tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-11-2017

  • Cập nhật : 15/11/2017

Mekong Capital đã thoái xong gần 25% vốn tại Traphaco

mekong capital thu ve tong gia tri hon 64,5 trieu dola my, dat ty suat loi nhuan gop 6,3 lan tu khoan dau tu nay (tinh theo dola my).

Mekong Capital thu về tổng giá trị hơn 64,5 triệu đôla Mỹ, đạt tỷ suất lợi nhuận gộp 6,3 lần từ khoản đầu tư này (tính theo đôla Mỹ).

Mekong Capital đã chính thức công bố Quỹ Vietnam Azalea Fund (VAF) đã thoái vốn thành công 24,99% vốn nắm giữ tại Công ty Cổ phần Traphaco với giá 141.500 đồng/cổ phần, thu về tổng giá trị hơn 64,5 triệu đôla Mỹ, đạt tỷ suất lợi nhuận gộp 6,3 lần từ khoản đầu tư này (tính theo đôla Mỹ).

Theo Mekong Capital, năm 2007, VAF mua lại 5% cổ phần của Traphaco thông qua khoản đầu tư trước IPO, trở thành cổ đông nước ngoài đầu tiên của công ty vào thời điểm đó. VAF sau đó tăng tỷ lệ nắm giữ tại Traphaco thông qua giao dịch thỏa thuận trên và ngoài sàn chứng khoán, và từ đó định vị là một nhà đầu tư thiểu số, đem lại nhiều giá trị tích cực cho Traphaco.  

Khi VAF đầu tư vào Traphaco năm 2007, công ty nằm trong nhóm 20 công ty dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam, với doanh thu là 533 tỷ đồng và lợi nhuận ròng là 38 tỷ đồng. Trong suốt thời gian đầu tư vào Traphaco, dưới sự quản lý của Mekong Capital, VAF đã đóng góp vào sự phát triển chung của công ty khi đưa Traphaco trở thành công ty dược phẩm lớn thứ 2 tại Việt Nam.

VAF đã tập trung hỗ trợ Traphaco xây dựng mạng lưới phân phối của mình, phát triển từ 2 chi nhánh tại thời điểm bắt đầu đầu tư tăng lên 24 chi nhánh tại thời điểm hiện tại. Ngoài ra, VAF còn nỗ lực tập trung hỗ trợ Traphaco chuyển đổi mạnh mẽ từ việc bán gần 80% sản phẩm qua bán sỉ sang mô hình bán hàng trực tiếp đến 26.000 cửa hàng thuốc bán lẻ trên toàn quốc. Vào cuối giai đoạn đầu tư, VAF đã giúp công ty tăng cường quản trị doanh nghiệp bằng việc xây dựng một trong những Hội đồng Quản trị không điều hành và độc lập nhất trong số các công ty niêm yết tại Việt Nam.(NCĐT)
-----------------------------

Giá điện dự kiến chia 6 bậc, tính theo % giá bình quân

bo cong thuong dang du thao quyet dinh cua thu tuong ve co cau bieu gia ban le dien. ho ngheo se duoc ho tro tien dien cho muc dich sinh hoat.

Bộ Công Thương đang dự thảo quyết định của Thủ tướng về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Hộ nghèo sẽ được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt.

Dự thảo nêu rõ, giá bán lẻ điện được quy định chi tiết cho từng nhóm khách hàng sử dụng điện, bao gồm: sản xuất, kinh doanh, cơ sở lưu trú du lịch, hành chính sự nghiệp, sinh hoạt.

Đối với giá bán lẻ điện cho nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt, biểu giá điện lần này vẫn chia thành 6 bậc có mức giá tăng dần nhằm khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Giá điện bình quân hiện khoảng 1.662 đồng/kWh.

Điểm mới của dự thảo là biểu giá điện quy định giá điện mỗi bậc thang tính theo tỷ lệ % so với giá điện bán lẻ bình quân, nhưng khoảng cách giữa các bậc thang vẫn giữ nguyên như cũ.

Cụ thể, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt chia làm 6 bậc: 

Bậc 1: Từ 0-50 kWh có mức giá bằng 92% giá bán lẻ điện bình quân

Bậc 2: Từ 51-100 kWh giá bằng 95% giá bán lẻ điện bình quân

Bậc 3: Từ 101-200 kWh giá bằng 110% giá bán lẻ điện bình quân

Bậc 4: Từ 201-300 kWh giá bằng 138% giá bán lẻ điện bình quân

Bậc 5: Từ 301-400 kWh giá bằng 154% giá bán lẻ điện bình quân

Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên có giá bằng 159% giá bán lẻ điện bình quân

Như vậy, giá điện bán lẻ sinh hoạt thuộc mỗi bậc thang vẫn giữ ở mức 1.484 - 2.587 đồng/kWh. 

Bộ Tài chính mới đây đã phát đi thông tin về cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ. Theo đó, Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện phương án điều chỉnh giá điện trình Chính phủ quyết định. 

Trường hợp cần thiết phải tăng giá điện, thì cân nhắc điều chỉnh ở mức thấp nhất có thể, đồng thời kết hợp đồng bộ với các giải pháp hỗ trợ tăng trưởng khác để bù đắp cho mức giảm tốc độ tăng GDP tương ứng.

Biểu giá điện sinh hoạt lần này của Bộ Công Thương cũng hỗ trợ nhóm hộ nghèo và gia đình chính sách. Cụ thể, với hộ nghèo sẽ được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hằng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.

Hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng quy định và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 kWh được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành. 

Kinh phí hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội được trích từ nguồn ngân sách Nhà nước.(Vneconomy)
----------------------------

Maritime Bank: Lợi nhuận tăng 207%

tong loi nhuan truoc thue 9 thang cua ngan hang nay tang 207% so voi cung ky.

Tổng lợi nhuận trước thuế 9 tháng của ngân hàng này tăng 207% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2017, tổng lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank đạt 589 tỷ đồng, tăng 207% so với cùng kỳ năm 2016, riêng trong quý III đóng góp được hơn 59 tỷ. Tỷ lệ tăng ấn tượng này đến từ sự đóng góp của nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến tổng doanh thu 8.631 tỷ đồng mà ngân hàng đạt được sau 9 tháng đầu năm (tăng hơn 27% so với cùng kỳ  năm 2016).

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đạt hơn 1.034 tỷ đồng, tăng gần 32% so với cùng kỳ năm trước, quý III đóng góp được hơn 148 tỷ. Bên cạnh đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm, tính toàn quý III chỉ hơn 89 tỷ đồng, giảm gần 68% so với cùng kỳ năm trước (hơn 278 tỷ đồng).

Việc quản trị tài sản tốt cũng giúp Maritime Bank nâng tổng tài sản hiện có lên 103.964 tỷ đồng, tăng 12% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn đạt 19.97%, cao hơn nhiều lần so với quy định của Ngân hàng Nhà nước (9%). Tiềm lực tài chính mạnh, doanh thu tăng trưởng ổn định nhưng với sự thận trọng trong việc phát triển tín dụng để bảo đảm an toàn hoạt động, ngân hàng duy trì mức cho vay khách hàng ở con số hơn 35.000 tỷ đồng.

Tiền gởi của khách hàng cũng được cấu trúc theo hướng ổn định và bền vững, đạt hơn 61.000 tỷ. Nguồn thu nhập từ dịch vụ đã mang lại cho Maritime Bank hơn 225 tỷ, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm trước, riêng quý 3 đạt hơn 85 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng luôn được kiểm soát chặt chẽ, duy trì ở mức thấp với 2,15%.

Nhờ định hướng phát triển hợp lý, tính đến hết 30/9/2017, số lượng khách hàng tin chọn Maritime Bank đã tăng cao. So với cùng kỳ năm 2016, lượng khách hàng cá nhân tăng gần 13%, số lượng thẻ phát hành mới tăng gần 60%, đặc biệt tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp thường xuyên sử dụng dịch vụ tăng hơn 650%.

Maritime Bank đã tiến hành nâng cấp 51 quỹ tiết kiệm lên thành phòng giao dịch nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp hơn, đa dạng hơn cho khách hàng. Về nguồn lực nhân sự, trong 9 tháng đầu năm, Ngân hàng tuyển mới 1.674 nhân sự, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2016 để đáp ứng quy mô phát triển ngày càng nhanh. Bên cạnh đó công tác đào tạo cũng được đẩy mạnh để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.(NCĐT)
---------------------------

TP.HCM sẽ được hưởng những cơ chế đặc thù nào?

TP.HCM sẽ được thí điểm tự quyết chuyển đổi mục đích đất sử dụng lúa từ 10 ha trở lên, tự quyết định chủ trương đầu tư với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của Thành phố...

Sáng nay, Dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM sẽ được trình ra Quốc hội.

Nếu được thông qua, “siêu đô thị” TP.HCM sẽ được thí điểm áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý đất đai; quản lý đầu tư; quản lý tài chính - ngân sách; cũng như cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý...

Tự quyết dự án đầu tư nhóm A

Cụ thể, HĐND TP.HCM sẽ được tự quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên nhưng phải đảm bảo diện tích đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ trong mỗi kỳ kế hoạch sử dụng đất.

..

Đồng thời, việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa này phải thực hiện công khai xin ý kiến người dân, đối tượng chịu tác động của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai; tổ chức đấu thầu, thu ngân sách theo quy định của pháp luật về chuyển mục đích sử dụng đất.

Một cơ chế thí điểm quan trọng khác, là HĐND TP.HCM được quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A sử dụng ngân sách của Thành phố theo quy định của Luật Đầu tư công, trừ dự án quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật Đầu tư công.

Trong khi đó, về quản lý tài chính - ngân sách nhà nước, HĐND TP.HCM chịu trách nhiệm báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định áp dụng trên địa bàn Thành phố và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất việc thí điểm xây dựng và thực hiện chính sách thuế tài sản; thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất so với quy định của các sắc thuế hiện hành, trừ các chính sách thuế thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; cũng như việc thu phí, lệ phí chưa có trong danh mục kèm theo Luật Phí và lệ phí...

Số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách thu thì ngân sách Thành phố được hưởng 100% để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Thành phố và không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách Thành phố...

Theo Dự thảo Nghị quyết, TP.HCM cũng được thực hiện cơ chế tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

Cụ thể, sau khi ngân sách Thành phố bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội theo quy định của cấp có thẩm quyền quyết định cho cả thời kỳ ổn định ngân sách, HĐND TP.HCM được quyết định sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách cấp Thành phố; cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách và chi thu nhập tăng thêm...

Được tăng giới hạn mức nợ vay lên 90%

TP.HCM cũng sẽ được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức trong nước khác và từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước về cho Thành phố vay lại với mức dư nợ vay không vượt quá 90% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách của TP.HCM hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Theo quy định hiện hành, mức dư nợ vay của TP.HCM không quá 70% thu ngân sách Thành phố được hưởng theo phân cấp. Việc tăng giới hạn mức dư nợ vay sẽ tạo điều kiện cho TP.HCM có thêm dư địa huy động thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển Thành phố.

Đồng thời, việc tăng giới hạn dư nợ vay vẫn được kiểm soát trong giới hạn cho phép, vì kết hợp với quy định tổng mức vay và bội chi ngân sách của TP.HCM hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Theo quy định tại Dự thảo Nghị quyết, ngân sách Thành phố được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản nhà nước gắn với tài sản trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của Thành phố.

Ngân sách Thành phố cũng sẽ được hưởng số thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước do UBND TP.HCM quản lý và phần thu được từ thoái vốn nhà nước tại các tổ chức kinh tế do UBND Thành phố làm đại diện chủ sở hữu.

Dự thảo Nghị quyết cũng dự kiến cho phép HĐND TP.HCM được quyết định mức thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thành phố quản lý và mức lương phù hợp với các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt trong khả năng, phạm vi ngân sách của Thành phố.

Việc thí điểm cơ chế đặc thù với TP.HCM dự kiến được thực hiện trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành. Trước khi hết thời gian thực hiện thí điểm, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Theo kế hoạch, sau khi được trình và thảo luận tổ ngày hôm nay, Dự thảo Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM sẽ được thảo luận tại Hội trường vào ngày 20/11 và bấm nút thông qua vào ngày 24/11.

Trước đó, nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự đồng tình trước sự cần thiết phải có cơ chế đặc thù cho TP.HCM, tạo điều kiện cho đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước phát triển.(Baodautu)

Trở về

Bài cùng chuyên mục