tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-06-2016

  • Cập nhật : 13/06/2016

Mỹ “ra đòn”, Nga có thể mất gần 1 tỷ USD/năm từ xuất khẩu hải sản

Trong trường hợp vào tháng Chín năm 2016 bắt đầu hiệu lực của quy định mới về nhập khẩu hải sản ở Mỹ, tạo ra những rào cản, Liên bang Nga có thể mất mỗi năm khoảng 1 tỷ USD.
sputnik/ sergei krasnoukhov

Sputnik/ Sergei Krasnoukhov

Trong trường hợp vào tháng Chín năm 2016 bắt đầu hiệu lực của quy định mới về nhập khẩu hải sản ở Mỹ, tạo ra những rào cản, Liên bang Nga có thể mất mỗi năm khoảng 1 tỷ USD, ông Oleg Rykov - đại diện Cơ quan Nga về ngư nghiệp tại Hoa Kỳ, nói với Sputnik.
"Nếu những quy định này đi vào hiệu lực hoàn toàn, thì đối với Nga đó sẽ là tổn thất khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Nhập khẩu trực tiếp đã là 270 triệu USD. Phần còn lại chúng tôi đưa qua Trung Quốc để chế biến và sau đó cung cấp vào thị trường Mỹ", ông Rykov nói khi trả lời câu hỏi về sự thiệt hại có thể của Liên bang Nga trong trường hợp ban hành quy định mới về nhập khẩu hàng thủy sản của Nga tại Hoa Kỳ.
Theo nguồn tin của Sputnik cho biết, năm 2014 dưới tác động của các tổ chức phi Chính phủ bảo vệ môi trường Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã quyết định thi hành biện pháp chống đánh bắt hải sản bắt trái phép trên toàn cầu.
Như nhận xét của chuyên viên Rykov, những quy định này đã được tạo ra "thuần túy dựa trên cơ sở dữ liệu của các tổ chức như trên, nêu tên 13 loài cá đầu tiên" mà việc xuất khẩu cần phải xem lại. Đại diện Cơ quan Liên bang Nga về ngư nghiệp cho biết, những loại cá này là đối tượng then chốt trong khâu nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
"Không một cơ cấu Liên bang nào của Hoa Kỳ có bằng chứng khẳng định  rằng Nga tham gia khai thác hải sản bất hợp pháp", ông Rykov nhấn mạnh.
"Mỗi nhà cung cấp cần cung cấp lượng thông tin - từ thời điểm khai thác đến trước khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Và nếu không có mẩu giấy như vậy, họ có thể bị cấm nhập khẩu. Ở đây đơn giản chỉ là một kiểu rào cản…", đại diện của Cơ quan ngư nghiệp Liên bang Nga tại Hoa Kỳ kết luận.

98% tài sản Phương Trang bị ngân hàng 'giam lỏng' là bất động sản

Khế ước nhà đất tại TP HCM, Đà Nẵng và nhiều tỉnh khác cùng với trái phiếu, 211 ôtô của Công ty cổ phần đầu tư Phương Trang đang bị Ngân hàng Xây dựng (CB) nhận thế chấp từng được định giá hơn 14.000 tỷ đồng, trong đó bất động sản chiếm khoảng 98%.

Theo thống kê dư nợ cho vay của Ngân hàng CB vào năm 2013 có đóng dấu mộc và chữ ký của các cán bộ cấp cao thời điểm đó là ông Phan Thanh Mai, Phạm Văn Thường, Lê Hoàng Minh, có 3 nhóm danh mục tài sản Công ty cổ phần Đầu tư Phương Trang và đối tác thế chấp tại nhà băng này. 

Cụ thể, 39 danh mục tài sản là khế ước đất tại Đà Nẵng (quận Sơn Trà, Liên Chiểu), TP HCM (quận 1, 2, 3, 7, Thủ Đức), Long An, Bình Định và Quảng Nam, được xác định trị giá 10.661 tỷ đồng. Nhóm tài sản thế chấp là ôtô ghi nhận 211 chiếc, giá trị 239 tỷ đồng. Danh mục tài sản thế chấp cuối cùng trong hồ sơ này là trái phiếu của các dự án (cũng là bất động sản) tại TP HCM trị giá hơn 3.335 tỷ. Như vậy, theo hồ sơ xử lý thu hồi nợ của Ngân hàng CB thực hiện năm 2013, tổng giá trị tài sản thế chấp của Phương Trang ước tính 14.236 tỷ đồng, số tiền vay đảm bảo là 9.437 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong các hồ sơ làm việc giữa nhà băng và doanh nghiệp, Phương Trang một mực khẳng định chỉ được giải ngân và nhận khoản tiền vay là 3.436 tỷ đồng trên tổng số ghi nợ là 9.437 tỷ đồng. Theo đơn thư cầu cứu của doanh nghiệp gửi lên Chính phủ liên tục từ năm 2012 đến năm 2014, Phương Trang tố Ngân hàng Đại Tín (tên trước đây của Ngân hàng CB) đã không giải ngân hợp đồng mua bán trái phiếu, hợp đồng vay và gian dối ghi dư nợ đối với hợp đồng đã tất toán cho doanh nghiệp. Công ty này cũng tố cáo ngân hàng chiếm giữ trái phép tài sản thế chấp của mình. 

du an new pearl dinh dam mot thoi cua phuong trang tai tp hcm duoc chuyen nhuong lai cho tap doan van thinh phat vao nam 2013 voi gia tri 20 trieu usd khi moi xay den tang thu 2.

Dự án New Pearl đình đám một thời của Phương Trang tại TP HCM được chuyển nhượng lại cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vào năm 2013 với giá trị 20 triệu USD khi mới xây đến tầng thứ 2.

Trong biên bản đối chiếu nợ vay của Ngân hàng CB và Phương Trang cùng các đối tác thực hiện tháng 12/2014, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Phương Trang, Phạm Đăng Quan cho biết, theo yêu cầu và hướng dẫn của ngân hàng, doanh nghiệp phải ký và giao trước các chứng từ gồm: séc tiền mặt, uỷ nhiệm chi, bảng kê tiền, phiếu lĩnh tiền mặt cho CB. Song, có nhiều nhóm tài sản thế chấp ngân hàng không xuất trả tiền như các chứng từ đã ký. 

Sang năm 2015, CB và Phương Trang tiếp tục có buổi làm việc vào ngày 19/10 trước sự chứng kiến của đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Long An và đại diện Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46). Phía CB tiếp tục bảo lưu quan điểm Phương Trang còn dư nợ gốc 9.437 tỷ đồng trên tổng số 9.469 tỷ đồng số tiền đã giải ngân. 

Trong khi đó, Phương Trang cho biết, trong 9.469 tỷ đồng ngân hàng đã giải ngân của 47 khoản vay và một khoản mua bán trái phiếu mà nhà băng công bố, doanh nghiệp thực chất chỉ được nhận hơn 758 tỷ đồng tiền mặt, số còn lại 8.710 tỷ đồng công ty không được nhận. Tương tự, trong 6.137 tỷ đồng Ngân hàng CB công bố đã giải ngân của 29 khoản vay, Phương Trang chỉ thực nhận hơn 2.677 tỷ đồng tiền mặt. Ngoài ra, đối với 7 khoản vay CB tuyên bố đã giải ngân 880 tỷ đồng, doanh nghiệp cũng cho hay không được nhận. 

Sang năm 2016, diễn biến vụ việc tiếp tục bị đẩy lên cấp độ căng thẳng hơn. Tháng 5/2016 CB có công văn đề nghị Phương Trang đưa ra lộ trình hoán đổi một số tài sản đang thế chấp. Tuy nhiên, trái với đề xuất của doanh nghiệp từ trước đó, mong muốn hoán đổi toàn bộ khoản nợ 3.400 tỷ đồng sang sổ tiết kiệm để rút tài sản về thì CB chỉ tính đến việc hoán đổi 211 ôtô bằng sổ tiết kiệm. 

Đến ngày 7/6/2016, Ngân hàng CB đã phát công văn thông báo với Phương Trang về hướng xử lý mới cho vụ việc. Công văn nêu, vì nhiều lý do khách quan, đến nay việc xử lý các khoản nợ vẫn chưa đạt được hiệu quả nên CB khởi kiện khách hàng ra toà, cũng là giải pháp tình thế nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của CB, đồng thời sớm thu hồi vốn của Nhà nước. 

Sự bất nhất về dư nợ và số tiền vay thực nhận giữa Ngân hàng Xây dựng và Phương Trang cũng như giải pháp xử lý tài sản thế chấp đã kéo dài từ năm 2012, hiện tiếp tục chờ hướng xử lý của đôi bên vào buổi làm việc ngày 14/6 tới. 


Gạo Việt vào siêu thị Singapore

Phải mất 3 năm đi lại giữa Việt Nam và Singapore để tìm hiểu, tiếp cận thị trường, gạo Cỏ May mới được lên kệ siêu thị ở quốc gia này.

Ông Phạm Minh Thiện, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân gạo Cỏ May có trụ sở ở Đồng Tháp cho biết, sau 3 năm chạy đôn đáo tìm hiểu và tiếp cận thị trường Singapore thì đến tháng 3/2016 gạo Cỏ May chính thức xuất lô hàng đầu tiên trên 100 tấn sang thị trường này. Toàn bộ lô hàng trên được bán trực tiếp tại 2 siêu thị Fortune và BigBox của Singapore với mức giá niêm yết 2,7-3,3 USD một kg (hơn 60.000 đồng).“Trong hơn 2 tháng chúng tôi đã xuất được 2 lô với tổng số lượng trên 150 tấn. Mặc dù mới vào thị trường này được vài tháng nhưng gạo của công ty đã nhận được khá nhiều tín hiệu tích cực từ người tiêu dùng nơi đây. Xét về tính cạnh tranh, gạo Việt Nam không chỉ dẻo, thơm mà đa phần mới hơn so với gạo Thái Lan. Tuy nhiên, vì gặp khó trong xuất khẩu nên sau 3 năm nay chúng tôi mới vào được thị trường này”, ông Thiện nói.

gao co may tai he thong sieu thi bigbox singapore. anh: kh.

Gạo Cỏ May tại hệ thống siêu thị BigBox Singapore. Ảnh: KH.

Chia sẻ về chặng đường chông gai khi mang gạo sang thị trường Singapore, ông Thiện cho biết, ngay từ thời điểm năm 2010 công ty đã có ý định xuất hàng sang những thị trường tiềm năng như Singapore, Malaysia và Hong Kong nhưng gặp khó với Nghị định 109. Bởi theo Nghị định này, những doanh nghiệp nhỏ không được xuất khẩu gạo nếu không đủ một loạt điều kiện, như có kho chuyên dụng chứa 5.000 tấn, có nhà máy xay xát... Nếu không đạt các yêu cầu trên, doanh nghiệp phải xuất qua một công ty khác, thông thường là tổng công ty lúa gạo của Việt Nam. Còn với Singapore, Chính phủ nước này bắt doanh nghiệp ngoại nếu xuất khẩu vào đây phải có kho chứa gạo lớn nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Trước tình cảnh đó, xoay sở bằng nhiều cách, doanh nghiệp quyết định chọn hướng thành lập một công ty phân phối ở Singapore. Công ty này sẽ chịu trách nhiệm tìm kiếm đối tác, tìm hiểu những điều kiện, yêu cầu của đơn vị thu mua để giúp sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn. Đến đầu năm 2014, Cỏ May chính thức chọn gạo Nosavina – một sản phẩm mà công ty đã bỏ ra 5 triệu USD để xây dựng thương hiệu từ năm 2008. Công ty cũng lên kế hoạch xuất 300 tấn đầu tiên sang thị trường này, nhưng cuối cùng thất bại. Nguyên nhân là do thương hiệu Nosavina gặp vấn đề về nhãn hiệu và vướng mắc về sở hữu trí tuệ khi trùng tên với Công ty Nosafood.

“Chúng tôi phải năm lần bảy lượt bay đi bay lại thị trường này để tìm kiếm một hướng đi mới, cuối cùng quyết định xây dựng thương hiệu gạo mang chính tên công ty. Sau khi đáp ứng đầy đủ các quy định khắt khe từ phía siêu thị thì năm nay gạo Cỏ May mới chính thức được lên kệ tại Singapore”, ông Thiện bộc bạch và cho biết thêm, ngoài việc thành lập công ty tại Singapore, ông còn tuyển nhân viên là người bản địa vì chỉ họ mới hiểu nhu cầu của người tiêu dùng như thế nào, đối tác nào là tiềm năng.

Kiên trì để thành công ở thị trường nước ngoài, nhưng tại nội địa, Cỏ May lại gặp không ít trở ngại. Ngoài việc đưa được hàng vào bán trong hệ thống siêu thị Metro, phân phối rải đều khắp các chợ, đại lý tại miền Trung và miền Bắc với số lượng vài chục nghìn tấn mỗi năm, nhưng riêng tại TP HCM, sản phẩm của công ty lại bị đánh bật hơn chục năm nay. Ông Thiện giải thích là do TP HCM nằm ngay cửa ngõ miền Tây – thủ phủ của gạo nên sản phẩm Cỏ May bị cạnh tranh mạnh về chủng loại cũng như giá cả.

Dẫu vậy, vị doanh nhân này khẳng định, công ty sẽ chính thức trở lại "đánh chiếm" thị trường vào cuối năm nay. Sản phẩm cung ứng tại TP HCM sẽ mang một diện mạo mới, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Về vùng nguyên liệu, Cỏ May đang kết hợp với các đại lý thu mua và người nông dân để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Theo đó, các đại lý sẽ là đơn vị chủ động cung cấp vốn, phân bón và bao tiêu sản phẩm với giá tốt cho người dân. Đến mùa thu hoạch, những hạt lúa chất lượng sẽ trải qua quy trình tuyển chọn của công ty, đưa đến nhà máy đã được xây dựng quy chuẩn khắt khe để chế biến. Trong nhà máy này, công ty còn đầu tư hệ thống máy tách màu để loại bỏ những hạt gạo không đạt tiêu chuẩn trước khi đóng gói.

Doanh nghiệp tư nhân Cỏ May do ông Phạm Văn Bên - vị doanh nhân được biết đến rộng rãi khi dành 40 tỷ đồng xây ký túc xá miễn phí cho sinh viên nghèo tại Đại học Nông Lâm TP HCM. Công ty ra đời năm 1986 với việc sản xuất xà bông, nhưng đến 1990 vì gặp khó nên ngừng sản xuất mặt hàng này và chuyển sang kinh doanh lương thực. Trải qua 30 năm xây dựng thương hiệu, gạo Cỏ May dần được biết đến.

Đến năm 2002, ông Bên phát hiện mình bị bệnh sơ gan và qua đời vào tháng 4/2016 ở tuổi 67 tại Đồng Tháp. Trước khi qua đời, ông Bên giao lại toàn bộ công ty cho con trai là Phạm Minh Thiện quản lý. Đồng thời, ông Thiện sẽ thay ông tiếp tục lo hoàn chỉnh ký túc xá, xét chọn sinh viên nghèo, học giỏi trên khắp cả nước học tại TP HCM.


Sẽ quyết liệt kiểm tra tín dụng đen tại TP.HCM

Sẽ quyết liệt kiểm tra tín dụng đen tại TP.HCM
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, trong thời gian tới sẽ lập những đoàn đi kiểm tra tín dụng đen trên địa bàn TP.HCM và xử lý nghiêm ngặt những hoạt động này.

Theo ông Tuyến, hiện trên địa bàn có khoảng 2.000 đơn vị tổ chức tín dụng , thời gian tới ngành ngân hàng nên mở rộng cho các doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn hơn nữa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

Bên cạnh đó, việc kiểm tra các hoạt động tín dụng đen cũng gắn với việc các tổ chức tín dụng triển khai mạnh các sản phẩm, các dịch vụ của mình đến các chợ cấp 1, cấp 2 nhằm hạn chế tình trạng tín dụng đen đang hoành hành hiện nay.

Theo Ngân hàng nước chi nhánh TP.HCM, trong 5 tháng đầu năm 2016, mức lãi suất tiền gửi đã tăng trung bình 0,4%/năm so với cuối năm 2015.

Mặc dù có sự thay đổi, biến động chủ yếu là lãi suất tiền gửi trung, dài hạn (loại kỳ hạn trên 12 tháng), một số tổ chức tín dụng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi trung, dài hạn để cơ cấu nguồn vốn, hợp lý với việc sử dụng vốn.

Theo đó, lãi suất tiền gửi đối với kỳ hạn dưới 06 tháng hiện phổ biến ở mức 5,2% - 5,3%/năm.

Kỳ hạn 06 – 12 tháng, lãi suất khoảng 5,75% – 7%/năm.

Đối với kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,6% - 7,2%/năm, mức cao nhất là 8%/năm.

Lãi suất cho vay thông thường phổ biến ở mức 6,7% - 8,9%/năm đối với ngắn hạn và ở mức 9% - 10% đối với cho vay trung dài hạn.

Trong thời gian tới, hệ thống ngân hàng sẽ lấy lại niềm tin của người dân vào ngân hàng, tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn, tăng trưởng tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đồng thời giảm lãi suất cho vay, duy trì ổn định của VND.


Không phải Adidas hay Nike, cổ phiếu này mới "phất" nhất mùa giải Euro

Trong khi các trận đấu diễn ra, cổ phiếu của Adidas có xu hướng giảm nhiều hơn là trước khi mùa giải bắt đầu và sau khi mùa giải kết thúc.

Nếu danh mục cổ phiếu là một đội bóng, bạn sẽ chọn cầu thủ nào vào sân. Cổ phiếu của Labrokes (công ty cá độ), Nike, Adidas hay Easy Jet (hãng hàng không giá rẻ ở Anh) có vẻ là những lựa chọn an toàn trong các sự kiện thể thao lớn. Nhưng đây đã là những cổ phiếu tốt nhất để nắm giữ trong suốt cuộc so tài hay chưa?

Trong những ngày đầu tiên của vòng chung kết UEFA Euro 2016 diễn ra tại Pháp, CNBC gợi ý cho các nhà đầu tư một số nhóm cổ phiếu không thể không có trong đội bóng của bạn.

Dựa trên công cụ phân tích dữ liệu định lượng của Kensho, trong suốt giải vô địch UEFA muà trước, CNBC đã chỉ ra những nhóm cổ phiếu ấn tượng nhất để mua vào ngày đầu tiên và bán ra vào ngày cuối cùng của mùa giải.

Theo đó, cổ phiếu các công ty dịch vụ y tế nằm trong rổ Euro STOXX là nhóm ấn tượng hơn cả, tăng trung bình trên 2% trong suốt mùa giải vô địch bóng đá châu Âu. Trái lại, cổ phiếu ngành công nghệ lại nằm ngoài kỳ vọng của nhà đầu tư, giảm trung bình hơn 2% trong cùng một giai đoạn nắm giữ.

Câuc chuyện nắm hay thả cổ phiếu nào trong suốt mùa giải Euro cũng thu hút được sự chú ý của nhiều nhà phân tích.

Hồi tháng 4, Societe Generale lựa chọn cổ phiếu công ty cá cược và lữ hành. Tuy nhiên trong suốt mùa giải trước, 2 nhóm cổ phiếu này đã không đạt được kỳ vọng của SG, giảm trung bình 3% trong suốt 3 trận cuối của vòng chung kết. Đồng thời, một trong những công ty kinh doanh bar, pub lớn nhất nước Anh cũng phải chứng kiến cổ phiếu giảm 20% trong suốt mùa giải.

Cổ phiếu Adidas – Nhà tài trợ chính thức cho giải vô địch cũng là đối tượng mà nhà đầu tư cần phải chú ý sát sao. Theo số liệu từ Colin Cieszynski, trong khi các trận đấu diễn ra, cổ phiếu của Adidas có xu hướng giảm nhiều hơn là trước khi mùa giải bắt đầu và sau khi mùa giải kết thúc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-06-2016

    Chi 215 triệu USD, Mapletree sở hữu khách sạn đẹp nhất Sài Gòn
    Viet Sin sử dụng bao bì trái phép
    VN nhập khẩu thép nhiều nhất Đông Nam Á
    Liên minh thương mại điện tử xuyên biên giới của sáu nước Mekong
    Vì sao vốn FDI vào Đà Nẵng giảm?

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 14-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-06-2016

    Thiếu hụt 200.000 tấn đường
    Chứng khoán toàn cầu đỏ lửa vì sợ Anh rời EU
    UEFA có thể kiếm hơn 2 tỷ USD từ Euro 2016
    Lộc Trời thu hơn 4.000 tỷ từ bán thuốc trừ sâu
    Người tiêu dùng Pháp sẽ hưởng lợi khi lựa chọn hàng Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-06-2016

    Hoàng Anh Gia Lai bị phạt 85 triệu đồng vì bán cổ phiếu không báo cáo
    Ô Tô Trường Hải đầu tư 300 tỷ đồng xây dựng Trung tâm Trưng Bày lớn nhất Việt Nam
    Đại gia địa ốc muốn đầu tư mở rộng sân bay Chu Lai
    “Cơn khát” thịt lợn của Trung Quốc
    Hạn ngạch nhập khẩu đường tăng thêm 100.000 tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-06-2016

    Áp lực tỷ giá trước động thái của Fed
    Hệ thống giao dịch ngoại hối Trung Quốc sẽ mở chi nhánh tại London, New York
    EIA giữ dự báo sự sụt giảm sản lượng dầu thô của Mỹ không đổi năm 2016, 2017
    Siêu thị Big C sẽ bị đổi tên vào năm 2017
    Chính phủ xem xét vay ngoại tệ trong nước

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-06-2016

    Dự báo giá tiêu dùng tháng 6 tiếp tục tăng nhẹ
    Khó có đột biến với tín dụng bất động sản
    Giá vàng sẽ lên 1.400 USD/ounce vì Brexit?
    Kinh tế Đức có khởi đầu khá tốt trong quý 2 nhưng tăng trưởng chậm lại
    Xuất khẩu cao su Campuchia trong quý I/2016 giảm 8%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-06-2016

    Việt Nam đứng đầu về nhập khẩu phụ kiện dệt may từ Hàn Quốc năm 2015
    Thiếu hụt nguồn vốn dành cho phát triển giao thông 5 năm tới
    Sản lượng tôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long giảm 12% vì hạn hán
    Nhập nhèm thực phẩm chức năng
    Xoài Việt vào Úc phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-06-2016

    Ngành dược Việt Nam trước thách thức TPP
    Việt Nam vay WB 310 triệu USD để chống ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
    Cảng cạn phát triển nóng, “vỡ” quy hoạch
    Bài toán bán bò và ngân hàng “lãi suất bèo”
    Mắc nhiều sai phạm, đa cấp MLM Việt Nam bị phạt 200 triệu đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-06-2016

    Tây Ban Nha "tố" ngân hàng Trung Quốc tiếp tay tội phạm rửa tiền
    Lợi và hại khi các ngân hàng không chia cổ tức
    Giá dầu tiếp tục sụt giảm, 120.000 lao động Vương quốc Anh sẽ mất việc vào cuối năm nay
    Khu vực đồng EURO có nguy cơ đối mặt với khủng hoảng
    WCO tham gia Chiến dịch Pangea IX chống nạn buôn bán thuốc giả

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-06-2016

    “Đại gia” dầu khí Nga ngưng kế hoạch mua cổ phần Lọc dầu Dung Quất
    Các nước Tiểu vùng sông Mekong lập liên minh thương mại
    Công ty Mỹ bất ngờ hủy hợp đồng đường sắt trị giá 5 tỷ USD với Trung Quốc
    Dệt may Ấn Độ quan tâm đầu tư vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-06-2016

    Ông chủ Facebook kiếm 6 tỉ USD trong một ngày như thế nào?
    Ngân hàng Mitsubishi UFJ của Nhật sẽ phát hành tiền ảo
    ​Mỹ cấp phép cho 6 hãng mở đường bay thẳng tới Cuba
    Tiêu thụ thép tiếp tục giảm
    Thị trường bán lẻ vẫn còn nhiều khoảng trống