Đồng Yên lên cao nhất trong 3 năm
Ngành công nghiệp bơ sữa toàn cầu trước làn sóng M&A
General Motors mở rộng hoạt động tại Canada
Sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 5/2016 tăng 1,8%
OPEC thấy nhu cầu dầu vượt sản xuất lần đầu tiên trong 3 năm
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-06-2016
- Cập nhật : 14/06/2016
Áp lực tỷ giá trước động thái của Fed
Nhóm phân tích của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cho biết, Chỉ số Dollar Index đo lường sức mạnh của USD so với một rổ tiền tệ chủ chốt cuối tuần qua tiếp tục đi xuống và chạm đáy 1 tháng. Hiện tại, gần như tất cả ý kiến khảo sát đều cho rằng, Fed sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp diễn ra vào các ngày 14 - 15/6, trong khi tỷ lệ dự đoán việc tăng lãi suất trong tháng 7 đã giảm đi khá nhiều.
Giới phân tích nhận định, Fed nhiều khả năng sẽ phải chờ đợi kết quả trưng cầu dân ý tại Anh vào ngày 23/6 cũng như một báo cáo việc làm nữa của Mỹ mới có thể phát đi tín hiệu rõ ràng hơn về thời điểm nâng lãi suất của cơ quan này. Tuy nhiên, nhiều phân tích cho thấy, việc Fed tăng tiếp lãi suất USD trong năm nay là điều khó tránh.
.
Chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh cho rằng, việc Fed tăng lãi suất chỉ là chuyện sớm hay muộn trong năm nay. Lý do là, thông điệp này đã được Fed đưa ra từ đầu năm và việc thực hiện căn cứ vào tình hình thị trường. Theo ông Minh, động thái này không chỉ tạo áp lực lên tỷ giá, mà tác động đến cả lãi suất tiết kiệm.
Nội dung báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 5 vừa được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đưa ra cũng cho hay, trong 5 tháng đầu năm 2016, kinh tế Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng, khi chỉ số tiêu dùng và sản lượng công nghiệp tăng ổn định, thị trường lao động tiếp tục có những cải thiện rõ nét, tỷ lệ thất nghiệp chỉ còn 5% trong tháng 4/2016. Doanh số bán lẻ tháng 4/2016 tăng 1,3% so với tháng trước đó - mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/2015, sau khi suy giảm trong quý I/2016 (3 tháng đầu năm lần lượt giảm 0,4%, 0,1%, và 0,3% so với tháng trước đó). Trong khi đó, lạm phát trong tháng 4/2016 tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng cao nhất trong vòng 3 năm qua nhưng vẫn còn xa so với mục tiêu (2%) và dự báo sẽ ổn định trong các tháng còn lại của năm.
Theo Trung tâm Nghiên cứu của BIDV, các số liệu kinh tế tích cực nêu trên là cơ sở để Fed xem xét việc có nâng lãi suất trong tháng 6/2016 hay không.
Tuần qua, tỷ giá trung bình và tỷ giá trung tâm đồng loạt tăng. Giá đồng bạc xanh bên ngoài thị trường đã có lúc chạm mốc 22.500 đồng.
Việc tỷ giá USD tăng liên tiếp trong 2 tuần vừa qua, theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) là do hai nguyên nhân chính.
Thứ nhất, cầu về ngoại hối tăng cao, chủ yếu do một số ngân hàng gia tăng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận do lãi suất tiền đồng hiện khá thấp.
Thứ hai, Thông tư 07/2016/TT-NHNN vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu được phép vay ngoại tệ trở lại kể từ ngày 1/6/2016, khiến nhu cầu thu mua ngoại tệ nhằm đáp ứng các hợp đồng cho vay của các ngân hàng thương mại gia tăng.
Tuy nhiên, ngay sau khi có hiện tượng USD mạnh lên trong thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tục truyền tải thông điệp sẽ thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ và tỷ giá trong biên độ cho phép. Vì thế, hiện tượng tỷ giá tăng mạnh trong thời gian gần đây được BVSC nhận định chỉ mang tính chất ngắn hạn.
Dự báo USD từ nay đến cuối năm, các chuyên gia BIDV cho rằng, tỷ giá USD sẽ nằm trong biên độ 22.300 - 22.500 đồng/USD, nếu các số liệu kinh tế Mỹ tiếp tục diễn biến lạc quan.
Trong khi đó, ông Huỳnh Trung Khánh, chuyên gia lĩnh vực vàng phân tích, việc Fed sẽ điều chỉnh lãi suất đang tạo lực đẩy tỷ giá VND/USD tăng lên, đồng thời tác động tiêu cực đến giá vàng, bởi giá vàng và ngoại tệ thường diễn biến trái chiều.
Hệ thống giao dịch ngoại hối Trung Quốc sẽ mở chi nhánh tại London, New York
Định chế nhà nước trên thị trường tiền tệ của Trung Quốc hôm qua (12/6) cho biết đang chuẩn bị mở chi nhánh tại London và New York trong nỗ lực để thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa đồng nhân dân tệ.
Hệ thống giao dịch ngoại hối Trung Quốc (CFETS), một đơn vị của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố rằng, bằng cách mở rộng mạng lưới của mình ra nước ngoài, CFETS có thể phục vụ nhiều hơn cho các tổ chức nước ngoài và trở thành một "sàn giao dịch chính và trung tâm giá cả" đối với đồng nhân dân tệ trên toàn cầu.
Trung Quốc đã dần nới lỏng việc kiểm soát vốn khi cho phép sự tham gia của nước ngoài vào thị trường giao dịch nhân dân tệ nội địa. Bắc Kinh cũng đang thúc đẩy các trung tâm nhân dân tệ ở nước ngoài để thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng tiền Trung Quốc.
Theo đó, CFETS sẽ cung cấp một hệ thống đấu thầu điện tử cho đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ. Nó cũng cung cấp tỷ giá tính chéo, cũng như cho vay liên ngân hàng và kinh doanh trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ. Được biết, giao dịch bằng nhân dân tệ qua CFETS đạt 618,12 nghìn tỷ nhân dân tệ (94,24 nghìn tỷ USD) trong năm 2015, theo Tân Hoa Xã.
CFETS cũng cho biết sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các sàn giao dịch ở nước ngoài, và nhằm cung cấp dịch vụ giao dịch 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần.
CFETS cũng sẽ mở rộng thời gian giao dịch nhân dân tệ trên thị trường nội địa trong năm nay để kết thúc giao dịch ở mức 23:30 giờ địa phương thay vì sẽ kết thúc từ 4:30 như trước đây.
"CFETS sẵn sàng cung cấp dịch vụ toàn diện và hỗ trợ cho các định chế của Anh tham gia vào thị trường liên ngân hàng của Trung Quốc, và tăng cường hợp tác với họ như là các công ty của Trung Quốc ở nước ngoài", Sun Jie - Phó chủ tịch điều hành của CFETS, nói trong một sự kiện diên ra hôm 12/6 ở Thượng Hải. Sự kiện này tập trung vào chủ đề của quốc tế hóa nhân dân tệ với sự tham dự của nhà quản lý cũng như các tổ chức tài chính của Trung Quốc và Anh.
Xavier Rolet - Giám đốc điều hành của Tập đoàn thị trường chứng khoán London (LSE.L) nói trong cùng sự kiện rằng, London hiện nay là trung tâm giao dịch nhân dân tệ ở nước ngoài lớn nhất thế giới sau Hồng Kông.
Hiện LSE đang làm việc với thị trường chứng khoán Thượng Hải để khởi động một chương trình đầu tư xuyên biên giới nhằm liên kết các thị trường chứng khoán Anh và Trung Quốc.
EIA giữ dự báo sự sụt giảm sản lượng dầu thô của Mỹ không đổi năm 2016, 2017
Siêu thị Big C sẽ bị đổi tên vào năm 2017
“Mặc dù chúng tôi có quyền dùng thương hiệu Big C trong vòng 10 năm sau khi thâu tóm, chúng tôi đã quyết định sẽ đổi tên vào năm sau”, tờ Nation Multimedia dẫn lời ông Tos Chirathivat, CEO tập đoàn Central Group.
Trong một tuyên bố vào ngày 13/6, ông Tos Chirathivat, CEO tập đoàn Central Groupcho biết tại ASEAN, tập đoàn sẽ tập trung vào Việt Nam sau khi mua thành công cổ phần trong chuỗi siêu thị Big C Vietnam.
Thương vụ được tiến hành vào tháng Tư vừa qua, với mức giá 1,1 tỷ USD.
“Thương vụ mua lại Big C mang lại cho chúng tôi không chỉ chuỗi siêu thị Big C bao gồm 33 chi nhánh, mà cả 10 cửa hàng tiện lợi và 30 trung tâm mua sắm thuộc sở hữu công ty con của Big C. Thách thức của chúng tôi hiện giờ là làm sao để tập trung vào ngành bán lẻ tại Việt Nam”, ông Tos cho biết.
Ngoài ra, ông cho biết Central Group đã lên kế hoạch đổi tên Big C ở Việt Nam, nhưng sự điều chỉnh này sẽ được tiến hành vào năm sau.
“Mặc dù chúng tôi có quyền dùng thương hiệu Big C trong vòng 10 năm sau khi thâu tóm, chúng tôi đã quyết định sẽ đổi tên vào năm sau”, ông tuyên bố.
Sau khi mua phần lớn cổ phần trong Big C Việt Nam, Central Group ghi nhận tổng doanh thu đạt 1,13 tỷ USD tại thị trường này. Tập đoàn dự đoán doanh thu sẽ tăng trưởng trên 10% mỗi năm.
Central Group Vietnam hiện điều hành 2 trung tâm thương mại thời trang Robins tại Hà Nội và TP.HCM, hai cửa hàng Marks & Spencer, 27 cửa hàng Supersports, 21 siêu thị điện máy Nguyễn Kim và 13 siêu thị Lan Chi tại Việt Nam.
Chính phủ xem xét vay ngoại tệ trong nước
Quyết định trên nêu định hướng kế hoạch huy động vốn bằng ngoại tệ trong nước và quốc tế.
Trường hợp cần thiết phát hành trái phiếu quốc tế hoặc trái phiếu Samurai, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Nghị quyết số 99/2015/NQ13 của Quốc hội.
Với định hướng trên, lượng vốn huy động dự kiến phát hành bằng trái phiếu ngoại tệ này không quá lớn, tương đương với hơn 800 triệu USD. Quy mô này có thể thực hiện được trong nước như từng thành công.
Hồi tháng 4/2015, lần đầu tiên Chính phủ cũng đã phát hành trái phiếu ngoại tệ, huy động thành công 1 tỷ USD trong nước. Đầu mối đáp ứng giao dịch này là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Giao dịch trên đã mở đầu cho hướng huy động ngoại tệ ngay trong nước, qua các định chế tài chính nội địa với chi phí và lãi suất thấp hơn so với các đợt Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế trước đó.
Ở định hướng trên cho năm nay, tình huống thị trường đã có khác biệt.
Theo cơ chế từ cuối 2015 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã áp trần lãi suất huy động USD ở 0%/năm đối với tiền gửi của cả tổ chức và dân cư. Tiền gửi ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng theo đó chủ yếu chuyển sang dạng không kỳ hạn, trong khi trái phiếu Chính phủ thường huy động ở các kỳ hạn dài.
Thời gian gần đây, một số chuyên gia có khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại chính sách trần lãi suất nói trên, nâng trở lại để huy động bền vững hơn nguồn lực ngoại tệ trong dân cư.
Ngoài định hướng huy động vốn trên, tại quyết định vừa ban hành, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ phương án phát hành trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ công theo Nghị quyết của Quốc hội.