Deutsche Bank: USD sẽ tiếp tục tăng giá
Năm 2015, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 6,9 tỷ USD
Hơn 70% doanh nghiệp bán lẻ thờ ơ với các FTA thế hệ mới
Mối lo dòng vốn quốc tế thoái lui khỏi các thị trường mới nổi
Phát hành trái phiếu quốc tế, thời điểm chưa chín muồi
Tin kinh tế đọc nhanh 30-03-2016
- Cập nhật : 30/03/2016
Sau Aeon, Lotte,... các “đại gia” bán lẻ Châu Âu, Trung Đông sắp đổ tiền vào Việt Nam
Bác đề xuất hưởng thuế suất 0% của vàng Bồng Miêu
Trung Quốc - Thiên đường rửa tiền
Mạng lưới tài chính ngầm phát triển mạnh của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của các tội phạm nước ngoài - những kẻ đang tận dụng Trung Quốc để biến tiền bẩn thành tiền sạch rồi bơm trở lại hệ thống tài chính toàn cầu, mà không lo bị các cơ quan thực thi pháp luật phương Tây tóm cổ, hãng tin Mỹ AP đưa tin hôm qua.
Các băng nhóm tội phạm đến từ Israel, Tây Ban Nha, những kẻ buôn lậu cần sa đến từ Bắc Phi, các “tập đoàn” ma túy đến từ Mexico, Colombia đã rửa hàng tỷ đô la Mỹ ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong, đưa được số tiền phi pháp này vào các hoạt động thương mại, tài chính hợp pháp ở khu vực, theo các sĩ quan cảnh sát, tài liệu tòa án châu Âu, Mỹ và thông tin tình báo mà AP nghiên cứu.
Gilbert Chikli, một kẻ lừa đảo người Israel gốc Pháp bị kết án, hiểu rõ sức quyến rũ của Trung Quốc. Kế hoạch lừa đảo của Chikli, thường được gọi là “giám đốc điều hành rởm”, “chủ tịch rởm”, thành công đến nỗi nó truyền cảm hứng cho nhiều kẻ bất lương tạo ra vô số kế hoạch lừa đảo tương tự.
Kế hoạch của Chikli đã khiến hàng nghìn doanh nghiệp, trong đó có nhiều công ty Mỹ, sập bẫy, khiến họ mất tổng cộng 1,8 tỷ USD chỉ trong hơn 2 năm, theo Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). “Trung Quốc đã trở thành hành lang toàn cầu cho tất cả những kế hoạch lừa đảo này. Bởi vì Trung Quốc ngày nay là một siêu cường. Bởi vì Trung Quốc không đếm xỉa đến các nước láng giềng”, Chikli nói.
Chikli đã đút túi hàng triệu đô la Mỹ bằng cách đóng vai giám đốc điều hành, nhân viên tình báo, thuyết phục nhân viên của một số công ty lớn nhất thế giới chuyển tiền vào tài khoản của ông ta, theo các tài liệu pháp lý của Pháp. Chikli nói rằng, ông ta đã rửa 90% số tiền lừa được thông qua Trung Quốc đại lục và Hong Kong. “Con số này thật khổng lồ”, Chikli trả lời phỏng vấn khi ngồi tại tòa nhà sang trọng của mình ở Ashdod - thành phố bên bờ Địa Trung Hải.
Năm ngoái, một tòa án Pháp kết tội Chikli lừa đảo 5 công ty 6,8 triệu USD. Đó là La Banque Postale, ngân hàng LCL, HSBC, Accenture và công ty công nghệ Pháp Thomson. Chikli cũng bị kết tội âm mưu rút 78 triệu USD từ 33 hãng khác, trong đó có Barclays, American Express và công ty điều hành Disneyland Paris. Chikli bị tuyên án (vắng mặt) 7 năm tù giam. Hiện nay, Chikli vẫn bị truy nã, nhưng sống nhởn nhơ ở Israel – nơi giới chức từ chối bình luận về trường hợp của ông ta. Israel và Pháp không có hiệp định dẫn độ song phương.
Chikli nói rằng, phương pháp rửa tiền yêu thích của mình là thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Ông ta chuyển tiền bẩn cho các công ty bình phong ở Hong Kong, sau đó rút tiền mặt và dùng tiền này để mua hàng hóa ở Trung Quốc đại lục. Ví dụ, Chikli mua 20 tấn thép, nhưng hối lộ bên bán để họ giao cho ông ta hóa đơn bán hàng 100 tấn. Sau đó, Chikli bán số thép, chuyển tiền về Israel, nơi hóa đơn giả khiến toàn bộ số tiền bẩn trông có vẻ là lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn bán hợp pháp. “Đưa cho tôi giấy tờ, tài liệu và mọi việc sẽ ổn”, Chikli nói.
Giới chức Mỹ ngày càng quan ngại về loại rửa tiền dựa trên buôn bán. Theo một tài liệu của Bộ Tư pháp Mỹ, 3 người Colombia tạm trú ở thành phố Quảng Châu của Trung Quốc đã điều hành một mạng lưới rửa tiền toàn cầu và mạng lưới này đã chuyển hơn 5 tỷ USD cho các “tập đoàn” ma túy Mexico.
Giới chức tin rằng, mạng lưới này vươn vòi bạch tuộc tới Mỹ, Colombia, Tây Ban Nha, Ecuador, Venezuela… Giống như Chikli, họ xử lý lợi nhuận phi pháp thông qua các tài khoản ngân hàng ở Hong Kong, Trung Quốc đại lục, rửa tiền bằng cách mua hàng hóa, thường là hàng giả, rồi chuyên chở và bán ở Colombia và nhiều nước khác, theo Bộ Tư pháp Mỹ. FBI đã lần được dấu vết các vụ chuyển tiền có được nhờ lừa đảo kiểu giả làm giám đốc tới hơn 70 nước và đứng đầu danh sách này là Trung Quốc, Jay Bienkowski, đặc vụ của FBI, nói với AP.
Doanh nghiệp Trung Quốc ồ ạt sa thải công nhân
Việc đưa ra một bức tranh rõ ràng về thị trường lao động Trung Quốc là một việc không hề dễ dàng do có sự chênh lệch lớn giữa các con số thống kê. Ảnh: Bloomberg.
Theo trang CNN Money, vốn đã nặng gánh nợ nần, các doanh nghiệp Trung Quốc ra sức hạn chế vay mượn và cắt giảm chi tiêu. Giờ đây, họ còn giảm tốc độ tuyển dụng nhân sự - bản báo cáo kinh tế Trung Quốc China Beige Book khảo sát hơn 2.200 công ty ở nước này cho thấy.
Trong số các công ty được khảo sát, 15% nói đã cắt giảm việc làm trong quý 1. Có 23% nói đã tăng số công nhân trong quý, nhưng con số này đã giảm 9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia thực hiện báo cáo cho rằng xu hướng này sẽ buộc Chính phủ Trung Quốc phải hành động.
“Lý do chính khiến Trung Quốc đến thời điểm này vẫn đi ngược lại kỳ vọng của thị trường về các biện pháp kích cầu mạnh tay hơn chính là sự ổn định trên thị trường lao động, bất chấp sự giảm tốc nói chung của nền kinh tế”, báo cáo viết. “Nhưng thời gian có lẽ đã không còn”.
Triển vọng thị trường việc làm của Trung Quốc trong quý 2 năm nay tiếp tục u ám: 14% doanh nghiệp được khảo sát dự kiến sẽ sa thải thêm công nhân; 28% dự kiến tuyển thêm nhân sự, nhưng con số này đã giảm 10 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng trước, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố kế hoạch cắt giảm 1,8 triệu công nhân ngành than và thép, một bước đi dự kiến sẽ tác động mạnh đến một số doanh nghiệp quốc doanh khổng lồ vốn nổi tiếng làm ăn kém hiệu quả của nước này.
Theo IHS Insight, đợt sa thải này tương đương khoảng 20% và 11% tương ứng số lao động ngành than và thép của Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, việc đưa ra một bức tranh rõ ràng về thị trường lao động Trung Quốc là một việc không hề dễ dàng do có sự chênh lệch lớn giữa các con số thống kê.
Năm 2015, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,9%, mức tăng chậm nhất trong 25 năm. Từ đầu năm đến nay, các thống kê kinh tế của nước này tiếp tục cho thấy sự suy giảm. Hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm, trong khi giá trị xuất khẩu tháng 2 giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Gay cấn cuộc đua thâu tóm thương hiệu Sheraton
W New York Times Square ở Manhattan, New York (Mỹ) - bất động sản thuộc sở hữu của hãng quản lý khách sạn Starwood Hotels & Resorts Worldwide. Ảnh: Bloomberg.