Doanh thu bán lẻ năm 2017 đạt gần 130 tỷ USD; Dự trữ ngoại hối 52 tỉ USD: Cơ hội đầu tư nhiều hơn; Mỹ có thể trở thành 'vua dầu thô' trong năm 2018; Lộ diện 4 nhóm hàng nhập khẩu 10 tỷ USD
Tin kinh tế đọc nhanh 04-01-2018
- Cập nhật : 04/01/2018
Bitcoin đang mất dần vị thế thống lĩnh trên thị trường tiền ảoBitcoin đang mất dần vị thế thống lĩnh trên thị trường tiền ảo
Thị phần của bitcoin đang giảm mạnh trên thị trường tiền ảo, chủ yếu do sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số đồng tiền ảo khác như ethereum và ripple.Thị phần của bitcoin đang giảm mạnh trên thị trường tiền ảo, chủ yếu do sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số đồng tiền ảo khác như ethereum và ripple.
Tính đến ngày 2/1, vốn hóa thị trường của bitcoin chỉ còn 231,8 tỷ USD, chiếm khoảng 36,1% trong tổng giá trị thị trường tiền ảo. Đây là mức thị phần thấp nhất của bitcoin kể từ khi ra đời, theo số liệu của Coinmarketcap.com.
Bitcoin đang mất dần vị thế thống lĩnh trên thị trường tiền ảo.
(Ảnh minh họa)
Thị phần của bitcoin giảm mạnh nhất trong tháng 12/2017, thời điểm giá của đồng tiền ảo này lao dốc không phanh vì làn sóng bán tháo. Đầu năm 2017, bitcoin chiếm tới hơn 80% thị phần thị trường tiền ảo và đến ngày 1/12/2017 chỉ còn khoảng 55%.
Giá bitcoin chốt năm 2017 ở 13.889,99 USD, ghi nhận mức tăng hơn 13.000 USD trong cả năm 2017, theo chỉ số giá bitcoin của CoinDesk. Trước đó, giá bitcoin đã lập kỷ lục hơn 19.000 USD trong tháng 12/2017.
Thị phần của bitcoin giảm, đồng nghĩa rằng thị phần của một số đồng tiền ảo khác tăng lên, điển hình là ripple. Theo đó, thị phần của ripple tăng từ khoảng 3% vào ngày 1/12/2017 lên hơn 14% vào ngày 2/1, tương đương với mức tăng hơn 36.000 USD trong cả năm 2017. Ripple hiện là đồng tiền ảo lớn thứ hai về vốn hóa thị trường, chỉ sau bitcoin.
Cũng sau đợt “nổ bong bóng” vừa qua của bitcoin, giới đầu tư bắt đầu để mắt nhiều tới những đồng tiền ảo tiềm năng khác, hơn là chỉ tập trung vào mỗi bitcoin.
Tính đến ngày 2/1, tổng vốn hóa thị trường của các đồng tiền ảo trên thế giới là 640,4 tỷ USD, theo số liệu của trang Coinmarketcap.com.(KT&TD)
---------------------------------
Thủ tướng bổ nhiệm Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ông Đoàn Thái Sơn tại một cuộc họp hồi tháng 8/2017.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định bổ nhiệm ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giữ chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Với quyết định trên, Ngân hàng Nhà nước chính thức có 5 phó thống đốc bao gồm: Bà Nguyễn Thị Hồng, các ông Nguyễn Đồng Tiến, Đào Minh Tú, Nguyễn Kim Anh và ông Đoàn Thái Sơn.
Trước đó, Thủ tướng đã ký quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/10/2017 đối với ông Nguyễn Phước Thanh, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngay sau khi ông Thanh nghỉ hưu, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành làm thủ tục để bổ nhiệm ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế thay thế vị trí của ông Thanh.
Ông Đoàn Thái Sơn.
Hồi tháng 7 vừa qua, trên cơ sở các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Ban chỉ đạo Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu của NHNN. Trong đó, ông Sơn được bổ nhiệm vào chức Phó Trưởng ban chỉ đạo.(Bizlive)
-----------------------------------
Đà Nẵng điều động, bổ nhiệm một số nhân sự
Công bố Quyết định thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng.
UBND TP Đà Nẵng tổ chức công bố Quyết định thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố Đà Nẵng và các quyết định về nhân sự.
UBND TP Đà Nẵng tổ chức công bố Quyết định thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) thành phố Đà Nẵng và các quyết định về nhân sự.
Theo đó, kể từ ngày 1/1/2018, Ban Quản lý ATTP TP Đà Nẵng sẽ tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân, người dân, doanh nghiệp liên quan đến vấn đề ATTP trên các lĩnh vực y tế, NNPTNT, công thương tại trụ sở của Ban Quản lý tại địa chỉ số 51 Lý Tự Trọng.
Về cơ cấu tổ chức, Ban Quản lý gồm 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ; 5 Đội nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp trực thuộc.
Ban Quản lý ATTP là cơ quan trực thuộc UBND TP Đà Nẵng, có chức năng giúp UBND thành phố tổ chức thực thi pháp luật và thực hiện chức năng, thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Ban Quản lý ATTP TP Đà Nẵng sẽ tiếp nhận nhiệm vụ và nhân sự thực hiện công tác quản lý ATTP trên địa bàn thành phố tại Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm trực thuộc Sở Y tế, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNT, và bộ phận ATTP của Sở Công Thương để thực hiện nhiệm vụ. Thời gian thực hiện thí điểm là 3 năm.
Như vậy, sau TPHCM, Đà Nẵng là địa phương thứ hai được Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm mô hình Ban Quản lý ATTP tập trung, thống nhất.
Cũng tại buổi lễ, UBND TP Đà Nẵng công bố các Quyết định số 7341, 7342 và 7343 về về nhân sự của Ban Quản lý ATTP TP Đà Nẵng.
Theo đó, ông Nguyễn Tấn Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế, được điều động và bổ nhiệm làm Trưởng Ban; các ông Nguyễn Minh Tiến, nguyên Chi cục trưởng Vệ sinh an toàn thực phẩm trực (thuộc Sở Y tế) và Nguyễn Tứ, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trực (thuộc Sở NN-PTNT), được điều động và bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban. (CafeF)
--------------------------
Cổ đông ngoại BNP Paribas thoái toàn bộ 18,68% vốn khỏi OCB
BNP Paribas đã bán toàn bộ hơn 74 triệu cổ phiếu, tương đương với 18,68% vốn điều lệ của Ngân hàng Phương Đông sau 10 năm đổ vốn vào đây.
Theo Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), cổ đông ngoại BNP Paribas đã chính thức thoái toàn bộ hơn 74 triệu cổ phiếu, tương đương với 18,68% vốn điều lệ của ngân hàng. Giao dịch này đã được thực hiện vào ngày 26/12/2017. Hiện thông tin về bên nhận chuyển nhượng hơn 74 triệu cổ phiếu của BNP Paribas chưa được công bố.
BNP Paribas là nhà đầu tư chiến lược, đầu tư 10% vốn vào OCB kể từ năm 2007 và tăng dần tỷ lệ sở hữu lên 20% vốn điều lệ kể từ năm 2011.
Việc BNP Paribas thoái vốn khỏi OCB là một thông tin khá bất ngờ với thị trường, nhất là trong xu thế nhiều nhà đầu tư ngoại muốn nhảy vào lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam như hiện nay.
Hồi giữa tháng 12/2017, OCB thông báo chốt tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng là 23,66% vốn. Theo công bố mới nhất của OCB, tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài tại OCB là 4,98% vốn điều lệ.
Ngày 29/12 vừa qua, hơn 13,1 triệu cổ phiếu OCB đã được Vietcombank bán cho 58 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Với mức đấu giá bình quân là 13.005 đồng/cp, Vietcombank thu về hơn 171 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu OCB trên thị trường OTC hiện vào khoảng 15.000 đồng/cp.
Tính đến cuối quý III/2017, OCB có tổng tài sản 70,8 nghìn tỷ đồng, tổng huy động thị tường 1 là hơn 56 nghìn tỷ đồng, dự nợ đạt 46,8 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 789 tỷ. Còn theo thông tin gần đây nhất, Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Ngân hàng Phương Đông - OCB cho biết, đến hết tháng 11, OCB đã lãi 960 tỷ đồng, gấp đôi năm ngoái và vượt xa so với kế hoạch năm.(CafeF)