năm.

Thủ tục hành chính thuế sửa đổi, thay thế được Bộ Tài chính gồm 13 thủ tục hành chính thuộc cấp cục thuế và 19 thuộc cấp Chi cục thuế. Cụ thể: Đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công;  khai quyết toán thuế/ hoàn thuế (trường hợp hoàn trước kiểm tra sau) đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công quyết toán trực tiếp tại cơ quan thuế.

Thủ tục miễn, giảm thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán ngừng nghỉ kinh doanh;  khai thuế đối với cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh; khai thuế đối với cá nhân có tài sản cho thuê; khai thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công,... cũng được sửa đổi.

Trong Quyết định, Bộ Tài chính cũng quy định cụ thể những biểu mẫu liên quan đến các thủ tục hành chính mới ban hành và sửa đối, thay thế. Quyết định này được áp dụng từ thời điểm 30-7-2015.


Thổ Nhĩ Kỳ thẩm tra tại chỗ vụ việc thuế chống bán phá giá gỗ dán

Cuộc thẩm tra là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp thêm những thông tin nhằm giải trình, làm rõ hơn cho phía cơ quan điều tra để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

tho nhi ky dieu tra chong lan tranh thue chong ban pha gia voi go dan nhap khau tu viet nam tu thang 5-2015 . anh internet.

Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam từ tháng 5-2015 . Ảnh internet.

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi Công hàm thông báo về việc tiến hành thẩm tra tại chỗ doanh nghiệp trong khuôn khổ vụ việc điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm gỗ dán (plywood) nhập khẩu từ Việt Nam. Thời gian thẩm tra sẽ diễn ra từ ngày 4 đến ngày 7-4-2016. 

Theo quy trình thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Thổ Nhĩ Kỳ, mục đích của cuộc thẩm tra tại chỗ nhằm xác minh các thông tin mà doanh nghiệp đã cung cấp trong bản trả lời câu hỏi điều tra. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp thêm những thông tin nhằm giải trình, làm rõ hơn cho phía cơ quan điều tra để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), thực tiễn xử lý các vụ việc điều tra chống bán phá giá trước đây cho thấy, kết quả cuối cùng của vụ việc phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của cuộc thẩm tra tại chỗ. Do đó, để đạt kết quả có lợi nhất, các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu gỗ dán của Việt Nam tham gia thẩm tra cần phối hợp đầy đủ và chặt chẽ với cơ quan điều tra Thổ Nhĩ Kỳ, thực hiện tốt công tác chuẩn bị và cung cấp đầy đủ các tài liệu mà phía Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu trong suốt quá trình thẩm tra.

Trước đó, tháng 5-2015, Tổng vụ Nhập khẩu Thổ Nhĩ Kỳ (Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ) có quyết định điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá với gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam, mã HS 4412.10; 4412.31; 4412.32 và 4412.39. Giai đoạn điều tra được xác định từ năm 2010 đến nay.

Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã xác định kể từ năm 2010, lượng nhập khẩu sản phẩm bị điều tra từ Việt Nam đã tăng từ 3.250m3 (trước năm 2010) lên 24.065m3 (cuối năm 2014).

Lượng xuất khẩu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu mặt hàng nói trên vào Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng từ 2% trong năm 2010 lên 8% trong năm 2014, chỉ xếp sau Nga, Ukraine và Brazil.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực phòng vệ thương mại, trước sản phẩm gỗ dán, Việt Nam đã có nhiều sản phẩm bị một số nước điều tra lẩn tránh thuế như móc áo, bật lửa gas, đá granite…

Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm bị điều tra lẩn tránh thuế của Việt Nam đều có liên quan đến Trung Quốc, do quốc gia này đã bị các nước khác áp thuế trong lĩnh vực phòng vệ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ…


Cấp chứng thư cho thủy sản XK theo NSW: Nước đến chân vẫn chưa muốn nhảy...

 Từ 1-4, thủ tục "Cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK sản xuất tại cơ sở nằm trong Danh sách ưu tiên” và thủ tục “Kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK sản xuất tại cơ sở nằm ngoài Danh sách ưu tiên” chính thức được áp dụng thí điểm theo Cơ chế một cửa Quốc gia (NSW).

viec cap chung thu cho thuy san xk theo nsw moi ap dung doi voi hang xk sang thi truong trung quoc va han quoc.

Việc cấp chứng thư cho thủy sản XK theo NSW mới áp dụng đối với hàng XK sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.

Trước mắt chỉ áp dụng đối với các lô hàng XK sang thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc. Song nhiều DN chưa thực sự sẵn sàng cho việc triển khai này.

Thuận lợi với cách làm hiện tại

Thời gian tới, Nafiqad đề nghị Tổng cục Hải quan và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tiếp tục phối hợp với Nafiqad hoàn thiện các biểu mẫu trên hệ thống để có thể thực hiện việc cấp chứng thư điện tử cho tất cả các lô hàng thủy sản XK sang các thị trường.

Công ty CP XNK Thủy sản Hợp Tấn chuyên XK bạch tuộc, mực sang thị trường Hàn Quốc với tần suất khoảng 15-20 lô hàng/tháng. Tương ứng với đó, mỗi tháng DN cần xin cấp 15-20 chứng thư đi kèm hàng XK. Theo đại diện Phòng Quản lý chất lượng của Công ty, hiện nay mỗi lần xin cấp chứng thư, DN chỉ cần nộp đầy đủ hồ sơ lên Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng IV, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT, sau 1-2 ngày là nhận được chứng thư. Quá trình làm việc khá nhanh chóng, tiện lợi.

Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, bà Hồ Bảo Trân, nhân viên Phòng Quản lý chất lượng, Công ty TNHH Hai thành viên 404 cho biết: DN này chuyên XK chả cá vào thị trường Hàn Quốc và cá tra vào thị trường EU, Trung Đông… Tương ứng với số lô hàng XK đi, trung bình mỗi tháng DN cần xin cấp khoảng 30 chứng thư. Nếu hồ sơ chính xác, đầy đủ, với lô hàng XK đi các thị trường gần, quãng đường ngắn như Hàn Quốc, DN sẽ được cấp sau 1-2 ngày kể từ khi nộp hồ sơ và với lô hàng XK đi các thị trường xa hơn như Trung Đông thì thời gian khoảng 2-3 ngày.

Đề cập tới vấn đề này, theo đại diện nhân viên thường xuyên làm thủ tục xin cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản XK của Công ty CP Chế biến thủy sản XNK Âu Vững I (DN thường xuyên XK mặt hàng tôm đông lạnh sang nhiều thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, EU… với tần suất tháng cao điểm lên tới 30-40 lô hàng), thời gian từ khi nộp hồ sơ cho tới khi nhận chứng thư của Công ty chỉ trong vòng nửa ngày, thậm chí vài tiếng đồng hồ. “Hiện nay, khi xin cấp chứng thư, DN không đem nộp hồ sơ giấy trực tiếp mà chỉ cần scan hồ sơ gửi cho Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 5, Nafiqad và chờ phản hồi. Nếu hồ sơ có sai sót, cần chỉnh sửa bổ sung, Trung tâm sẽ thông báo tới DN qua email để DN điều chỉnh. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, không sai sót gì, việc cấp chứng thư diễn ra khá nhanh chóng”, vị đại diện này nhấn mạnh.

Mong được tập huấn thêm

Trên thực tế, từ cuối tháng 12-2015, khoảng trên 20 DN có tần suất XK, xin cấp chứng thư cho hàng thủy sản XK lớn đã được cơ quan chức năng đào tạo tập huấn sử dụng phần mềm thử nghiệm NSW. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, sát mốc áp dụng thí điểm, không ít DN vẫn cảm thấy khá băn khoăn, thậm chí DN còn muốn lùi lại sau ngày 1-4 để được tập huấn, chuẩn bị kỹ càng hơn. Theo bà Trân, sau lần tập huấn từ cuối tháng 12-2015, nhân viên của DN chỉ nắm được những yếu tố cơ bản. Hiện nay, DN mới hoàn thành đăng ký chữ ký số và tài khoản trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia. Dự kiến, nếu áp dụng thí điểm NSW từ ngày 1-4, DN sẽ rất lúng túng, không tránh được sai sót.

Đồng quan điểm này, đại diện Công ty CP Chế biến thủy sản XNK Âu Vững I cho hay: Trên thực tế trong quá trình tập huấn, nhân viên tham gia cảm thấy còn nhiều vấn đề bất cập chưa tháo gỡ được. Điển hình như hệ thống phần mềm vẫn trục trặc, có thể dễ dàng xảy ra lỗi như khai báo không thành công, mạng bận không thể truy cập hệ thống… Đáng chú ý là, có những nội dung khi nhân viên của DN hỏi, ngay cả đại diện đơn vị viết phần mềm cũng không giải thích được thỏa đáng. Lý do có lẽ bởi người viết phần mềm chưa thực sự hiểu đầy đủ quy trình cũng như nội dung của việc cấp chứng thư cho hàng thủy sản XK.

Ngoài ra, một trong những vấn đề khó giải quyết là mặc dù cùng XK hàng thủy sản sang một số thị trường như Trung Quốc hay Hàn Quốc, tuy nhiên trong quá trình xin cấp chứng thư, ngoài áp dụng theo mẫu chung, nhiều trường hợp khách hàng sẽ có những yêu cầu đặc thù với DN. Điển hình như có trường hợp hàng XK đi, song khách yêu cầu phải có thêm chứng nhận xét nghiệm chỉ tiêu vi sinh, hóa học đi kèm. Đối với việc cấp chứng thư như hiện tại, DN muốn bổ sung khá đơn giản. Tuy nhiên, với cấp chứng thư điện tử do đã thiết kế theo mẫu chung, việc bổ sung rất khó khăn, thậm chí không thể giải quyết.

Hầu hết DN được phóng viên Báo Hải quan phỏng vấn đều khẳng định về lâu dài, DN đánh giá cao những lợi ích mà NSW đem lại, song ở thời điểm hiện tại, DN chưa thực sự sẵn sàng áp dụng. DN mong muốn sẽ có thêm cơ hội được tập huấn, trao đổi trực tiếp với cơ quan chức năng về những khúc mắc còn tồn tại, trên cơ sở đó góp phần để hệ thống hoàn thiện hơn.

Theo đại diện Nafiqad, việc áp dụng NSW nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN trong việc giải quyết nhanh chóng hồ sơ thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí, thủ tục thông quan hàng hóa... Tuy nhiên đây là việc làm mới, trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu triển khai áp dụng, do vậy rất cần sự phối hợp tích cực từ phía DN và các đơn vị liên quan để từng bước hoàn thiện và thực hiện hiệu quả. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-07-2016

    Lạm phát của Australia tăng 0,6% trong tháng 6
    Nhật Bản: hoạt động ngành dịch vụ giảm trong tháng 6
    Ấn Độ có thể thay đổi giá nhập khẩu tối thiểu đối với mặt hàng thép
    Quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam niêm yết trên sàn London
    CII khởi động đàm phán với một quỹ đầu tư Hàn Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-07-2016

    Xuất khẩu vũ khí của Đức tăng lên 4,03 tỷ euro trong 6 tháng đầu năm 2016
    Xuất khẩu cà phê của Costa Rica giảm 2,4% trong tháng 6
    Hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu của Trung Quốc trong quý 3 cao hơn 79%
    Hàn Quốc đặt mục tiêu đầu tư năng lượng tái tạo trị giá 37 tỷ USD vào năm 2020
    New Zealand: niềm tin kinh doanh lạc quan tăng trong quý II

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-07-2016

    Thị trường thuốc bảo vệ thực vật: “Miếng bánh” của “khách”?
    Hơn 5.000 con cá sấu không có đầu ra
    Xuất khẩu thủy sản đạt 3,07 tỷ USD
    Quốc hội có thể phê chuẩn Hiệp định TPP vào cuối năm 2016
    ICO: Xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 6,8% trong tháng 5

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-07-2016

    Rời châu Âu sẽ khiến Anh ngập trong nợ
    Gần 200 hạ nghị sĩ Mỹ ủng hộ bỏ giám sát cá tra Việt Nam
    Tăng trưởng kinh tế của Saudi Arabia trong quý 1 ở mức thấp nhất 3 năm
    Viglacera sẽ lập liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng tại Cuba
    Lô bánh trung thu đầu tiên đi Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-07-2016

    George Soros: Brexit mở đường cho khủng hoảng tài chính
    IMF cảnh báo Anh có thể bị tổn thất tới 4,5% GDP vào năm 2019
    Trung Quốc tạo ra phương pháp mới để đánh giá kinh tế mới
    Nhật Bản: ước tính giá sản xuất công nghiệp giảm trong tháng 6
    Kỳ 1 tháng 6/2016: Xuất siêu đạt hơn 1,3 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-07-2016

    Giá lương thực sẽ duy trì vững trong thập kỷ tới
    Cá tra sắp được giao dịch trên internet
    Giá tỏi tại Trung Quốc vẫn ở mức cao
    Thất nghiệp của Tây Ban Nha giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 năm
    Chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,46%, dự kiến tiếp tục tăng vào tháng 7

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-07-2016

    Triều Tiên bán quyền đánh cá cho Trung Quốc giá 30 triệu USD
    8.400 tỷ đồng làm tuyến tàu điện một ray số 3 của TP HCM
    BIDV chính thức được Myanmar cấp phép thành lập chi nhánh 85 triệu USD
    Đồng bảng trượt xuống mức thấp kỷ lục mới trong 31 năm so với đồng USD
    Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu xăng dầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-07-2016

    Anh rời EU: Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang EU mất giá từ 5-7%
    Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Australia tăng mạnh
    Người Trung Quốc rục rịch “đổ bộ” sang Anh sắm đồ hiệu
    CHUYÊN GIA KINH TẾ LÊ ĐĂNG DOANH: Hãy ra nước ngoài đầu tư nếu trong nước không tạo điều kiện
    Sau 5 năm, nợ công tăng gần 1 triệu tỉ đồng 

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-07-2016

    Forbes: Ông Phạm Nhật Vượng có trên 49.000 tỷ đồng tài sản ròng
    Thêm kênh quảng bá đặc sản miền Tây
    Nhập khầu dầu thô của Ấn Độ từ Iran tăng vọt trong tháng 6
    Xuất khẩu dầu của Iraq giảm trong tháng 6 do tiêu thụ trong nước tăng
    Tiêu thụ xăng của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 4

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-07-2016

    TP.HCM: Giao dịch biệt thự, nhà phố tăng trên 81%
    Tỷ phú đầu tư George Soros "ăn đậm" với Brexit
    TP.HCM: XNK 6 tháng tăng hơn 3,4 tỷ USD
    Kiểm dịch thủy sản NK vẫn còn nhiều bất cập