tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 13-06-2016

  • Cập nhật : 13/06/2016

“Đại gia” dầu khí Nga ngưng kế hoạch mua cổ phần Lọc dầu Dung Quất

Gazprom Neft sẵn sàng tham gia vào nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam, nhưng hiện thời công ty không thỏa mãn với các điều kiện mà phía Việt Nam đề xuất.
sputnik/ grigoriy sisoev.

Sputnik/ Grigoriy Sisoev.

Gazprom Neft sẵn sàng tham gia vào nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam, nhưng hiện thời công ty không thỏa mãn với các điều kiện mà phía Việt Nam đề xuất, ông Alexandr Dyukov, lãnh đạo công ty nói với Sputnik.
"Thoạt đầu, các điều kiện giả định lợi nhuận thích hợp với khoản đầu tư. Bây giờ phía Việt Nam chưa sẵn sàng cung cấp cho dự án này những ưu đãi mà chúng tôi trông đợi, tương ứng với mức sinh lợi thấp hơn. Chúng tôi không thể đi tới đầu tư có chuẩn nội bộ sinh lợi thấp hơn, người ta không hiểu chúng tôi, cả các vị cũng như các cổ đông của chúng tôi", ông Dyukov nói.
"Tuy nhiên điều đó không ngăn cản chúng ta trở lại vấn đề này trong tương lai. Chúng tôi sẵn sàng tham gia dự án này, nhưng đối với chúng tôi điều quan trọng là thành tựu phân định được các chỉ số hiệu suất. Thời điểm hiện tại, chúng tôi thấy chưa đồng ý với những đề xuất mà phía Việt Nam đưa ra. Do đó, khi nào phía đối tác sẵn sàng cung cấp những điều kiện mà chúng tôi thấy xác đáng thì chúng ta có thể thông qua quyết định", ông kết luận.
Với văn kiện ký kết trước đó giữa Gazprom Neft và Petrovietnam, Gazprom Neft dự định mua 49% tỷ lệ sở hữu và quản lý nhà máy của công ty Binh Son Refining and Petrochemical.

Các nước Tiểu vùng sông Mekong lập liên minh thương mại

Theo Tân Hoa xã, ngày 11/6, các doanh nghiệp và các tổ chức thương mại đến từ 6 nước dọc sông Mekong đã thành lập một liên minh thương mại nhằm xây dựng nền tảng cho thương mại điện tử xuyên biên giới.

Phát biểu tại diễn đàn hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong Mở rộng (GMS) diễn ra ở thành phố Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, Chủ tịch liên minh, ông Yi Hong cho biết liên minh này sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại xuyên biên giới thông qua hình thức thương mại điện tử ở GMS.

Chương trình hợp tác kinh tế GMS, được đưa ra từ năm 1992 bởi 6 nước dọc sông Mekong, gồm Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam, nhằm hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng khu vực và thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Tham gia liên minh thương mại vừa thành lập gồm có các tổ chức, các công ty về thương mại điện tử cũng như các công ty xúc tiến thương mại.

Khu vực thương mại điện tử xuyên biên giới này sẽ sử dụng 6 ngôn ngữ của các nước dọc sông Mekong cùng với tiếng Anh, và có các chương trình đào tạo nhằm khuyến khích các công ty thương mại mới tập trung vào hoạt động giao dịch thương mại điện tử.

Dự kiến có hơn 100.000 danh mục hàng hóa sẽ được đưa vào trao đổi trong giai đoạn đầu.

Công ty Mỹ bất ngờ hủy hợp đồng đường sắt trị giá 5 tỷ USD với Trung Quốc

Một công ty của Mỹ đã thông báo hủy thỏa thuận liên doanh xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Las Vegas với Los Angeles ước tính trị giá 5 tỷ USD với một công ty của Trung Quốc. Tuyên bố bất ngờ và đơn phương này từ phía Mỹ đã khiến Trung Quốc nổi giận.

du an duong sat cao toc noi las vegas voi los angeles bi huy ngay truoc khi du kien duoc khoi dong vao thang 9 nam nay (anh: xpresswest)

Dự án đường sắt cao tốc nối Las Vegas với Los Angeles bị hủy ngay trước khi dự kiến được khởi động vào tháng 9 năm nay (Ảnh: XpressWest)

Năm ngoái, công ty XpressWest có trụ sở tại bang Nevada đã công bố quyết định thành lập một liên doanh với Công ty Quốc tế Đường sắt Trung Quốc (CRI) tại Mỹ (trực thuộc Tổng Công ty Đường sắt Trung Quốc) để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc dài 370 km nối Las Vegas với Los Angeles.

CRI khi đó nói rằng công ty sẽ cung cấp số vốn ban đầu là 100 triệu USD. Dự án, với kinh phí được dự đoán lên tới 5 tỷ USD, dự kiến bắt đầu được khởi công vào tháng 9/2016.

Thỏa thuận trên được công bố ngay trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ hồi tháng 9/2015. Khi đó, giới chức Trung Quốc nói rằng liên doanh là một dấu mốc trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm xuất công nghệ đường sắt cao tốc tiên tiến sang các quốc gia phát triển như Mỹ.

Tuy nhiên, trong một tuyên bố đưa ra ngày 8/6, công ty XpressWest cho biết đã hủy hợp đồng do những khó khăn mà CRI gặp phải trong việc đáp ứng các thời hạn và nhận được giấy phép cần thiết để thực hiện dự án, tờ Los Angeles Times đưa tin.

“Các mong muốn của chúng tôi vượt quá năng lực của CRI nhằm thực hiện dự án hiệu quả và đúng tiến độ”, tuyên bố cho hay.

Dự án đã đối mặt với những thách thức như yêu cầu về việc các tàu cao tốc phải được chế tạo tại Mỹ, tuyên bố cho biết, nói thêm rằng đây là “rào cản then chốt” trong việc cung cấp tài chính cho các dự án như vậy.

Trung Quốc nổi giận

tuyen duong sat noi las vegas voi los angeles du kien dai 370 km (anh: business insider)

Tuyến đường sắt nối Las Vegas với Los Angeles dự kiến dài 370 km (Ảnh: Business Insider)

Quyết định trên của XpressWest đã khiến CRI nổi giận.

Công ty Trung Quốc cho hay đối tác Mỹ đã “vội vàng và vô trách nhiệm” khi đưa ra tuyên bố hủy hợp đồng trong khi các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra. CRI nói thêm rằng công ty vẫn có quyền hành động nhằm bảo vệ các lợi ích của mình.

“XpressWest liên tục đưa ra các yêu cầu mới trong quá trình đàm phán, một số yêu cầu trong đó là không thể chấp nhận được đối với phía Trung Quốc”, hãng thông tấn Xinhua dẫn tuyên bố của CRI.

Wang Mengshu, một chuyên gia về đường sắt và cũng là thành viên của Viện thiết kế Trung Quốc, cho hay các công ty Trung Quốc và Mỹ có những khác biệt về việc sử dụng công nghệ và thiết bị.

Nhiều tham vọng nhưng không "xuôi chèo mát mái"

Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc vào năm 2007 và hiện có mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới, dài hơn 19.300 km.

Nhưng vào năm 2011, những nghi ngờ về chất lượng và độ an toàn hệ thống đường sắt Trung Quốc đã nảy sinh do vụ tai nạn liên quan tới hai tàu cao tốc tại thành phố Ôn Châu, khi hai tàu cao tốc đâm phải nhau, khiến 40 người chết.

Sự đổ bể trên là bước lùi mới nhất đối với ngành công nghiệp đường sắt của Trung Quốc trong bối cảnh nước này tìm cách xuất khẩu công nghệ đường sắt, sau các vụ chậm trễ, hủy hoặc hoãn các dự án ở Mexico, Indonesia và Thái Lan vì những bất đồng về ngân sách và chuyện minh bạch.

Trung Quốc giờ đây đang nỗ lực xuất khẩu công nghệ đường sắt ra thế giới, thông qua các hợp đồng ở Mexico, Đông Nam Á và các nơi khác. Nếu thành công, tuyến đường sắt nối Las Vegas với Los Angeles là hợp đồng đầu tiên như vậy của Trung Quốc tại Mỹ.

Việc hợp tác không thành giữa XpressWest và CRI đã gây ra những câu hỏi về việc liệu Bắc Kinh có nên xem lại chiến lược sử dụng các dự án đường sắt cao tốc để mở rộng tầm với ngoại giao hay không.

“Sẽ hiệu quả hơn nếu Trung Quốc chỉ xuất khẩu thiết bị sang các quốc gia khác”, Thời báo Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời Zhao Jian, một giáo sư tại Đại học Jiaotong ở Bắc Kinh cho hay. “Nhưng Trung Quốc nên tránh cung cấp các khoản vay lớn và giành quyền vận hành các dự án như vậy. Nhiều quốc gia coi hoạt động đường sắt là một vấn đề chủ quyền và không dễ để Trung Quốc tham gia”.

“Những dự án như vậy khá tốn kém và không nhiều quốc gia có đủ số dân để dự án sinh lợi. Nhu cầu không đủ để đảm bảo khả năng tồn tại lâu dài”, ông Jian nói thêm.

Wang Yiwei, một tuyên gia nghiên cứu về Mỹ tại Đại học Renmin, cho rằng Mỹ thận trọng về cuộc cạnh tranh công nghệ cao liên quan tới an ninh quốc gia, và thỏa thuận trên bị xem là một mối đe dọa tiềm tàng về việc làm.

Sau quyết định ngừng mối quan hệ với công ty Trung Quốc, XpressWest cho biết công ty giờ đây phải tìm các liên doanh phát triển và các phương án khác.(DT)


Dệt may Ấn Độ quan tâm đầu tư vào Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với những ưu đãi thuế cho ngành dệt may, nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đã coi dệt may Việt Nam là cơ hội đầu tư, kinh doanh khả quan.

Sự quan tâm đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam thể hiện rõ hơn, khi tại Hội nghị Cơ hội đầu tư vào các nước CLMV (gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) tổ chức tại Coimbatore, thành phố dệt may lớn nhất khu vực miền Nam của Ấn Độ mới đây, hơn 70 tập đoàn, doanh nghiệp dệt, sợi lớn của nước này đã trực tiếp tìm kiếm thông tin, gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà đầu tư khu công nghiệp Việt Nam…

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành cho biết, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, quy mô tăng mạnh, đóng góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, do sản xuất trong nước còn hạn chế, nên nguyên liệu còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có nhập khẩu sợi, vải từ Ấn Độ.

nhieu doanh nghiep an do dang tinh toan de tham gia dau tu vao cac chuoi san xuat va cung ung det may tai viet nam

Nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đang tính toán để tham gia đầu tư vào các chuỗi sản xuất và cung ứng dệt may tại Việt Nam

“Việt Nam là thành viên TTP, với quy định rất nghiêm ngặt về xuất xứ “từ sợi trở đi”, Việt Nam cần phải chuyển mạnh sang sản xuất nguyên liệu trong nước. Khoảng trống thiếu hụt nguyên phụ liệu của ngành dệt may Việt Nam chính là cơ hội cho các tập đoàn dệt may Ấn Độ tham gia đầu tư, hoàn thiện chuỗi tại Việt Nam”, Đại sứ Tôn Sinh Thành nhấn mạnh.

Ấn Độ là nhà sản xuất các sản phẩm cotton, lụa, vải xenlulo và sợi cotton lớn thứ hai thế giới. Sản lượng của ngành công nghiệp dệt may nước này khoảng 100 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 40 tỷ USD. Trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu xơ, sợi, vải… từ Ấn Độ trị giá khoảng 550 triệu USD.

Gần một nửa trong tổng số 70 tập đoàn, doanh nghiệp dệt may lớn của Ấn Độ, trong đó có Laxmi Group, The Kurd and Mills Group, Elgi Equipments, KG Denim, K.P.R. Mill, Premier Mills Private.. có mặt tại Hội nghị Cơ hội đầu tư vào các nước CLMV cho biết, họ đang tính toán để tham gia đầu tư vào các chuỗi sản xuất và cung ứng dệt may tại Việt Nam.

Được biết, các nhà đầu tư Ấn Độ nếu đầu tư vào Việt Nam tại thời điểm này sẽ  nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Ấn Độ (Exim Bank). Chính phủ nước này đang triển khai gói hỗ trợ trị giá 100 triệu USD cho các công ty trong nước đầu tư vào các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, với trọng tâm là lĩnh vực dệt may tại Việt Nam.

Sự quan tâm của các doanh nghiệp Ấn Độ đối với ngành dệt may đã được thể hiện thông qua nhiều chuyến đi khảo sát đầu tư tại Việt Nam. Riêng trong năm 2015 có gần chục đoàn doanh nghiệp Ấn Độ sang làm việc với Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam để bàn việc đầu tư nhà máy, nhằm khai thác lợi thế về thị trường, ưu đãi thuế về 0% khi TPP có hiệu lực.

Ông Mukal Sarkar, Tổng giám đốc Exim Bank chia sẻ, qua chuyến khảo sát mới đây tại các nước CLMV, Exim Bank cùng các doanh nghiệp dệt may Ấn Độ đánh giá cao môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam, với những điều kiện thuận lợi như cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, nguồn nhân lực dồi dào và rẻ, Chính phủ có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư, môi trường xã hội ổn định và thân thiện.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam cho rằng, trong khi Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung bông, vải nhập khẩu, thì sự xuất hiện của các nhà đầu tư Ấn Độ luôn được ngành chào đón nhằm phát triển mạnh nguồn cung nguyên liệu tại chỗ, giảm thiểu rủi ro khi quá phụ thuộc vào một vài thị trường.

“Xuất khẩu hay nhập khẩu, nếu phụ thuộc quá lớn vào một vài thị trường sẽ rất khó khăn cho ngành, như dễ lâm tình trạng trở tay không kịp khi có biến cố, dễ bị ép giá…”, ông Sơn nói.

Số liệu từ Vitas cho thấy, năm 2015, chi ngoại tệ để nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may (bông, xơ sơi, vải…) đã lên tới 16 tỷ USD, trong đó, riêng vải chiếm hơn 10 tỷ USD. Do vậy, sẽ vô cùng giá trị, nếu các nhà đầu tư nước ngoài đem vốn đến Việt Nam phát triển những khâu còn yếu của ngành dệt may trong nước.(BĐT)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-12-2015

    Thủy điện Lai Châu có doanh số 7.000 tỷ đồng/năm
    Tổng tài sản các ngân hàng đạt hơn 6,8 triệu tỉ đồng
    Interpol truy quét thuốc giả tại châu Á
    “Đại gia” dầu lửa Mỹ tháo chạy khỏi Nga
    Vốn ngoại ồ ạt "chảy" vào TP Hồ Chí Minh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-12-2015

    Nhu cầu thuê văn phòng sẽ tăng mạnh trong năm 2016
    Cam kết sử dụng nhân dân tệ, Zimbabwe được Trung Quốc xóa nợ
    Bảo hiểm Thái Lan thâm nhập thị trường Việt Nam
    Doanh nghiệp xin “ứng trước” 20.000 tấn than xuất khẩu năm 2016
    Bộ Tài chính: Ngành ô tô sẽ có điều chỉnh lớn trong vòng xoáy ASEAN và TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-12-2015

    Chuyên gia nước ngoài nói gì về thị trường BĐS Việt Nam?
    Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn làm cổ đông chiến lược Tổng công ty Cảng hàng không
    Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 3.800 xe Vios vì lỗi túi khí
    Ống thép dẫn dầu VN bị Canada áp thuế chống bán phá giá 37,4%
    Nhập siêu từ ASEAN tới 5,6 tỉ USD trong 11 tháng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-12-2015

    1,5 tỷ USD vốn FDI đã đổ vào bất động sản TPHCM
    Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam lên cao kỷ lục
    Sotrans hợp tác chiến lược với Indo Trần trong mảng Logistics
    Bia, rượu, nước giải khát tiêu thụ mạnh
    Làm cao tốc Hà Nội - Vientiane dài hơn 700 km

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-12-2015

    Hà Nội: Tín dụng năm 2015 tăng trưởng 19,5%
    Xuất khẩu ngày càng khó khăn
    Nhật Bản lần đầu tiên đề xuất tăng ngân sách ODA sau 17 năm
    TPHCM: CPI tháng cuối năm “lao dốc” theo giá xăng dầu
    Vĩnh Long thu hút 11.700 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư phát triển

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-12-2015

    "Cửa" tăng lãi suất năm 2016 đang lớn dần?
    Xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn
    Ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt Hàn Quốc - Việt Nam
    Công khai 6 nhóm thủ tục về thuế
    TGĐ CTCP Williams Việt Nam bị khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-12-2015

    Đề nghị công bố tiêu chuẩn Việt Nam đối với mặt hàng phôi thép
    Doanh nghiệp dệt may ồ ạt rao bán nhà xưởng
    86% DN kêu khó tìm nhân tài ở Việt Nam
    Không hợp tác, ống thép dẫn dầu VN tiếp tục bị Canada áp thuế
    Dệt may sẽ gặp khó

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-12-2015

    Kinh tế Trung Quốc nhìn từ kết quả tìm kiếm Google
    IFC tài trợ 10 triệu USD cho TPBank hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
    Số lượng công ty chứng khoán giảm 23%
    5.805 tỉ đồng đầu tư cho hàng không tại ĐBSCL
    Năm 2015 bồi thường bảo hiểm hơn 21.000 tỉ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-12-2015

    Nhiều nhà đầu tư muốn xây cao tốc TPHCM-Mộc Bài
    Ra mắt gạo sạch thương hiệu VinEco
    6/7 biện pháp bảo vệ doanh nghiệp đã quá cũ và lạc hậu
    Trung Quốc, Ấn Độ và Nga có tiếng nói lớn hơn ở IMF
    Nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc có thuế suất 0%

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-12-2015

    Financial Times: Thị trường ô tô Việt Nam sẽ "bùng nổ"
    IEA: Nhu cầu than thế giới giảm, trừ Ấn Độ và Đông Nam Á
    Giá dầu Brent chạm đáy 11 năm
    Nga cấm nhập thực phẩm Ukraine
    Dệt may vào Mỹ đạt gần 10 tỉ USD