tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-08-2017

  • Cập nhật : 25/08/2017

Bông Mỹ chiếm 60% thị phần tại Việt Nam

Từ đầu năm 2017 đến nay, ngành dệt may Việt Nam đã xuất khẩu được 19,8 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2016 và hoàn thành 66% kế hoạch xuất khẩu cả năm (30 tỷ USD).

bong my chiem 60% thi phan tai viet nam

Bông Mỹ chiếm 60% thị phần tại Việt Nam

Đó là thông tin được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ tại buổi họp báo Ngày hội Cotton Day 2017 tổ chức chiếu 24/8 tại TP.HCM.

Cotton Day 2017 là sự kiện thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam sử dụng bông. Sự kiện sẽ được diễn ra vào chiều ngày 12/9 tại khách sạn Caravelle Sài Gòn với sự tham dự của khoảng 200 khách mời. Trong đó đa phần là các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, doanh nghiệp FDI, đối tác nước ngoài và các chuyên gia trong ngành bông.

Tại ngày hội sẽ có một hội thảo với sự tham gia của các diễn giả đến từ lãnh sự quán Mỹ, lãnh đạo ngành dệt may Việt Nam, lãnh đạo ngành bông Mỹ và các chuyên gia. Các diễn giả sẽ cập nhật tình hình dệt may trong nước và thế giới; cập nhật xu hướng mua hàng của các thương hiệu quốc tế; thông tin về chính sách kinh tế mới của Mỹ và những ảnh hưởng đến các đối tác kinh tế quan trọng, trong đó có Việt Nam…

Ông Giang chia sẻ, ngày hội Cotton Day 2017 sẽ là cơ hội cho các các nhãn hàng thời trang Việt Nam, các doanh nghiệp Việt chưa xuất khẩu vào Mỹ có cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp Mỹ để tìm kiếm cơ hội hợp tác. Trong ngày hội cũng sẽ diễn ra chương trình biểu diễn thời trang của một số nhãn hàng, trong đó có 2 nhãn hàng Việt Nam là Canifa và John Henry.

Theo ông Giang, sự kiện lần này được tổ chức với mong muốn để Hiệp hội Bông Mỹ đánh giá tầm quan trọng của ngành dệt may Việt Nam. Từ đó sớm có kiến nghị với Chính phủ Mỹ có cơ chế chính sách đặc thù cho ngành bông Mỹ đưa sản phẩm bông Mỹ vào kho ngoại quan để ngành kéo sợi Việt Nam tiếp cận với sản phẩm bông Mỹ, giúp rút ngắn thời gian mua hàng và giảm chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam.

Ngành kéo sợi Việt Nam phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu bông nhập khẩu (chiếm 99,9% tổng lượng bông sử dụng). Lượng bông nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong 10 năm trở lại đây, từ 150.000 tấn trong năm 2005 lên khoảng 1,2 triệu tấn trong năm 2016. Trong đó bông Mỹ luôn chiếm tỷ trọng lớn. Trong 7 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu 808.000 tấn bông, trị giá 1,47 tỷ USD, tăng 32,6% về lượng và gần 58% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016, trong đó, thị phần bông Mỹ đạt 60%, đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển của bông Mỹ tại Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, với sự bảo trợ và phối hợp của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Bông Mỹ đã tập trung tổ chức hỗ trợ về kỹ thuật và cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp sử dụng bông. Từ năm 2017, Hiệp hội Bông Mỹ đã lần đầu tiên tiến hành hỗ trợ các nhãn hàng thời trang trong nước trong việc sử dụng bông Mỹ để mang các sản phẩm có chất lượng đến người tiêu dùng. Việc sử dụng nhãn treo nguyên liệu COTTON USA sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết sản phẩm đạt chất lượng.(Haiquan)
-------------------------

Xi măng tiêu thụ nội địa: Mới đạt hơn 60% kế hoạch

Theo số liệu mới nhất của Vụ Vật liệu (Bộ Xây dựng), ước tính sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng trong 8 tháng năm 2017 đạt khoảng 51,81 triệu tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước và đạt khoảng 64,8% kế hoạch năm 2017.

Riêng trong tháng 8, ước tính sản phẩm xi măng tiêu thụ khoảng 6,08 triệu tấn, tăng 4% so với tháng 8/2016. Trong đó, tiêu thụ nội địa đạt khoảng 4,58 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ.

Lũy kế từ đầu năm đến nay tiêu thụ sản phẩm xi măng tại thị trường nội địa ước đạt khoảng 39,17 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù sản phẩm xi măng tiêu thụ tại thị trường nội địa vẫn tăng, nhưng mức tăng này rất chậm. Nguyên nhân của việc tăng chậm này có thể là do ảnh hưởng của giá cát tăng đột biến từ 50-200% làm nhiều công trình xây dựng bị giảm, hoãn tiến độ. Cùng với đó, mùa mưa năm nay lượng mưa nhiều cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các công trình xây dựng.

Sản lượng xuất khẩu sản phẩm xi măng trong tháng 8 đạt khoảng 1,5 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016. Con số này trong 8 tháng năm 2017 ước đạt khoảng 12,64 triệu tấn.

Như vậy, để hoàn thành mục tiêu kế hoạch năm 2017 tiêu thụ từ 70-80 triệu tấn sản phẩm xi măng (tiêu thụ nội địa từ 64-65 triệu tấn, xuất khẩu từ 14-15 triệu tấn) trong những tháng còn lại của năm 2017 đòi hỏi những nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp thuộc ngành xi măng.

Với 12,64 triệu tấn sản phẩm xi măng được xuất khẩu trong 8 tháng thì sản lượng xuất khẩu từ 14-15 triệu tấn sản phẩm xi măng trong năm 2017 có thể cán đích, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, tại thị trường nội địa, sản lượng tiêu thụ đến thời điểm này mới chỉ đạt trên 60% kế hoạch, còn khá khiêm tốn so với tiềm năng.(Chinhphu)
------------------

Tìm giải pháp phát triển công nghiệp thông minh tại VN

Ngày 23.8, Ban Kinh tế T.Ư tổ chức họp báo thông tin về hội thảo và triển lãm quốc tế về phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017 sẽ diễn ra vào đầu tháng 12 tới.

 Ông Ngô Văn Tuấn, Phó trưởng ban Kinh tế T.Ư, cho biết đây là sự kiện được tổ chức có quy mô lớn lần đầu tiên tại VN với sự tham gia chỉ đạo của các bộ:

Công thương, TT-TT, NN-PTNT, GD-ĐT, Y tế, LĐ-TB-XH, Ngân hàng Nhà nước và các ủy ban của Quốc hội như: Ủy ban Kinh tế, Ủy ban KH-CN-MT.

Cùng với đó là sự tham gia của Viện Hàn lâm khoa học công nghệ VN, Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN, Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN và các tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam.

Mục đích chính của sự kiện này là nhằm giúp các cơ quan tham mưu của Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp có cơ hội thảo luận về định hướng, các giải pháp thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp thông minh tại VN trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang có những ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ trên toàn cầu. (Thanhnien)
----------------------

Tăng trưởng kinh tế của Anh chỉ bằng nửa khối Eurozone

Lạm phát gia tăng bắt nguồn từ việc bán tháo đồng Bảng so với đồng Euro, USD và các đồng tiền khác làm giảm chi tiêu dùng của Anh trong năm nay.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Anh chỉ bằng nửa khu vực đồng Euro trong quý II năm nay, số liệu mới cho thấy. Kinh tế nước này tăng 0,3% trong 3 tháng tính đến cuối tháng 6, theo báo cáo của văn phòng thống kê quốc gia nước này hôm thứ 5 (24/8). Đầu tháng này, ước tính tăng trưởng trong khối tiền tệ chung 19 thành viên là 0,6%.

Nền kinh tế Anh có sự hồi phục đáng ngạc nhiên ngay sau cuộc bầu cử Brexit hồi tháng 6 năm ngoái, với việc mở rộng 0,5% trong quý thứ III và 0,7% trong quý cuối.

Tuy nhiên lạm phát gần đây tăng vọt, bắt nguồn từ việc bán tháo đồng Bảng so với các đồng tiền chính khác đã làm giảm chi tiêu dùng và đẩy tốc độ tăng trưởng của Anh đến mức thấp nhất trong nhóm G7. Điều này khiến các nhà kinh tế và cơ quan nghiên cứu hạ dự báo tăng trưởng của họ trong cả năm.

Trong tháng 7, quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho biết nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 1,7% trong năm nay so với dự báo trước đó là 2%. Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (Cebr) dự đoán kinh tế Anh sẽ chỉ tăng trưởng 1,3% vào năm 2017, giảm đáng kể từ dự báo trước đó là 1,7%. (NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục