Kinh tế Thái Lan được dự báo tăng trưởng nhẹ
Nông nghiệp Úc nóng lên vì tiền từ Trung Quốc
Ả Rập Xê Út thất thế tại nhiều thị trường dầu mỏ chính
Myanmar mở cửa ngành cao su, hạt giống
Nga trở thành nước mua vàng nhiều nhất
Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-03-2016
- Cập nhật : 29/03/2016
Tính chuyện hút thêm 2 triệu tấn dầu thô để bù đắp ngân sách
Như vậy, thay vì rút kinh nghiệm từ bài học của năm 2015, nhiều khả năng việc đẩy mạnh khai thác loại khoáng sản không tái tạo này để bán sẽ được lặp lại. Cụ thể, vào tháng 10/2015, Bộ Tài chính báo cáo với Quốc hội thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 927.500 tỷ đồng, nhưng cuối cùng đạt 996.870 tỷ đồng, tăng thêm 85.770 tỷ đồng so với dự toán và tăng 69.370 tỷ đồng so với báo cáo Quốc hội.
Có được kết quả khả quan này, theo ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi, còn có sự “đóng góp” rất lớn từ việc khai thác thêm dầu thô với tổng sản lượng 16,75 triệu tấn, tăng 2,1 triệu tấn so kế hoạch, trong đó riêng 3 tháng cuối năm “đào” thêm 1,01 triệu tấn so với kế hoạch ban đầu.
Ông Nguyễn Văn Phụng, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho biết, ngân sách thu từ dầu thô không chỉ là tiền bán dầu, tiền thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường… mà còn thu được các loại thuế từ nhiều ngành cung cấp dịch vụ dầu khí. Khai thác dầu thô không chỉ tăng thu cho ngân sách nhà nước, mà còn góp phần tăng trưởng kinh tế, qua đó cũng tăng thu nội địa.
Tăng trưởng kinh tế quý I/2016 chỉ ở mức 5,46%, thấp hơn khá xa so với mức 6,12% của năm 2015, trong khi giá dầu tăng trở lại là một trong những lý do khiến các bộ, ngành… nghĩ ngay tới việc “đào” thêm dầu để bán!
Sản xuất, kinh doanh trong 3 tháng đầu năm nay phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản rơi vào trạng thái tăng trưởng âm (giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2015) do biến đổi khí hậu. So với cùng kỳ năm 2015, kim ngạch nhập khẩu giảm 4,8%, trong đó, riêng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - khu vực “dẫn dắt” nền kinh tế giảm 5,7%, khu vực kinh tế trong nước giảm 3,5%; kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 4,1% đã khiến xuất siêu trở lại, với trị giá 776 triệu USD.
Sản xuất công nghiệp chưa rơi vào đình đốn, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ còn 6,2%, thay vì mức 9,27% của quý I/2015 do hai ngành công nghiệp chủ lực là khai khoáng và chế biến, chế tạo giảm tốc độ tăng trưởng.
Ngoài các thách thức kể trên, theo Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, từ nay đến cuối năm, kinh tế Việt Nam còn phải đối mặt thêm nhiều khó khăn thách thức mới, đó là nền kinh tế các nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đang gặp khó khăn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới động xuất khẩu của Việt Nam trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm. Thị trường tài chính, tiền tệ trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc biến động khó lường sẽ gây ra nhiều khó khăn cho chính sách tiền tệ, tỷ giá và hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam trong những tháng cuối năm nay…
Vì vậy, theo ông Lâm, muốn đạt tốc độ tăng trưởng GDP 6,7% như kế hoạch, bên cạnh thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp, thì việc khai thác thêm 2 triệu tấn dầu thô cũng là một trong những giải pháp “cứu” cho năm đầu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020.
Năm 2016, theo kế hoạch, Việt Nam sẽ khai thác 14 triệu tấn dầu thô. Trong quý I/2016 đã khai thác 4 triệu tấn, giảm 15.000 tấn so với cùng kỳ năm 2015 do giá dầu thô giao dịch trong 2 tháng đầu năm quá thấp. Tuy nhiên, khi giá dầu quay đầu, theo ông Lâm, cần phải tính đến việc khai thác thêm 2 triệu tấn dầu. Ông Lâm dự báo, sau khi xuống đến mức 27,88 USD/thùng, giá dầu đã đến đáy và đang thoát đáy và tăng trở lại lên mức 41,79 USD/thùng.
“Giá dầu bình quân thanh toán trong 3 tháng đầu năm đạt 39,8 USD/thùng, tăng đáng kể so với mức 36 USD/thùng trong 2 tháng đầu năm”, ông Lâm cho biết.
Ông Hà Quang Tuyến, Vụ trưởng Vụ thống kê tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê) nhận định, với những diễn biến sản xuất, kinh doanh, xuất - nhập khẩu 3 tháng đầu năm, có thể nói, để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP như kế hoạch là rất khó. Vì vậy, khi giá dầu ở mức 40 USD/thùng, nếu Chính phủ chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia khai thác mạnh trở lại sẽ góp phần tăng trưởng GDP trong năm 2016.
“Nếu năm nay khai thác thêm 2 triệu tấn dầu thô, sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách. Còn góp phần tăng trưởng GDP bao nhiêu, tăng ngân sách thu bao nhiêu phụ thuộc vào giá dầu thô thế giới”, ông Tuyến phát biểu.(BĐT)
Giải mã cơn sóng ngầm tăng lãi suất
Lãi suất thực dương đang “cao nhất thế giới”
Sau khi các ngân hàng BIDV và VietinBank nhập cuộc tăng lãi suất huy động, hiện mặt bằng lãi suất huy động của khối ngân hàng TMCP và ngân hàng thương mại nhà nước đã kéo sát gần nhau. Dù vậy, trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc VIB cho rằng, lãi suất không có cơ sở để tăng mạnh.
“Lạm phát 3 tháng đầu năm chưa đến 1%, trong khi lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm đang ở mức 7%/năm. Như vậy, lãi suất tiền gửi thực dương ở nước ta đang ở mức tốt nhất thế giới. Bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn huy động (LDR) vẫn dưới 80%, chứng tỏ thanh khoản của hệ thống dồi dào, ngân hàng không thiếu tiền. Như vậy, việc một số ngân hàng điều chỉnh lãi suất thời gian qua mang tính cục bộ. Tôi cho rằng, trước đây, hệ thống ngân hàng thừa quá nhiều tiền, nên đã đẩy lãi suất huy động xuống quá sâu, nên giờ tăng thêm một chút, chứ về mặt xu hướng, chắc chắn năm nay lãi suất không thể tăng mạnh”.
.
Đồng tình với ý kiến này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, tuy tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi, song các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, tín dụng chưa thể tăng trưởng mạnh. Chưa kể, so với khu vực, lãi suất cho vay ở nước ta vẫn ở mức rất cao. Nếu lãi suất tiếp tục tăng, sản xuất - kinh doanh vừa mới chớm hồi phục có nguy cơ bị dập tắt, khi đó, ngân hàng cũng sẽ phải gánh hệ lụy.
Ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) khẳng định, việc một số ngân hàng tăng lãi suất chủ yếu mang tính chất tạm thời để dự trù nguồn vốn cho vay ở một số đơn vị, đáp ứng nhu cầu sản xuất - kinh doanh, chứ không phải là xu hướng. NHNN chưa thấy các yếu tố thanh khoản và lợi nhuận biên ròng đột biến để gây áp lực lên lãi suất.
Sóng ngầm từ các khoản vay trung, dài hạn
Trong khi đó, nhiều cán bộ tín dụng ngân hàng cho hay, suốt nửa năm nay, chỉ tiêu huy động vốn đã “căng” trở lại, đặc biệt là từ khi NHNN đưa ra Dự thảo sửa đổi Thông tư 36.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, dù thanh khoản hệ thống ngân hàng nói chung chưa đến mức rủi ro, song nhìn vào một số khía cạnh thì rất đáng báo động. Cụ thể, ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, tín dụng trung và dài hạn tăng quá nhanh (31,8%) và chiếm tới 55%, trong khi vốn huy động trung và dài hạn chỉ 10%, đang tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. “Nếu nhà điều hành không có giải pháp điều chỉnh kịp thời, thì các ngân hàng sẽ lâm vào khó khăn thanh khoản, sức khoẻ tiếp tục ‘mong manh’ và không thể được coi là trụ cột, bệ đỡ bền vững của nền kinh tế”, ông Vũ Viết Ngoạn cảnh báo.
Giới chuyên gia cho rằng, việc hệ thống ngân hàng dành quá nhiều vốn cho cácdự án bất động sản, hạ tầng, giao thông và đổ quá nhiều tiền vào trái phiếu chính phủ 2 năm qua đã khiến dòng tiền trung, dài hạn căng thẳng, tạo nên những cơn sóng ngầm về lãi suất.
Chỉ riêng năm 2015, số vốn dành cho các dự án giao thông, xây dựng lên tới hơn nửa triệu tỷ đồng. Điều đáng nói là, trong khi bất động sản có dấu hiệu phục hồi, thanh khoản khá tốt, thì vốn đổ vào các dự án giao thông (BOT, BT) lại đang nảy sinh rất nhiều vấn đề như: chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, nhiều dự án BOT, BT đã đi vào sử dụng nhưng nguồn thu phí thấp hơn nhiều so với dự toán…, khiến khả năng trả nợ ngân hàng bị ảnh hưởng.
Trước tình trạng trên, từ năm 2015, NHNN đã cảnh báo về tín dụng giao thông và đang tính thắt chặt quản lý rủi ro với tín dụng bất động sản, đồng thời giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống 40%. Tuy nhiên, riêng tín dụng đổ vào trái phiếu chính phủ không có dấu hiệu giảm mà vẫn tăng, nhất là khi ngân sách tiếp tục bội chi cao. Tuần qua, tỷ lệ trúng thầu trái phiếu chính phủ trên sàn HNX đạt lên tới 96,6%. Độ rủi ro bằng 0, lãi suất trái phiếu chính phủ lên đến 6,3-6,4%/năm cho kỳ hạn 5 năm khiến các ngân hàng dồn dập gom vào trái phiếu chính phủ.
“Việc các ngân hàng mua trái phiếu chính phủ ‘quá trời’ chính là lý do khiến lãi suất trung, dài hạn trên thị trường liên tục tăng thời gian qua”, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế nhận định.
Năm 2015, cảng Hải Phòng lãi 450 tỷ đồng, chia cổ tức 8%
Cụ thể, doanh thu của cảng biển lớn nhất khu vực phía Bắc năm 2015 đạt 1.791,89 tỷ đồng, tăng 4,18% so với kế hoạch và tăng 7,41% so với năm 2014, trong đó doanh thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ cảng là 1.677 tỷ đồng.
Điều đáng nói là, mức lợi nhuận trước thuế trong năm 2015 của Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng tuy vượt kế hoạch đề ra 450 tỷ đồng (tăng 18,61%) nhưng vẫn giảm hơn 5% so với năm 2014.
Với mức lợi nhuận này, cảng Hải Phòng dự kiến chia cổ tức năm 2015 là 8% trong tổng số 73,57% tổng lợi nhuận sau thuế được phân phối (355 tỷ đồng) tương đương 261,5 tỷ đồng. Do đang nắm tới 92,56% vốn điều lệ tại cảng Hải Phòng, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sẽ thu về hơn hơn 250 tỷ đồng tiền cổ tức năm 2015.
Dự kiến, Cảng Hải Phòng tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên vào cuối tháng 4 này.
Theo Vinalines, các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận của cảng năm 2015 đều có sự tăng trưởng chậm so với năm 2014. Ngoài các khó khăn như luồng tại đoạn Lạch Huyện chậm nạo vét, giao thông sau cảng còn ùn tắc, cảng Hải Phòng đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt của các cảng mới trong khu vực.
Mặc dầu vậy, năm 2016, Công ty cảng Hải Phòng vẫn đặt mục tiêu đạt sản lượng hàng hóa thông qua là 27,3 triệu tấn, mang lại doanh thu 2.018 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 600 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2015 với kỳ vọng chủ yếu xuấ t phát từ việc Việt Nam tham dự TPP.
Cảng Hải Phòng hiện có số vốn điều lệ 3.269,6 tỷ đồng, trong đó Vinalines góp 3.026,4 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/2015, cảng Hải Phòng có tổng số lao động là 3.422 người, thu nhập bình quân đạt 12,6 triệu đồng/tháng.
Cảng Hải Phòng là cảng lớn nhất khu vực phía Bắc với 21 bến với chiều dài cầu cảng là 3.567 m, diện tích kho bãi là 521.570 m2.
Xử lý nợ xấu phải có giải pháp căn cơ
Trước đó, trong một cuộc họp do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia tổ chức hồi trung tuần tháng 3-2016, các chuyên gia cũng cảnh báo nguy cơ nợ xấu tăng trở lại...
Bên lề kỳ họp chiều 28-3, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP Hồ Chí Minh) - Ủy viên Ủy ban Kinh tế QH đã trao đổi với phóng viên về vấn đề này.
- Nếu so với cách đây 4 năm thì nợ xấu là vấn đề rất đáng lo ngại, có khả năng làm đổ vỡ hệ thống ngân hàng và kìm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng… Vì lẽ đó, QH đã ban hành nghị quyết tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng (Nghị quyết số 86/2014/QH13 được thông qua cuối tháng 11-2013 - PV). Trong đó, có việc tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu. Qua gần 3 năm, quá trình xử lý nợ xấu có kết quả nhất định. Chúng ta đã cắt được "khối u" nợ xấu, lưu thông tiền tệ và tín dụng tăng cao trở lại.
Về quá trình xử lý nợ xấu, chúng ta phải đặt trong bối cảnh đó, trong điều kiện đó và xử lý như đã làm là hợp lý, đồng thời là phương án tốt nhất.
- Nhưng cũng có quan điểm cho rằng việc xử lý thông qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) chỉ là "gom" nợ xấu từ các tổ chức tín dụng sang VAMC?
- Như tôi đã nói, chúng ta phải đặt trong bối ảnh đó, với nguồn lực đó thì việc xử lý nợ xấu qua VAMC là phương án tốt nhất. Nhưng về lâu dài thì còn nhiều việc phải làm! Vấn đề là hiện nay chúng ta tiếp tục phải xử lý cái "khối u" đó đang do VAMC quản lý, tránh tình trạng là khi gặp gió, bão, "khối u" đó rớt xuống làm ảnh hưởng tới nền kinh tế.
- Vậy đâu là giải pháp?
- Tôi cho rằng chúng ta phải có giải pháp căn cơ để xử lý. Đó là các biện pháp để nền kinh tế phục hồi với tăng trưởng mạnh hơn. Đặc biệt, thị trường bất động sảnphải được "ấm" hơn, nhưng tránh để xảy ra "bong bóng" bất động sản hay nói cách khác là "ấm" nhưng không "nóng" và đó là một nguyên nhân quan trọng góp phần giải quyết nợ xấu. Cùng với đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước; tái cơ cấu ngân hàng thương mại… Tôi cho rằng đó là những giải pháp để xử lý nợ xấu một cách trọn vẹn.
Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam hầu tòa