Việt Nam nhập siêu 3,58 tỉ USD
Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc tăng tới 115%
Dự án đường sắt ga Hà Nội - Nhổn đội vốn 400 triệu Euro
Thế giới di động: Bình quân 3 ngày khai trương 2 siêu thị, 10 tháng lãi 846 tỷ đồng
Hà Nội: Tín dụng 11 tháng tăng trưởng ước đạt 18%
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-12-2015
- Cập nhật : 24/12/2015
Nhu cầu thuê văn phòng sẽ tăng mạnh trong năm 2016
Báo cáo mới nhất của đơn vị tư vấn bất động sản này cho biết, nhu cầu văn phòng hạng A và B đang tăng vọt tại hai đô thị lớn nhất nước. Ở TP HCM, nhu cầu thuê văn phòng được dự báo sẽ tăng 13% vào năm 2016 và 14% vào năm 2017 trong khi ở Hà Nội, tỷ lệ gia tăng được dự đoán là 11% vào năm 2016 và 15% vào năm 2017.
Với nguồn cầu tăng lên, giá văn phòng cho thuê cũng được cho là nhiều khả năng đi lên. Theo đó, giá thuê sàn văn phòng hạng A và B tại TP HCM có thể tăng 4% trong năm 2016 và 9% trong năm 2017. Những tòa nhà ở vị trí trung tâm có thể có giá thuê tăng đến 10%. Riêng Hà Nội, giá thuê trung bình của hạng A và B dự kiến tăng trưởng 4% trong năm 2016 và ổn định (giảm 3%) trong năm 2017.Những dự báo sáng lạn về thị trường văn phòng cho thuê bắt nguồn từ hai yếu tố. Thứ nhất, GDP của Việt Nam dự kiến tăng trưởng tốt trong 3 năm tới và nhiều ngành công nghiệp sẽ phát triển mạnh, tác động tích cực đến nhu cầu thuê văn phòng. Trong số 23 ngành thì tài chính, bảo hiểm và ngân hàng là những ngành sẽ có nhu cầu thuê văn phòng cao nhất.
Thứ hai, các hiệp định thương mại, điển hình là Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương dự kiến sẽ thu hút và mở rộng các ngành kinh doanh đặc biệt là sản xuất, phân phối và hậu cần và thu hút khách thuê nước ngoài. GDP giữ mức tăng trưởng khả quan cùng với sự gia tăng số lượng doanh nghiệp trong nước đăng ký mới khiến nguồn cầu nội địa được cải thiện. Khi nguồn cung mới hạn chế, nhiều khả năng giá thuê sẽ tăng trong ngắn hạn.
Dữ liệu quý III/2015, công suất trung bình của các tòa nhà văn phòng hạng A và B tại TP HCM là 93%, tăng 2 điểm phần trăm theo năm. Công suất thuê của hạng A đạt mức cao nhất trong 6 năm qua với mức 96%. Nguồn cung tại TP HCM hiện chỉ có 9 tòa nhà.
Tại Hà Nội, giá thuê của văn phòng hạng A và B trong quý III/2015 là 21USD/m2/tháng, giảm 0,2% theo năm nhưng nhu cầu thuê đang trên đà hồi phục. Công suất trung bình đạt 81%, tăng 9 điểm phần trăm theo năm.
Tính đến tháng 9/2015, nhu cầu văn phòng hạng A và B ở cả hai thành phố phần lớn đến từ các công ty nước ngoài. Ở TP HCM, các công ty nước ngoài chiếm 76% diện tích thuê, trong khi tỷ lệ này ở Hà Nội là 66%. Nếu phân theo ngành thì các công ty tài chính, ngân hàng và bảo hiểm lại là khách thuê chủ yếu văn phòng hạng A và B ở cả hai thành phố, chiếm 28% ở TP HCM và 30% ở Hà Nội.
Cam kết sử dụng nhân dân tệ, Zimbabwe được Trung Quốc xóa nợ
Trung Quốc đồng ý xóa nợ hàng chục triệu USD cho Zimbabwe vì đất nước ở vùng châu Phi này cam kết sử dụng đồng nhân dân tệ làm phương tiện thanh toán.
Bảo hiểm Thái Lan thâm nhập thị trường Việt Nam
Doanh nghiệp xin “ứng trước” 20.000 tấn than xuất khẩu năm 2016
Công ty Vietmindo (Quảng Ninh) cho biết, so việc điều chỉnh giảm số lượng xuất khẩu than năm 2015, công ty đã phải huỷ rất nhiều đơn hàng tuy nhiên vẫn còn một đơn hàng đặc biệt quan trọng với tổng khối lượng khoảng 27.500 tấn than.
Trong văn bản gửi Bộ Tài chính , Tổng Cục hải quan, Công ty P.TVietmindo Energitama (Công ty Vietmindo) tại Uông Bí, Quảng Ninh cho biết, theo công văn 7158/TCHQ-GSQL ngày 5/8/2015, năm 2015 khối lượng xuất khẩu của Vietmindo là 450.000 tấn than. Hiện năm 2015 công ty đã xuất khẩu được 442,216.5 tấn tính đến ngày 10/12, còn lại 7.784,5 tấn.
"Do việc điều chỉnh giảm số lượng xuất khẩu năm 2015, công ty đã phải huỷ rất nhiều đơn hàng tuy nhiên chúng tôi vẫn còn một đơn hàng đặc biệt quan trọng với tổng khối lượng khoảng 27.500 tấn. Đây là đơn hàng mà chúng tôi bất chấp những nỗ lực hết sức trong việc thương thảo với đối tác không thể nào huỷ được", văn bản của Vietmindo có đoạn.
Cũng theo Vietmindo, tàu bị lưu cảng được nửa tháng và nếu tiếp tục trì hoãn việc xuất khẩu cho đơn hàng này ngoài việc công ty phải trả phí lưu tàu đang gia tăng từng ngày và khoản tiền phạt đắt đỏ cho mỗi ngày lưu tàu doanh nghiệp còn có thể phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại nghiêm trọng mà đối tác phải gánh chịu do không thực hiện được kế hoạch sản xuất đề ra.
Đại diện Vietmindo cũng cho biết, hoạt động của doanh nghiệp đối tác sẽ bị trì trệ nếu Vietmindo chậm giao hàng và thiệt hại là vô cùng lớn.
Theo đó, đại diện Vietmindo đề xuất Bộ Tài chính, Tổng cục hải quan tạo điều kiện để doanh nghiệp được ứng trước chỉ tiêu từ năm 2016 với số lượng 20.000 tấn để làm thủ tục xuất khẩu cho tàu 27.500 tấn trong năm 2015.
Bộ Tài chính: Ngành ô tô sẽ có điều chỉnh lớn trong vòng xoáy ASEAN và TPP
Trong thời gian tới thị trường ô tô Việt Nam và cơ cấu sản xuất ô tô sẽ có sự điều chỉnh lớn do thực hiện các cam kết thương mại.
Đó là nhận định của ông Hà Huy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) đưa ra khi phân tích về tác động của các dòng thuế được cam kết trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) tới ngành sản xuất ô tô nội địa.
Việc hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tiếp tục đặt ra những vấn đề mới cho ngành ô tô Việt Nam. Theo đại diện của Bộ Tài chính, các dòng thuế đối với sản phẩm công nghiệp ô tô sẽ được xóa bỏ vào năm thứ 13.
Cụ thể, đối với các dòng xe ô tô có dung tích xi lanh dưới 3000cc sẽ được xóa bỏ thuế sau 12 năm; đối với dòng xe có dung tích xi lanh trên 3000cc thì có lộ trình giảm thuế sớm hơn, được xóa bỏ vào năm thứ 10.
Tuy nhiên, do TPP có nguyên tắc tất cả các mặt hàng đều phải có cam kết, nên đối với ô tô cũ Việt Nam đồng ý thỏa thuận cam kết về hạn ngạch thuế quan. Lý giải về việc lựa chọn cam kết này, ông Tùng cho biết trước đây trong đàm phán WTO, Việt Nam có bảo lưu mức thuế suất rất cao cho ô tô cũ, với tùy từng chủng loại và dòng xe.
Do vậy, trong quá trình đàm phán TPP, thay vì lựa chọn việc đưa ra mức thuế suất rất cao như trong WTO, đoàn đàm phán đã cho ý kiến thông nhất sẽ đưa ra lượng hạn ngạch nhỏ đối với các dòng xe cũ. Theo đó, trong năm đầu tiên sẽ cấp hạn ngạch cho 66 chiếc nhập khẩu vào Việt Nam và tăng dần lên 150 chiếc từ năm thứ 16. Có nghĩa, với những xe nhập khẩu trong hạn ngạch thì sẽ được hưởng mức thuế là 0%, thuế ngoài hạn ngạch thực hiện theo mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi.
Tuy nhiên, chưa chờ đợi đến TPP được thực thi và có hiệu lực thì trong năm 2018, tới đây, ngành ô tô Việt Nam đã chịu tác động lớn từ các cam kết trong ASEAN với Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Theo đại diện Bộ Tài chính, ASEAN đặt ra cam kết xóa bỏ thuế ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào 2018. Trong khi đó, ở khu vực Thái Lan hiện là nước có nền công nghiệp ô tô rất phát triển, sau đó là Indonesia cũng đang đầu tư mạnh vào ô tô. Do đó, ngành ô tô Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh gay gắt với những ngành công nghiệp ô tô tại các nước này.
“Hiện các doanh nghiệp ô tô Việt Nam đang đứng trước lựa chọn khác nhau, có doanh nghiệp có thể chuyển hướng thương mại, không sản xuất nữa, hoặc chuyển sang sản xuất chỉ một số chủng loại” – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế nhận định.
Do đó, đại diện Bộ Tài chính (cũng là người trực tiếp đi đàm phán nhiều hiệp định FTA) dự báo rằng: trong thời gian tới thị trường ô tô Việt Nam và cơ cấu sản xuất ô tô sẽ có điều chỉnh sẽ lớn do thực hiện ASEAN. Vì vậy, lộ trình giảm thuế trong TPP ở mức trên 10 năm là tương đối dài cho ngành có thêm sự chuẩn bị khi bước vào sân chơi lớn hơn trong TPP.