tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 17-01-2018

  • Cập nhật : 17/01/2018

JD.com trở thành cổ đông lớn nhất của Tiki

jd.com vua xac nhan tro thanh co dong lon nhat cua website thuong mai dien tu tiki.vn.nguon anh: internet

JD.com vừa xác nhận trở thành cổ đông lớn nhất của website thương mại điện tử Tiki.vn.Nguồn ảnh: Internet

Trong thông cáo báo chí mới đây, Công ty CP Tiki (Tik.vn) đã xác nhận đã hoàn thành vòng gọi vốn từ JD.com, một trong những tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất ở Trung Quốc. Qua thông báo này, JD.com cũng xác nhận đã trở thành cổ đông lớn nhất của Tiki.

Theo đó, Tiki sẽ hợp tác với JD trong nhiều lĩnh vực bao gồm ngành hàng, các dịch vụ xuyên biên giới, cơ sở hạ tầng, áp dụng nhiều công nghệ mới vào các khâu vận hành tại Tiki. JD đã xây dựng hạ tầng thương mại điện tử tại Indonesia, và gần đây là hợp tác với tập đoàn Central Group (Thái Lan) để mở rộng thị trường sang Thái Lan. Nhìn thấy thị trường Việt Nam đang có sự phát triển nhanh, mạnh tại Đông Nam Á, vì vậy JD đã quyết định đầu tư và trở thành đối tác chiến lược của Tiki.

Tuy nhiên, số tiền gọi vốn lần này đều không được công bố. Theo giới quan sát, với vòng huy động mới sẽ Tiki sẽ mở rộng thêm ngành hàng và đẩy mạnh mảng dịch vụ giao hàng trong 2 tiếng. Trước JD.com, Tiki đã nhận được khoản đầu tư từ VNG, Seedcom, Sumitomo, CyberAgent Venture.

Về phần JD.com, tính đến  ngày 30 tháng 9 năm 2017, JD.com đang sở hữu 7 trung tâm vận hành và 405 kho hàng bao phủ 2.830 quận, huyện trên khắp Trung Quốc. JD.com là một thành viên của NASDAQ100 và nằm trong top 500 công ty lớn nhất thế giới theo bảng xếp hạng Fortune Global 500. (NCĐT)
-----------------------------

Nhà đầu tư rót vốn cho dự án tiền ảo có thể mất trắng

Giới chức châu Âu vừa có lời cảnh báo về việc đầu tư vào hoạt động gọi vốn cho dự án tiền ảo (ICO).

ong steven maijoor anh: reuters

Ông Steven Maijoor ẢNH: REUTERS

Theo CNBC, giới chức châu Âu cảnh báo các nhà đầu tư rằng việc tham gia ICO có thể khiến họ mất trắng tiền. ICO có nhiều điểm tương đồng với việc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Dù vậy, đối với IPO, nhà đầu tư thường sở hữu một phần công ty, trong khi với ICO thì không phải lúc nào cũng vậy.

Đây là một trong những điểm khiến ICO gặp nhiều chỉ trích. Theo Chủ tịch Cơ quan Chứng khoán và Thị trường châu Âu Steven Maijoor, khác biệt trong quản lý cũng là các yếu tố quan trọng mà nhà đầu tư cần xem xét.

“Bạn không được bảo vệ như các khoản đầu tư thông thường, được quản lý. Bạn có thể mất tất cả tiền đầu tư. Là cơ quan điều tiết thị trường chứng khoán châu Âu, chúng tôi đã cảnh báo hồi tháng 11.2017 về ICO, vì ICO về nguyên tắc không đem đến cho bạn dịch vụ, hay một phần doanh thu. Điều này diễn ra trong một lĩnh vực rất thiếu kiểm soát”, ông Maijoor nói.

Các vấn đề liên quan đến ICO khiến một số nước phải mạnh tay hành động. Trung Quốc cấm hoạt động gọi vốn cho các dự án tiền ảo và đóng cửa sàn giao dịch tiền thuật toán trong nước vào năm 2017. Mới đây, Bộ trưởng Tư pháp Hàn Quốc tiết lộ rằng nước này đang xem xét dự luật cấm toàn bộ giao dịch tiền thuật toán.

Maijoor cũng đề cập rằng dù đến nay đa phần động thái mạnh tay diễn ra ở châu Á, song vai trò của Cơ quan Chứng khoán và Thị trường châu Âu là cung cấp thông tin xuyên biên giới để chuẩn bị tốt hơn cho sự phát triển của tiền thuật toán.

“Thật khó để khái quát thái độ đối với vấn đề tiền thuật toán trên khắp châu Âu và châu Á vì quy định, quy tắc và các biện pháp can thiệp phải dựa trên nhiều tình huống và hoàn cảnh riêng biệt. Tiền thuật toán có nhiều cách phát triển khác nhau trên toàn cầu. Vai trò của chúng tôi là trao đổi thông tin để giúp nhau chuẩn bị cho sự phát triển đó”, ông Maijoor chia sẻ.(Thanhnien)
----------------------------

'Ông lớn' TKV lãi 2.500 tỉ đồng, giảm trên 6.000 lao động

Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) có lãi đến hơn 2.500 tỉ đồng, nhưng trong năm 2017 "ông lớn" này đã cắt giảm tới trên 6.000 lao động.

Ông lớn TKV lãi 2.500 tỉ đồng, giảm trên 6.000 lao động - Ảnh 1.

Tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh của TKV đều có lãi - Ảnh: N.AN

Thông tin được ông Đặng Thanh Hải, Tổng giám đốc TKV, đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 sáng ngày 16-1 tại Hà Nội.

Lãnh đạo TKV cho biết dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết và sự biến động của thị trường than - khoáng sản, song tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đều có lãi cao hơn so với năm 2016.

Theo đó, tổng doanh thu của TKV ước đạt 109.200 tỉ đồng, đặc biệt là lợi nhuận trên 2.500 tỉ đồng, tăng gần 1.500 tỉ so với năm 2016, thu nhập bình quân đạt 9,4 triệu đồng. 

Tuy nhiên, theo TKV thì tính đến cuối năm 2017, số lao động toàn tập đoàn là 104.500 người, có nghĩa là tập đoàn này đã cắt giảm đến 6.000 lao động. 

Theo ông Hải, trong năm 2018 TKV tiếp tục đặt ra mục tiêu doanh thu là 113.800 tỉ đồng, lợi nhuận đạt 2.000 tỉ đồng…

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng trong khi tiêu thụ than giảm 4 triệu tấn nhưng TKV vẫn có lãi đến 2.500 tỉ đồng là kết quả tốt. 

Tuy nhiên, ông Dũng cho rằng tiêu thụ than của TKV vẫn phụ thuộc lớn vào ngành điện, ximăng trong khi cơ cấu và chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu, dẫn tới giảm lượng than tiêu thụ, ảnh hưởng tới việc làm của người lao động.

Theo ông Dũng, nguyên nhân ngoài công nghệ, việc khai thác sâu cũng như nguồn lực, quản trị và đầu ra của TKV còn lúng túng, hiệu quả thấp cộng với có tình trạng gian lận thương mại. 

Theo Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, TKV trong năm 2018 phải tập trung tái cấu trúc nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế trong nước và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. (Tuoitre)
-----------------------

Hàng tỉ USD chờ đổ vào thị trường chứng khoán

Dòng tiền mới từ nhà đầu tư nước ngoài ngoài, đặc biệt là Thái Lan, đang chờ cơ hội đổ mạnh vào thị trường chứng khoán. Đó là nhận định của Công ty Chứng khoán MBS.

Theo công ty này, động thái mua ròng mạnh của khối ngoại đang kích thích dòng tiền trong nước tham gia tích cực vào thị trường.

Trong những phiên đầu năm mới 2018, thanh khoản của thị trường chứng khoán trong nước đã tăng lên đáng kể, có phiên tiến sát con số 10.000 tỷ đồng. Câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm là: Dòng tiền này đến từ đâu? Từ nhà đầu tư nước ngoài hay nhà đầu tư trong nước? Có phải sự biến động giá cổ phiếu lớn trong phiên khiến các nhà đầu tư bán hàng cũ mua hàng mới?

Hàng tỉ USD chờ đổ vào thị trường chứng khoán - Ảnh 1.

Lượng tiền mới từ nhà đầu tư trong nước vào TTCK không ngừng tăng lên trong thời gian qua

Câu trả lời của ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán MB (MBS) là từ tất cả các yếu tố trên, trong đó tập trung từ nguồn tiền cũ của nhà đầu tư, tiền margin bơm mạnh hơn và dòng tiền mới của cả nhà đầu tư nội và ngoại.

Nhìn lại 3 tháng cuối năm 2017, một số công ty chứng khoán lớn gần như đã cho vay kịch hạn mức, dù vẫn còn tiềm lực về vốn. Theo khảo sát của MBS, lượng tiền margin các công ty chứng khoán bơm vào thị trường tính tại thời điểm cuối tháng 11/2017 lên tới khoảng 40.000 tỷ đồng, vượt tất cả các kỷ lục trong 10 năm qua. Đáng chú ý, một số công ty chứng khoán tham gia mảng trái phiếu cũng đã quay trở lại thị trường cổ phiếu để tìm kiếm cơ hội giải ngân.

Theo ông Sơn, lượng tiền margin tăng mạnh còn đến từ một số công ty chứng khoán được các nhà đầu tư Hàn Quốc, Trung Quốc mua lại, bơm thêm vốn để tham gia mảng bán lẻ, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có quy mô giao dịch và vốn hóa thị trường đang tốt. Ngoài ra, lượng tiền mới từ nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng không ngừng tăng lên. Tại MBS, lượng tài khoản quản lý tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, đáng nói là tài khoản hoạt động trở lại tăng đến 55%.

Về dòng tiền ngoại, chuyên gia MBS nhận định khối ngoại đã có một năm 2017 giao dịch ấn tượng và dự báo sẽ mua ròng mạnh trong năm 2018. Nhóm ngành được khối ngoại mua ròng mạnh nhất là thực phẩm và đồ uống, bất động sản, ngân hàng, dịch vụ tài chính. Điểm chú ý, Việt Nam nằm trong Top 3 thị trường thu hút dòng vốn ETF lớn nhất trong khu vực và xu hướng này được ông Sơn dự báo sẽ vẫn diễn ra trong nửa đầu năm 2018.

Yếu tố chính thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam là quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn được thực hiện quyết liệt. Dòng tiền ngoại đã kích thích thêm sự tham gia của dòng tiền nội. Ông Sơn dự báo, bức tranh tăng trưởng ngành không thay đổi nhiều, tập trung vào các ngành chính như ngân hàng, thực phẩm và đồ uống, bất động sản, dịch vụ tài chính và dầu khí.

Một số quỹ đầu tư đang đầu tư tại thị trường Thái Lan gần như đóng quỹ và chuyển toàn bộ NAV vào thị trường Việt Nam. Một số quỹ cho rằng, có thể đổ hàng tỷ USD vào thị trường chứng khoán Việt Nam miễn là thị trường có cơ hội thực sự tốt.

Nhận định về một số yếu tố có khả năng tác động đến diễn biến của thị trường chứng khoán trong nước, chuyên gia MBS cho rằng, chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương sẽ thay đổi nhanh chóng, nhất là quý I và II.

Điều này tác động ngay đến tỷ giá ở các thị trường mới nổi. Việc bầu cử Tổng thống tại Nga vào tháng 3 tới và những căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên cũng là những sự kiện cần quan tâm.

Tuy nhiên, Mỹ - nền kinh tế lớn nhất toàn cầu đang tăng trưởng mạnh mẽ và đây là động lực cho thị trường chứng khoán nước này cũng như các thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có Việt Nam tăng trưởng tích cực.

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ nhắm đến nhóm doanh nghiệp chuẩn bị niêm yết mới, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước; cổ phiếu có vốn hóa lớn, vị thế đầu ngành và có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao.

Với dự báo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết trong năm 2018 đạt bình quân 30%, MBS nhận định, chỉ số VN-Index có thể đạt 1.280 điểm trong năm theo đồ thị răng cưa đi lên và những nhịp điều chỉnh chính là thời điểm tốt để giải ngân.(ĐTCK)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục