Sẽ có sàn vàng Quốc gia?
VNG đã mua 38% cổ phần Tiki, định giá ở mức 1.000 tỷ đồng
Dabaco: "Sạch thì kém cạnh tranh"!
Ngân hàng Thế giới: Nhà máy nhiệt điện than là "thảm họa" đối với hành tinh
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-05-2016
- Cập nhật : 16/05/2016
Nguyên Thống đốc NHNN: Cẩn trọng khi vay 500 tấn vàng của dân!
Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, lượng vàng trong dân hiện nay còn rất lớn, ước tính khoảng 500 tấn (ảnh chụp người dân chen nhau, xếp hàng vài giờ để mua vàng ngày vía Thần Tài-ảnh minh họa)
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Cao Sĩ Kiêm đã nói như vậy khi Dân Việt tiếp tục đề cập đến kiến nghị đáng chú ý của Hiệp hội vàng Việt Nam tới Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng: Xây dựng đề án huy động vàng trong dân và thànhlập Sở giao dịch vàng quốc gia.
Ông Kiêm nói: “Huy động vốn trong dân nhằm phát triển kinh tế đất nước là chủ trương chung của chúng ta. Huy động vàng rồi biến nó thành vốn phục vụ trở lại nền kinh tế là ý tưởng rất tốt. Nếu huy động vàng trong dân, Nhà nước-thông qua Sở giao dịch vàng quốc gia, có thể phát hành chứng chỉ vàng, hoặc trái phiếu vàng để huy động. Với biến động của giá vàng lên-xuống hàng ngày, Nhà nước có các cơ chế, chính sách để bảo đảm được rủi ro cho vàng đã huy động của người dân cũng như rủi ro cho chính mình.
Theo ông Kiêm, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, thành lập Sở giao dịch vàng Quốc gia, Nhà nước có quản lý được không?. “Đúng là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, Nhà nước phải có năng lực quản lý thực sự với thị trường vàng mới có thể ra đời Sở giao dịch này, nhất là thông qua Sở giao dịch huy động vàng của dân. Sở giao dịch muốn huy động được vàng trong dân nhất thiết phải có sự chỉ đạo, điều hành, giám sát, quản lý và can thiệp chặt chẽ của Nhà nước để không tạo ra sự lũng đoạn trên thị trường vàng, tới giá vàng, làm ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ và nền kinh tế”, ông Kiêm nói.
Muốn thành lập Sở giao dịch vàng, Nhà nước phải xây dựng được các quy chế quản lý nó, đặc biệt phải có các chính sách ứng phó với các biến động, rủi ro phát sinh. “Chúng ta huy động vàng của dân chính là người dân gửi gắm tài sản của họ cho chúng ta. Chắc chắn, người dân phải thấy an toàn, có lợi họ mới đưa vàng cho Nhà nước vay thông qua mua trái phiếu, chứng chỉ vàng”-ông Kiêm Phân tích.
Do vậy, “huy động vàng của người dân rồi chúng ta phải có các cơ chế, chế tài đi kèm để quản lý từ đầu vào tới đầu ra. Ví dụ như vàng huy động sẽ được đầu tư vào đâu, như thế nào trong nền kinh tế đem lại hiệu quả. Những rủi ro người dân gặp phải khi dùng vàng mua trái phiếu, chứng chỉ vàng sẽ được xử lý, bảo hiểm ra sao?... Vàng là mặt hàng luôn có sự biến động đi kèm với hoạt động đầu cơ trên thị trường thế giới, nếu chúng ta không có khả năng ứng phó, xử lý các rủi ro tốt ở trong nước sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế và tài sản là vàng của người dân”-ông Kiêm nhấn mạnh.
Thực tế hiện nay, ông Kiêm cho biết, chúng ta đã ngừng huy động tiết kiệm vàng. Vàng chỉ đang được nhận giữ hộ. Vàng đó cũng chỉ được giữ chứ không được chuyển thành vốn đưa ra đầu tư vào nền kinh tế. Do đó, nếu được huy động tiết kiệm bằng vàng thì chúng ta có thể cho vay, đầu tư phát triển sản xuất-kinh doanh. Việc không sử dụng được nguồn vốn bằng vàng trong dân để đầu tư phát triển nền kinh tế là rất lãng phí, đặc biệt khi lượng vàng trong dân hiện lên tới 500 tấn, giá trị ước tính hàng chục tỷUSD (theo tính toán của Hiệp hội vàng Việt Nam).
Muốn biến khối vàng trong dân trở thành vốn để đầu tư phát triển nền kinh tế, vấn đề còn lại là Nhà nước cần phải cho thấy khả năng của mình trong việc đứng ra huy động vàng của dân. Nhà nước có cân đối được vay-trả vàng cho người dân khi huy động không? Nếu Nhà nước không xử lý được rủi ro về biến động giá vàng thì khó có thể huy động vàng của dân.
“Kinh nghiệm huy động cho vay bằng vàng trong quá khứ đã cho thấy những tổn thất, rủi ro rất lớn. Chúng ta đã từng huy động cho vay bằng vàng. Giá vàng lúc huy động chỉ khoảng 24 triệu đồng/lượng nhưng sau đó, giá vàng vọt lên-có lúc tới gần 50 triệu đồng/lượng. Doanh nghiệp không thanh toán được cho dân số vàng đã huy động theo giá biến động. Người dân khăng khăng đòi vàng huy động của họ phải được tính theo giá chênh lệch này, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đã không thể đáp ứng nổi”-ông Kiêm ví dụ.
Từ bài học này-ông Kiêm cho rằng, Nhà nước cần phải nghiên cứu kỹ khi muốn xây dựng đề án huy động vàng trong dân và thành lập ra Sở Giao dịch vàng quốc gia. “Chúng ta phải có cách xử lý với những tình huống tương tự như trong quá khứ; phải rất chú ý, cẩn trọng để tránh "vết xe đổ”. Bởi việc “không xử lý nổi” rất có thể tạo ra sự hỗn loạn trên thị trường vàng, tạo cơ hội cho các hoạt động đầu cơ, kinh doanh chụp giật, thậm chí là lừa đảo trên thị trường vàng, rất nguy hiểm”-ông Kiêm nói.
Đã có 7 thương hiệu Việt nhượng quyền ra nước ngoài
Hiện tại, tính đến năm 2016, theo số liệu của Bộ Công Thương, Bộ này đã cấp tới trên 150 giấy phép đăng kýkinh doanh nhượng quyền(KDNQ). Đáng chú ý, có tới 7 giấy phép nhượng quyền ra nước ngoài.
Hiện có một số tập đoàn, doanh nghiệp có hoạt động nhượng quyền lớn như Golden Gate có tới 34 cửa hàng Kichi Kichi, 17 chuỗi cửa hàng Sumo BBQ, 15 quán Vuvuzela, 5 quán lẩu nấm Ashima...Huy Việt Nam cũng có tới 60 quán ăn "Món Huế", 31 quán "Phở Ông Hùng"...Redsun ITI có 11 cơ sở ThaiExpess, chuỗi hàng ăn gồm 34 cơ sở King BBQ Buffet
Các nhà đầu tư, kinh doanh cũng đã từ lâu bước chân vào thị trường Việt Nam và có nhiều thương hiệu lớn đã thực hiện nhượng quyền, tạo nên những chuỗi cơ sở, kinh doanh, bán hàng rất mạnh, nhất là trong lĩnh vực đồ uống, thực phẩm. Lotteria vào Việt Nam từ năm 1998, đến nay cũng đã có tới 216 cửa hàng. Và từ năm 2014, hãng này mới thực hiện nhượng quyền cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam. Hiện, số cửa hàng được Lotteria bán, chuyển nhượng cho nhà đầu tư Việt Nam đã lên tới 17 cửa hàng.
KFC còn nhảy vào thị trường Việt Nam trước Lotteria 1 năm và đến nay cũng đã có 140 cửa hàng ở 19 tỉnh, thành phố lớn với doanh thu trung bình đạt 30-40 ngàn USD/tháng/cửa hàng. Cà phê thương hiệu Starbucks mới vào Việt Nam từ năm 2013 nhưng đến nay cũng đã có 19 cửa hàng.
Nhiều thương hiệu nội cũng đang sôi nổi thực hiện các hoạt động nhượng quyền. Công ty TNHH Cộng Cà phê mới bắt đầu có cửa hàng đầu tiên từ năm 2007 nhưng đến nay đã có 25 cửa hàng trên cả nước (riêng Hà Nội có 21 quán cà phê Cộng).
Có số lượng cửa hàng khủng nhất, dĩ nhiên, là Tập đoàn Trung Nguyên. Từ năm 1998 đến nay, Tập đoàn này không ngừng mở rộng chuỗi cửa hàng để đến nay đã đạt con số trên 1.200 cửa hàng có tên Coffe Hightland.
Một thương hiệu nhượng quyền rất đáng chú ý của doanh nghiệp Việt khác là Công ty Việt Thái Quốc tế với thương hiệu "Phở 24". Hiện, số cửa hàng mang tên "Phở 24" đã đạt con số 38. Nhưng đáng chú ý là có khoảng 50% số cửa hàng Phở 24 được đặt, nhượng quyền ở nhiều nước và vùng lãnh thổ: Úc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Macao...
Các cửa hàng kinh doanh điện máy cũng đang tưng bừng với các hoạt động mở rộng chuỗi cửa hàng của mình. Nổi bật có: Công ty Thế giới di động với trên 700 cửa hàng mang tên "Thế giới di động"; Công ty Bán lẻ kỹ thuật số FPT với hơn 290 cửa hàng; Nguyễn Kim (18 cửa hàng)...
Đánh giá về tình hình KDNQ ở Việt Nam, bà Nguyễn Phi Vân, thành viên sáng lập Công ty World Franchise Associates khu vực Đông Nam Á cho rằng, nhiều nhà đầu tư quốc tế vẫn ghi nhận thị trường KDNQ ở Việt Nam vẫn đang ở trong nhóm "thị trường đang phát triển", mới bắt đầu đón các thương hiệu nhượng quyền từ các năm 2009-2010.
Trong một trao đổi với Tạp chí FORBES Việt Nam mới đây, bà Vân cũng cho rằng thị trường KDNQ ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn "reo hạt giống", chưa có nhiều nhãn thành công và chưa thể coi là thị trường đã phát triển "rầm rộ".
Theo bà Vân, khi các nhãn nước ngoài vào Việt Nam nhiều, các công ty ở Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, chuẩn hoá và phát triển nền tảng của mình rồi mới bắt đầu thực hiện các hoạt động nhượng quyền. Thậm chí, bà Vân cho rằng, chưa thấy nhãn Việt Nam nào thực hiện thành công. Chuyên gia về KDNQ này dự báo, sau khi nhượng quyền các lĩnh vực như ẩm thực, bán lẻ, nhượng quyền trong các lĩnh vực như dịch vụ, giải trí, công nghệ...sẽ phát triển theo trong tương lai.
Đưa kim ngạch thương mại VIệt Nam - Lào tăng 20% trong năm nay
Ngày 15/5, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã long trọng đón và hội đàm với Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào Thongloun Sisoulith.
Thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Thongloun Sisoulith và các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào sang thăm chính thức Việt Nam; chúc mừng đồng chí Thongloun Sisoulith được Quốc hội Lào tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Việc Thủ tướng Thongloun Sisoulith chọn Việt Nam là nước đi thăm chính thức ngay sau khi hai nước tổ chức thành công Đại hội Đảng, Quốc hội bầu ra Ban lãnh đạo mới đã thể hiện sự coi trọng của Chính phủ Lào đối với quan hệ hợp tác hữu nghị Lào - Việt Nam. Chuyến thăm của Thủ tướng Thongloun Sisoulith tạo ra động lực mới góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith bày tỏ vui mừng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào thăm chính thức Việt Nam và trân trọng cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, chân tình của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ to lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho Đảng, Chính phủ và nhân dân Lào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay.
Hai bên hài lòng về mối quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào không ngừng được củng cố và phát triển, ngày càng gắn bó và tin cậy; đạt được nhiều mục tiêu quan trọng trong Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật Việt - Lào giai đoạn 2011-2020. Đặc biệt, Hiệp định về hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và Lào giai đoạn 2011 - 2015 đã được triển khai tốt, góp phần không ngừng củng cố và phát triển quan hệ song phương cả về chiều rộng và chiều sâu. Hai bên cũng khẳng định quyết tâm của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước tiếp tục gìn giữ và phát triển mối quan hệ thủy chung và đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, coi đây là tài sản vô giá của cả hai dân tộc, cần luôn được gìn giữ, phát huy và truyền lại cho muôn đời sau.
Hai bên khẳng định sẽ phối hợp chặt chẽ để tổ chức thực hiện tốt các thoả thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước về tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng cũng như hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư; nhất trí chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác giữa hai Chính phủ năm 2016 và Hiệp định hợp tác song phương Việt Nam-Lào giai đoạn 2016-2020; tiếp tục kiện toàn Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương để cơ chế này đạt hiệu quả cao nhất.
Về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hai bên nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả các thỏa thuận hợp tác quan trọng hai nước vừa ký trong năm 2015 gồm Hiệp định Thương mại, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Lào, Bản Ghi nhớ giữa hai Chính phủ về Chiến lược hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến 2030; không ngừng nâng cao hiệu quả hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh, đầu tư tại Lào; tổng kết và nhân rộng mô hình một cửa, một lần dừng; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương năm 2016 tăng 20% so với năm 2015.
Hai bên khẳng định sẽ phối hợp triển khai tốt Nghị định thư về hợp tác quốc phòng, an ninh giai đoạn 2016-2020; xây dựng đường biên giới ổn định, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; phấn đấu trở thành mô hình mẫu cho hợp tác biên giới song phương ở khu vực; khuyến khích các bộ, ngành, địa phương hai nước mở rộng quan hệ hợp tác trực tiếp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh, ổn định và trật tự khu vực biên giới, kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh.
Về các lĩnh vực khác, hai bên nhất trí tiếp tục nâng cao chất lượng hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phối hợp tổ chức tốt “Tuần văn hóa Việt Nam tại Lào trong năm 2016”, thúc đẩy triển khai Dự án Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Lào và Công viên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Vientiane (Lào).
Hai bên bày tỏ hài lòng và nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ và tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có hợp tác Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV), Chiến lược Hợp tác kinh tế Chao Phraya - Ayeyawady - Me Kong (ACMECS), Hợp tác Á-Âu (ASEM) và tại Liên Hợp Quốc. Phía Lào nhất trí tiếp tục phối hợp và ủng hộ để Việt Nam tổ chức thành công hội nghị Cấp cao ACMECS 7 và CLMV 8 vào tháng 10/2016.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự hợp tác, phối hợp hiệu quả của Lào trong vai trò Chủ tịch ASEAN; khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ để hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2016; đề nghị Lào tiếp tục phối hợp chặt chẽ để bảo đảm đoàn kết và duy trì lập trường chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông; góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đánh giá cao và cảm ơn phía Lào đã tăng mức xả nước các đập thủy điện trên dòng nhánh sông Mekong, cũng như đã ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam Việt Nam. Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau và với các nước, các tổ chức quốc tế trong việc quản lý, sử dụng bền vững và có hiệu quả nguồn nước sông Mekong.
Thủ tướng Thongloun Sisoulith trân trọng mời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn Đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Lào. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã vui vẻ nhận lời. Thời gian cụ thể của chuyến thăm sẽ thu xếp qua đường ngoại giao.
Sau hội đàm, Thủ tướng Chính phủ hai nước đã chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện giữa các bộ, ngành và địa phương của Việt Nam và Lào: (1) Bản Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước CHXHCN Việt Nam với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nước CHDCND Lào năm 2016; (2) Bản Thỏa thuận giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Nông Lâm nước CHDCND Lào về việc triển khai dự án Phân vùng sản xuất nông nghiệp tại hai tỉnh Huaphanh và Xiengkhuang, nước CHDCNDLào; (3) Bản Thỏa thuận giữa tỉnh Điện Biên, nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Phongsaly, nước CHDCND Lào về việc triển khai trường Phổ thông trung học huyện Boun Neua, tỉnh Phongsaly, do Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam tài trợ.
Hai Thủ tướng cũng chứng kiến Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) hỗ trợ Chính phủ nước CHDCND Lào 200.000 USD để phát triển công tác an sinh xã hội.
Dự án 4,2 tỷ USD Hồ Tràm Strip nhắm tới thị trường phía Bắc
Văn phòng Hà Nội này, theo thông tin từ Công ty Dự án Hồ Tràm, sẽ hỗ trợ mảng kinh doanh tiếp thị của Công ty về khu nghỉ dưỡng, golf, khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp, đồng thời tạo điều kiện để Công ty có thể làm việc, hỗ trợ chặt chẽ với Chính phủ về các vấn đề liên quan đến khuôn khổ pháp lý trong hoạt động kinh doanh casino của Việt Nam và các khu nghỉ dưỡng phức hợp.
Một động thái tích cực cho thấy Hồ Tràm bắt đầu nhắm tới thị trường phía Bắc sau gần 3 năm đưa giai đoạn I của Dự án - Khu nghỉ dưỡng The Grand đi vào hoạt động.
“Hà Nội là thị trường quan trọng đối với chúng tôi. Không chỉ là thị trường khách hàng dồi dào cũng như giúp tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng tìm mua các bất động sản nghỉ dưỡng ven biển, mà Hà Nội còn là thủ phủ chính trị, văn hóa của cả nước. Chúng tôi rất tự hào khai trương văn phòng mới tại đây”, ông Michael Kelly, Chủ tịch điều hành cấp cao của The Grand Hồ Tràm Strip nói và nhấn mạnh rằng, việc mở văn phòng mới đánh dấu cột mốc phát triển mới, khẳng định lần nữa cam kết lâu dài của công ty trong việc xây dựng điểm đến giải trí quy mô quốc tế đúng nghĩa tại Việt Nam.
Hiện tại, ngoài 541 phòng nghỉ dưỡng sang trọng cùng các tiện ích khác, The Grand còn phát triển một hạng mục rất quan trọng là casino. Đây là dự án có casino có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động, với 90 bàn chia bài và khu trò chơi điện tử 614 chỗ. Dự án khu nghỉ dưỡng có casino quy mô lớn thứ hai - Nam Hội An - chỉ mới được khởi công xây dựng tại Quảng Nam cách đây ít ngày.
Thông tin cho biết, casino là một trong những hạng mục quan trọng của Hồ Tràm Strip, giúp thu hút được một lượng đông đảo khách du lịch. Ngoài ra, sân golf The Bluff - sân golf đầu tiên của Việt Nam được lọt vào danh sách Top 100 sân golf tốt nhất do Tạp chí Golf Digest danh tiếng thế giới bình chọn - cũng đóng một vai trò tương tự.
Bên cạnh đó, hiện tại, công trình tòa khách sạn thứ hai của The Grand cũng đang trong quá trình xây dựng, khi hoàn thành sẽ bổ sung thêm 559 phòng và các tiện ích giải trí khác cho toàn khu giải trí.
Dự án Hồ Tràm Strip cũng đang xây dựng khu biệt thự condotel sát biển và cụm 60 biệt thự villa sân golf siêu sang hướng biển. Tháng 3 vừa qua, Dự án bắt đầu thực hiện việc cho thuê dài hạn biệt thự nghỉ dưỡng ven biển Gallery Villas.
Có thể nói, trong bối cảnh nhiều dự án tỷ USD chậm trễ triển khai, thì những động thái ở Hồ Tràm Strip đã khẳng định cam kết đầu tư lâu dài tại thị trường Việt Nam của chủ đầu tư. Hiện tại, đã có khoảng 1 tỷ USD được chủ đầu tư đưa vào giải ngân.
Tỷ phú Philip Falcone, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Quỹ đầu tư Harbinger Capital - quỹ đầu tư hiện có tham gia đầu tư vào Dự án Hồ Tràm Strip cũng đã cho biết, gần 10 năm trước, khi ông bắt đầu đầu tư vào dự án đầu tiên tại Việt Nam - Hồ Tràm Strip, thì ông đã có niềm tin rằng, Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành một trong những thị trường hấp dẫn nhất, thu hút các nguồn đầu tư quốc tế.
“Chứng kiến tiềm năng phát triển Việt Nam đầy hứa hẹn, cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn giữ vững lạc quan và tin tưởng vào tương lai Việt Nam như 10 năm trước và tôi sẵn sàng theo đuổi mục tiêu đầu tư ở đây đến cùng”, tỷ phú Philip Falcone nói.
Không chỉ theo đuổi mục tiêu đầu tư đến cùng, chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư, các nhà đầu tư của Dự án Hồ Tràm Strip, họ còn đang lên kế hoạch phát triển một sân bay ở Bà Rịa - Vũng Tàu, và một tuyến đường từ TP.HCM tới Hồ Tràm, nhằm rút ngắn thời gian và khoảng cách du khách tới với Khu nghỉ dưỡng Hồ Tràm Strip.(BĐT)
Dự án của Công ty TNHH FrieslandCampina Hà Nam không thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư
Trước đó, trong văn bản số 1988/TCHQ-KTSTQ ngày 18/3/2016 mà Tổng cục Hải quan vừa gửi tới Bộ Công thương, cơ quan này cho biết, Công ty TNHH FrieslandCampina Hà Nam được cấp Giấy chứng nhận đầu tư kiêm đăng ký kinh doanh vào ngày 25/9/2006, dự kiến thực hiện trong 1 năm (năm 2007), đi vào hoạt động năm 2008 với số vốn đầu tư ban đầu là 20 triệu USD. Địa điểm xây dựng dự án là Cụm công nghiệp Tây Nam thuộc địa bàn Thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam (trước đây là thị xã Phủ Lý).
Từ năm 2007 đến nay, Công ty tiếp tục đăng ký và được cấp Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh thay đổi 6 lần và đăng ký 35 danh mục miễn thuế máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định, 31 danh mục nguyên liệu vật tư bán thành phẩm biễn thuế nhập khẩu trọng 5 năm (từ năm 2008 đến năm 2012) căn cứ theo khoản 16 Điều 16 và điểm 32 mục II phụ lục 1, Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 09/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (đầu tư sản xuất, chế biến trong Cụm công nghiệp…).
Tuy nhiên, cụm Công nghiệp Tây Nam chỉ được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số 943/TB-UB ngày 4/9/2002 và đến năm 2004, UBND tỉnh Hà Nam có Quyết định số 1058/QĐ-UB ngày 9/8/2004 về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới các Khu công nghiệp, cụm CN-TTCN huyện, thị xã và cụm TTCN làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam đến năm 2010 thì cụm Công nghiệp Tây Nam lại không nằm trong quy hoạch này.
Đến năm 2015, UBND tỉnh Hà Nam lại có Quyết định số 792/QĐ-UBND ngày 16/7/2015 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 mở rộng Khu công nghiệp Châu Sơn tỉnh Hà Nam, theo đó: yêu cầu Ban Quản lý các khu công nghiệp hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định sát nhập cụm công nghiệp Tây Nam (TP. Phủ Lý) vào Khu công nghiệp Châu Sơn theo các quy định hiện hành.
Do vậy, theo Tổng cục Hải quan, Công ty TNHH FrieslandCampina Hà Nam được thành lập và cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi chưa có Cụm công nghiệp Tây Nam và chưa có Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam.
Do đó, việc căn cứ vào chính sách ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư quy định tại điểm 32 mục II phụ lục 1, Nghị định 149/2005/NĐ-CP để được hưởng ưu đãi miễn thuế nguyên vật liệu sản xuất trong vòng 5 năm của Công ty là không có cơ sở. Khi đó dự án của Công ty chỉ nằm trong địa bàn khó khăn theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ nên chỉ được hưởng ưu đãi miễn thuế máy móc thiết bị để tạo tài sản cố định.
Mặt khác, Tổng cục Hải quan cũng cho rằng, từ khi Nghị định số 108/2006/NĐ-CP có hiệu lực, dự án đầu tư tại Cụm công nghiệp Tây Nam thuộc thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam không thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu tư theo các phụ lục của Nghị định này nên việc tiếp tục đăng ký và xin xác nhận danh mục miễn thuế để dự án được hưởng ưu đãi 2 khoản (máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu sản xuất) như trên của Công ty là chưa đúng quy định.
Trong văn bản 3341/BCT-KH của Bộ Công thương góp ý về dự án này gửi tới Tổng cục Hải quan cũng cho hay, địa điểm thực hiện dự án ở Cụm công nghiệp Tây Nam không nằm trong Quy hoạch mạng lưới các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp huyện, thị xã và cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp làng nghề, xã, thị trấn Hà Nam đến năm 2010 theo Quyết định 1058/2004/QĐ-UB của tỉnh Hà Nam. Tới năm 2015, UBND tỉnh Hà Nam mới có quyết định 792/2015/QĐ-UBND sáp nhập Cụm công nghiệp Tây Nam và Khu công nghiệp Châu Sơn.
Bộ Công thương cũng cho hay, trước đó năm 2002, UBND tỉnh Hà Nam đã có chủ trương phê duyệt quy hoạc chi tiết và đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp Tây Nam để thu hút đầu tư. Theo đó, việc Công ty TNHH FrieslandCampina Hà Nam được cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2006 tại Cụm Công nghiệp Tây Nam là nằm trong chủ trương đó. Do vậy, tại Giấy chứng nhận đầu tư đã cấp cho công ty có nêu rõ “được hưởng các ưu đãi về tiền thuê đấtm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, các loại thuế khác và hỗ trợ kinh phí đào tạo, dạy nghề đối với lao động địa phương”. Sau nhiều lần điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, các chính sách ưu đãi dành cho Công ty vẫn được cơ quan quản lý đầu tư tỉnh Hà Nam giữ nguyên.
Vẫn theo Bộ Công thương, căn cứ vào các quy định pháp lý thì Dự án của Công ty TNHH FrieslandCampina Hà Nam không thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư như Giấy chứng nhận được cấp. (BĐT)