tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-06-2016

  • Cập nhật : 13/06/2016

Tây Ban Nha "tố" ngân hàng Trung Quốc tiếp tay tội phạm rửa tiền

Ngày 10-6, cơ quan công tố Tây Ban Nha chính thức cáo buộc Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), có chi nhánh tại nước này, đã tiếp tay cho các nhóm tội phạm rửa tiền.

chi nhanh ngan hang cong thuong trung quoc tai tay ban nha. (nguon: reuters)

Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Trung Quốc tại Tây Ban Nha. (Nguồn: Reuters)

Đây là lần đầu tiên thông tin chi tiết liên quan cáo buộc chống lại ICBC được công bố, chỉ bốn tháng sau khi cảnh sát Tây Ban Nha đột kích vào một văn phòng của ngân hàng này tại Madrid và bắt giữ 5 giám đốc.

Thông tin từ vụ bắt giữ này cho thấy ICBC đã bao che cho hoạt động của hai nhóm tội phạm Tây Ban Nha và Trung Quốc liên kết với nhau thông qua ngân hàng này để rửa tiền do buôn lậu và gian lận thuế.

Trong mỗi lần chuyển tiền, các nhóm tội phạm giới hạn số tiền giao dịch dưới 50.000 euro để tránh bị phát hiện. Từ năm 2011-2014, ICBC đã nhận chuyển số tiền lên tới hơn 100 triệu euro.

ICBC, ngân hàng lớn nhất thế giới về qui mô vốn hóa thị trường của Trung Quốc, bắt đầu hoạt động tại Tây Ban Nha từ năm 2011 với 2 chi nhánh, phục vụ hơn 190.000 người Trung Quốc tại đây.

Mặc dù 100 triệu euro là một số tiền quá nhỏ so với tài sản 3.800 tỷ euro của ICBC, song các công tố viên cho rằng hành vi bất hợp pháp này cần phải bị truy tố.

Hiện công tác điều tra vẫn đang tiếp tục và ngân hàng ICBC lo ngại danh tiếng của họ tại châu Âu có thể sẽ bị ảnh hưởng./.(Vietnam+)


Lợi và hại khi các ngân hàng không chia cổ tức

Ngược lại với đề nghị từ Bộ Tài chính, trong những năm gần đây, cổ đông nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam thường có xu hướng lựa chọn việc không chia cổ tức.
luat su tran minh hai, giam doc cong ty luat basic

Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Basic

Trao đổi với Báo Đầu tư Chứng khoán xung quanh câu chuyện Bộ Tài chính gửi công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV và VietinBank biểu quyết chia cổ tức bằng tiền mặt, luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Basico cho rằng, trong những năm gần đây, cổ đông nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam thường có xu hướng lựa chọn việc không chia cổ tức. Điều này xuất phát từ việc họ nhận diện rõ thực trạng tài chính, rủi ro tín dụng và nhu cầu tồn tại phát triển của ngân hàng.

Ở góc độ luật pháp, ông có bình luận gì về việc này?

Tại doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng, mọi quyết định về phân chia cổ tức hằng năm phải do đại hội đồng cổ đông quyết định. Đây là cơ quan duy nhất có thẩm quyết đưa ra quyết định về vấn đề cổ tức dưới hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến. Tỷ lệ biểu quyết luật định là căn cứ pháp lý duy nhất để việc chia cổ tức được tiến hành, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức bên ngoài nào.

Tuy nhiên, Công văn của Bộ Tài chính đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiến hành việc biểu quyết lại để chia cổ tức tại hai ngân hàng trên vẫn có cơ sở pháp lý. Trước hết, công văn của Bộ Tài chính phản ánh quan hệ liên quan đến lĩnh vực ngân sách Nhà nước giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng Nhà nước, không phải là chỉ thị từ Bộ Tài chính tác động dưới dạng mệnh lệnh trực tiếp đến các ngân hàng.

Xét về cơ cấu vốn chủ sở hữu, BIDV và VietinBank đều là những ngân hàng cổ phần có phần vốn lớn thuộc sở hữu Nhà nước. Theo góc độ quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại các ngân hàng này.

Ngân hàng Nhà nước có quyền cử người đại diện vốn tại các ngân hàng, đóng vai trò là đại diện cổ đông, tham gia vào các cơ quan quản trị, điều hành và trực tiếp sử dụng các quyền năng pháp lý theo Luật Tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp. Do vậy, nếu Ngân hàng Nhà nước chấp thuận đề nghị của Bộ Tài chính, cơ quan này có quyền sử dụng quyền năng nội bộ tại BIDV, VietinBank của các nhân sự đại diện vốn để tiến hành triệu tập họp hoặc lấy ý kiến đại hội đồng cổ đông tại các ngân hàng này nhằm biểu quyết lại vấn đề chia cổ tức.

Điều này có nghĩa, Bộ Tài chính đang “có lợi thế hơn” do được hỗ trợ bởi các quy định chính thức?

Khoản 5, Điều 23, Nghị định 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng có quy định: “Việc phân chia phần lợi nhuận còn lại do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự quyết định. Đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, người đại diện vốn Nhà nước tại ngân hàng phải lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và thống nhất với Bộ Tài chính về việc phân chia lợi nhuận còn lại để biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông”.

Nếu căn cứ vào quy định trên, đúng là Bộ Tài chính có lợi thế nhất định. Tuy nhiên, “quyền năng” này của Bộ Tài chính cần phải được thực hiện theo cơ chế phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, đúng thời hạn, thủ tục và phù hợp với lộ trình tổ chức việc ra quyết định về cổ tức của đại hội đồng cổ đông các ngân hàng. 

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong trường hợp hai đơn vị này vẫn kiên quyết không chia cổ tức, có thể phải xin ý kiến Thủ tướng. Vậy, việc ứng xử với cổ đông nước ngoài sẽ như thế nào?

Nhìn ở góc độ pháp luật, BIDV, VietinBank là các doanh nghiệp có vốn Nhà nước chi phối. Không chỉ riêng lợi thế Nhà nước sở hữu tỷ lệ vốn lớn, khả năng dễ dàng tác động vào bộ khung nhân sự quản trị, điều hành cấp cao tại các ngân hàng cũng là những yếu tố bảo đảm cho các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan có quyền tự quyết mức chia cổ tức tại BIDV, VietinBank.

Ngược lại với đề nghị từ Bộ Tài chính, tôi cho rằng, trong những năm gần đây, cổ đông nước ngoài tại các ngân hàng Việt Nam thường có xu hướng lựa chọn việc không chia cổ tức. Điều này xuất phát từ việc họ nhận diện rõ về thực trạng tài chính, rủi ro tín dụng và nhu cầu tồn tại phát triển của ngân hàng. Nếu như ngân hàng được tận dụng thêm nguồn lực từ phần tiền cổ tức không chia, xét về chiến lược dài hạn sẽ tốt cho khả năng phát triển của ngân hàng. Qua đó, giá trị đầu tưcủa các cổ đông nước ngoài được gia tăng.

Sự ngược chiều trong cách nhìn của cơ quan đại diện phần vốn Nhà nước và cổ đông nước ngoài có thể ảnh hưởng tới niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông có bình luận gì về vấn đề cổ tức của các ngân hàng trong năm vừa qua?

Sau chu kỳ khủng hoảng vừa qua, sức khỏe tài chính của mỗi ngân hàng mới chỉ đang trong giai đoạn phục hồi. Kết quả kinh doanh một năm chưa thể hiện chính xác, cụ thể mức độ thu hoạch lợi nhuận của ngân hàng, bởi các ngân hàng vẫn đang phải thực hiện các phương án xử lý nợ xấu. Để tồn tại ổn định và phát triển, các ngân hàng đã lựa chọn cách xử lý hậu quả trong quá khứ, chấp nhận những “hy sinh” lợi ích trong hiện tại.

Thêm vào đó, việc dự phòng tiềm lực tài chính cho những yếu tố bất thường, khó khăn từ thị trường trong kinh doanh là điều các ngân hàng cũng tính đến. Tất cả những vấn đề này là nguyên nhân dẫn đến việc đại hội đồng cổ đông các ngân hàng đã ra quyết sách về vấn đề cổ tức. Một khi doanh nghiệp đã nhìn nhận bản thân mình và quy luật thị trường để ra quyết định, có lẽ quyết định đó cần được tôn trọng.(TNCK)


Giá dầu tiếp tục sụt giảm, 120.000 lao động Vương quốc Anh sẽ mất việc vào cuối năm nay

Mới đây, các chuyên gia trong lĩnh vực dầu khí đã cảnh báo rằng số lượng người thất nghiệp trong ngành công nghiệp này sẽ lên tới con số 120.000 người vào cuối năm nay nếu giá dầu vẫn không ngừng sụt giảm.
 

nganh dau khi cua vuong quoc anh dang dung truoc thoi ky day "song gio".

Ngành dầu khí của Vương quốc Anh đang đứng trước thời kỳ đầy "sóng gió".

Tập đoàn Dầu khí Vương quốc Anh đã dự báo rằng, các công ty sẽ tiếp tục cắt giảm nhân viên, bao gồm một số lượng lớn các công nhân ở khu vực Biển Bắc, khi mà giá dầu vẫn ở mức thấp khiến cho tình hình ngày càng trở nên "nghiêm trọng".

Với việc giá giao dịch của một thùng dầu hiện nay chưa bằng một nửa so với giai đoạn năm 2014, thì số lượng thất nghiệp liên quan đến ngành nghề này ước tính đã tăng từ 84.000 người lên mức 370.000 người trong năm 2015 và hiện tại đang được dự báo sẽ giảm thêm khoảng 40.000 vào cuối năm nay.

Chính điều này sẽ tác động nghiêm trọng tới 330.000 lao động trong ngành công nghiệp dầu khí, bao gồm cả những người việc làm ngoài khơi, trên bờ và những người làm việc trong các chuỗi cung ứng có quy mô lớn.

Bà Deirdre Michie, giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí Vương quốc Anh cho biết, tổ chức này đang làm hết sức có thể để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tồi tệ này, trong đó có sự phối hợp với cả chính phủ Scotland và chính phủ Anh nhằm tìm những việc làm thay thế.

Bà Michie cũng tái khẳng định: "Chúng ta không thể đánh giá thấp tác động của suy thoái toàn cầu trong một ngành công nghiệp có sức ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Anh, đây không phải là vấn đề của riêng những người bị thất nghiệp, mà đó còn tác động tới cả gia đình và đồng nghiệp của họ”.

Ngành công nghiệp dầu khí của Anh hiện đang “chi tiêu nhiều hơn số thu” kể từ khi giá dầu sụt giảm vào cuối năm 2014. Đây không phải là cách phát triển mang tính bền vững và nhiều công ty của nước này đã phải đối mặt với những quyết định rất khó khăn.

Tuy nhiên, bà Michie vẫn nhấn mạnh rằng, bà đặt rất nhiều hy vọng cho ngành công nghiệp dầu khí của nước này, mặc dù nó đang phải đối mặt với nhiều sự lựa chọn khó khăn.

Bà Michie cho biết: "Để tồn tại, ngành công nghiệp dầu khí của Anh không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc cải thiện năng suất lao động, để lấy lại vị thế và năng lực cạnh tranh, đồng thời thu hút đầu tư và kích thích hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Bắc. Với trữ lượng lên tới 20 tỷ thùng dầu, rõ rằng khu vực này vẫn còn rất nhiều phải làm để phát triển trong lĩnh vực dầu khí”.

"Một điều cũng rất quan trọng, đó là chúng ta cần phải xem xét những gì chúng ta có thể làm được trong thời gian tới đây để kích thích hoạt động hỗ trợ thăm dò và tận dụng các cơ hội nhỏ, như việc tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu để vượt qua giai đoạn khó khăn này", bà Michie nhấn mạnh.

Các lãnh đạo hàng đầu trong ngành công nghiệp dầu khí của Vương quốc Anh sẽ có mặt tại Hội nghị thường niên về Dầu khí tại Aberdeen trong tuần tới, nhằm xem xét những tiến trình thực hiện để sớm vượt qua giai đoạn thoái trào này và bàn cách để “cứu” 330.000 lao động trong lĩnh vực dầu khí.

Bên cạnh đó, phát ngôn viên chính phủ Scotland cũng cho biết: "Quốc gia này cũng đang tích cực tham gia, phối hợp giữa ngành công nghiệp dầu khí, công đoàn và có những điều chỉnh trong luật để sớm vượt qua những thách thức hiện tại, nhằm đảm bảo một tương lai lâu dài cho ngành dầu khí của Vương quốc Anh”.

"Chúng tôi đang tập trung trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh và thúc đẩy những sự đổi mới, sáng tạo trong suốt chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, điều quan trọng là chính phủ Vương quốc Anh phải kiểm soát được thuế quan, từ đó tạo ra đòn bẩy quan trọng cho việc phát triển lĩnh vực này, đồng thời có những động thái tích cực để khuyến khích đầu tư và bảo vệ số lượng người lao động”, phát ngôn viên chính phủ Scotland nhấn mạnh.(HQ)


Khu vực đồng EURO có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng

Chủ tịch Ngân hàng châu Âu Trung ương châu Âu vừa lên tiếng cảnh báo rằng, châu Âu đang đứng trước nguy cơ phải hứng chịu thiệt hại về kinh tế kéo dài do năng suất yếu và mức tăng trưởng thấp, tái khẳng định rằng, chỉ riêng chính sách tiền tệ thì không thể chấm dứt “căn bệnh” này của khu vực đồng tiền chung EURO.

chu tich ngan hang trung uong chau au, ong mario draghi phat bieu truoc bao chi.

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, ông Mario Draghi phát biểu trước báo chí.

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng và lạm phát với nỗ lực vực dậy nền kinh tế, đồng thời lập luận rằng chính sách tiền tệ vẫn ở trong ngưỡng giới hạn cho phép và chính phủ các nước thành viên đang thực sự cần sự giúp đỡ từ chính sách tiền tệ này. 

Trong một bài phát biểu mới đây tại Diễn đàn Kinh tế Brussels, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, ông Mario Draghi đã khẳng định: "Chúng tôi sẽ không để lạm phát vượt quá tầm kiểm soát, đồng thời xét về dài hạn cũng sẽ tránh được những cú sốc nhất định về kinh tế mà chúng ta phải đối mặt. Nói một cách khác, chúng ta cần phải làm tất cả những gì để đảm bảo rằng sản lượng sẽ trở lại mức tiềm năng trước khi mức tăng trưởng thấp như hiện nay sẽ gây tổn thương lâu dài cho nền kinh tế".

"Có rất nhiều “động cơ” chính trị để trì hoãn cải cách cơ cấu nền kinh tế, nhưng rất ít trong số đó là những “động cơ” tốt đẹp. Thực tế, cái giá phải trả cho sự chậm trễ này là quá cao", ông Draghi tái khẳng định.

Khu vực đồng tiền chung EURO chỉ tăng trưởng khoảng 1,6 % trong năm ngoái với hàng loạt những sự hỗ trợ, kích thích kinh tế tăng trưởng từ ECB. Tuy nhiên, mức lạm phát dự kiến trong những năm tới đây cũng sẽ vẫn duy trì ở dưới mức mục tiêu của ECB, đạt xấp xỉ 2 %.

Ông Draghi cho biết, tăng trưởng thấp, dưới mức tiềm năng trong một khoảng thời gian quá dài sẽ làm giảm khả năng hồi sinh của nền kinh tế bởi vì sản lượng tăng đi kèm với năng lực phát triển của nền kinh tế tăng. Do đó, nếu sản lượng ở mức thấp, dưới mức sản lượng tiềm năng thì nền kinh tế vĩnh viễn phải đối mặt với mức tăng trưởng thấp.

Ông Draghi cũng nhấn mạnh thêm rằng: "Với những thiệt hại xảy ra với nền kinh tế do mức sản lượng tiềm năng thấp, chúng ta cần phải hành động dứt khoát để nâng cao mức sản lượng, nhằm hướng tới mức sản lượng tiềm năng". 

Lựa chọn giữa những vấn đề cần phải cải cách, ông Draghi cho biết khu vực đồng EURO đang bị tụt lại phía sau về năng lực sáng tạo, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ. Chính vì vậy, các quốc gia cần phải tận dụng nguồn nhân lực trong thị trường lao động của khu vực đồng EURO, dựa trên các chính sách kích thích thị trường lao động một cách hợp lý.(HQ)


WCO tham gia Chiến dịch Pangea IX chống nạn buôn bán thuốc giả

WCO đã phối hợp với INTERPOL thực hiện chiến dịch Pangea IX và thu giữ các loại thuốc ung thư giả, các dụng cụ xét nghiệm HIV, tiểu đường không đạt tiêu chuẩn; các thiết bị nha khoa giả và thiết bị phẫu thuật bất hợp pháp đều là thuốc và hàng hóa giả có khả năng đe dọa tính mạng người sử dụng.

Chiến dịch này nhằm vào các hoạt động bán hàng trực tuyến các loại thuốc bất hợp pháp và thiết bị y tế với sự tham gia của 193 công chức cảnh sát, hải quan và các cơ quan quản lý y tế từ 103 nước. Chiến dịch Pangea đã bắt giữ 393 vụ vi phạm trên toàn thế giới và thu giữ hơn 53 triệu USD trị giá của các loại thuốc nguy hiểm .

Hoạt động này cũng được các đối tác từ nhà cung cấp dịch vụ internet và hệ thống thanh toán hỗ trợ và phát hiện 4.932 website bán dược phẩm bất hợp pháp.

Đồng thời hoạt động này cũng nhằm vào các tổ chức tội phạm trong việc buôn bán dược phẩm  trực tuyến bất hợp pháp như: đăng ký tên miền giả mạo, hệ thống thanh toán điện tử và dịch vụ chuyển phát. Các cơ quan quốc gia trên toàn thế giới đã thực hiện hơn 700 cuộc điều tra và phát hiện có ít nhất 40 trường hợp liên quan trực tiếp đến tổ chức tội phạm.

Cũng như các cuộc tấn công tại các địa chỉ liên kết đến các trang web bán dược phẩm bất hợp pháp, trong tuần lễ quốc tế của chiến dịch (diễn ra từ ngày 30-5 đến 7-6-2016), lực lượng Hải quan và các cơ quan chức năng đã phát hiện 334.000 và thu giữ 170.340 kiện hàng.

Trong số 12,2 triệu sản phẩm thuốc giả và bất hợp pháp bị bắt giữ trong thời gian hoạt động phải kể đến là thuốc giảm béo, thuốc chống sốt rét và cholesterol, thuốc rối loạn cương dương, thuốc điều trị rụng tóc và các sản phẩm dinh dưỡng. Thu giữ hơn 270.000 thiết bị y tế trị giá 1,1 triệu USD.

Cảnh sát Hungary đã bắt giữ 65.000 viên thuốc an thần cất giấu ở ghế sau của một chiếc xe và bên trong bánh xe dự phòng, thủ đoạn thường được các đối tượng sử dụng để buôn lậu ma túy và phát hiện một phòng thí nghiệm dưới lòng đất điều chế dược phẩm giả và steroid được phát hiện tại Áo.

Cũng trong chiến dịch Pangea IX, lực lượng chức năng Myanmar bắt giữ thuốc chống ung thư bất hợp pháp. Tại Singapore lực lượng chức năng đã thu giữ các thuốc anabolic steroid, thuốc ngủ, dụng cụ thử thai, thuốc tránh thai và thuốc giảm cân.

Chiến dịch Pangea IX được đặt dưới sự điều phối của Tổ chức Cảnh sát quốc tế (INTERPOL), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và sự hỗ trợ của Diễn đàn thường trực về tội phạm quốc tế về dược phẩm (PFIPC), Viện An toàn dược phẩm (PSI), Tổ chức Cảnh sát châu Âu (Europol) và các tổ chức khác như Discover 2, LegitScript, Mastercard, PayPal, Visa…

Từ một trung tâm dành riêng cho các hoạt động tại trụ sở Ban Thư ký INTERPOL tại Lyon được sử dụng làm trung tâm để trao đổi thông tin giữa các nước tham gia và các cơ quan, WCO đã phối hợp hoạt động giữa cơ quan hải quan và các nhóm Pangea qua hệ thống CENcomm công cụ truyền dẫn thông tin an toàn của WCO, trong khi đó một văn phòng di động Europol đã được bổ sung để tiến hành kiểm tra chéo.(HQ)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-06-2016

    Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 85 triệu đồng vì bán cổ phiếu không báo cáo
    Ô Tô Trường Hải đầu tư 300 tỷ đồng xây dựng Trung tâm Trưng Bày lớn nhất Việt Nam
    Đại gia địa ốc muốn đầu tư mở rộng sân bay Chu Lai
    “Cơn khát” thịt lợn của Trung Quốc
    Hạn ngạch nhập khẩu đường tăng thêm 100.000 tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-06-2016

    Áp lực tỷ giá trước động thái của Fed
    Hệ thống giao dịch ngoại hối Trung Quốc sẽ mở chi nhánh tại London, New York
    EIA giữ dự báo sự sụt giảm sản lượng dầu thô của Mỹ không đổi năm 2016, 2017
    Siêu thị Big C sẽ bị đổi tên vào năm 2017
    Chính phủ xem xét vay ngoại tệ trong nước

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-06-2016

    Dự báo giá tiêu dùng tháng 6 tiếp tục tăng nhẹ
    Khó có đột biến với tín dụng bất động sản
    Giá vàng sẽ lên 1.400 USD/ounce vì Brexit?
    Kinh tế Đức có khởi đầu khá tốt trong quý 2 nhưng tăng trưởng chậm lại
    Xuất khẩu cao su Campuchia trong quý I/2016 giảm 8%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-06-2016

    Việt Nam đứng đầu về nhập khẩu phụ kiện dệt may từ Hàn Quốc năm 2015
    Thiếu hụt nguồn vốn dành cho phát triển giao thông 5 năm tới
    Sản lượng tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long giảm 12% vì hạn hán
    Nhập nhèm thực phẩm chức năng
    Xoài Việt vào Úc phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-06-2016

    Mỹ “ra đòn”, Nga có thể mất gần 1 tỷ USD/năm từ xuất khẩu hải sản
    98% tài sản Phương Trang bị ngân hàng 'giam lỏng' là bất động sản
    Gạo Việt vào siêu thị Singapore
    Sẽ quyết liệt kiểm tra tín dụng đen tại TP.HCM
    Không phải Adidas hay Nike, cổ phiếu này mới "phất" nhất mùa giải Euro

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-06-2016

    Ngành dược Việt Nam trước thách thức TPP
    Việt Nam vay WB 310 triệu USD để chống ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Cảng cạn phát triển nóng, “vỡ” quy hoạch
    Bài toán bán bò và ngân hàng “lãi suất bèo”
    Mắc nhiều sai phạm, đa cấp MLM Việt Nam bị phạt 200 triệu đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-06-2016

    “Đại gia” dầu khí Nga ngưng kế hoạch mua cổ phần Lọc dầu Dung Quất
    Các nước Tiểu vùng sông Mekong lập liên minh thương mại
    Công ty Mỹ bất ngờ hủy hợp đồng đường sắt trị giá 5 tỷ USD với Trung Quốc
    Dệt may Ấn Độ quan tâm đầu tư vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-06-2016

    Ông chủ Facebook kiếm 6 tỉ USD trong một ngày như thế nào?
    Ngân hàng Mitsubishi UFJ của Nhật sẽ phát hành tiền ảo
    ​Mỹ cấp phép cho 6 hãng mở đường bay thẳng tới Cuba
    Tiêu thụ thép tiếp tục giảm
    Thị trường bán lẻ vẫn còn nhiều khoảng trống

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-06-2016

    Điều kiện để xuất khẩu xoài sang Australia
    IMF: Thái Lan cần sớm cắt giảm lãi suất
    Nguy cơ tan rã BRICS
    Quảng Ngãi quyết đeo đuổi siêu dự án của Exxon Mobil

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 12-06-2016

    Tiềm năng phát triển của các nền kinh tế châu Á
    Hiệp hội Thép: Thời gian tới có thể áp thuế tự vệ chính thức để bảo vệ phôi thép
    Pinaco sẽ phát hành tăng vốn lên gấp 1,5 lần
    WTO cảnh báo thiệt hại trong xuất khẩu của Anh khi rời khỏi EU