Trung Quốc hối hả đổ tiền vào Iran; Bộ Công Thương chưa bỏ điều kiện với nhập khẩu ôtô; Ấn Độ vẫn là quốc gia cung cấp ô tô nhập khẩu rẻ nhất vào Việt Nam; Tổng cục Hải quan: Siết chặt kiểm soát xuất nhập khẩu các loại tiền chất
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-12-2015
- Cập nhật : 24/12/2015
Chuyên gia nước ngoài nói gì về thị trường BĐS Việt Nam?
Khoảng cách giữa Việt Nam và thế giới trong tất cả các lĩnh vực, kể cả về lý thuyết đến thực tiễn của một loạt vấn đề như công nghệ, giáo dục, môi trường kinh doanh, mức sống… đều bắt đầu thu hẹp.
Đối với lĩnh vực BĐS, trong năm 2015, các công ty BĐS lớn tại một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… đã xuất hiện để nắm bắt những thông tin mới, đầu tư phát triển nhiều dự án BĐS lớn tại Việt Nam. Từ năm 2016 trở đi, khi thị trường BĐS trong nước bước vào giai đoạn bùng nổ, nguồn vốn đầu tư từ các quốc gia này vào thị trường càng lớn mạnh.
Một báo cáo của Quỹ VinaCapital cho thấy số lượng nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thị trường BĐS Việt Nam tăng 30% từ tháng 7/2015 đến nay. Các nhà đầu tư nước ngoài hiện chủ động chuyển sang đầu tư chứng khoán và BĐS tại Việt Nam do lãi suất tiền gửi thấp, lạm phát giảm, thanh khoản dồi dào và vàng mất giá trong thời gian dài. Do vậy, thị trường BĐS vẫn tiếp tục phát triển tốt trong những năm tới
Theo lý giải của các chuyên gia kinh tế, lý do mà họ đến với Việt Nam xuất phát từ việc thị trường tại nơi chính quốc đã bão hòa, hoạt động đầu tư không còn khả năng sinh lợi cao. Thứ hai, tại Việt Nam vẫn có những yếu tố phát triển BĐS thuận lợi như tốc độ đô thị hóa tăng cao, dân số trẻ, chính trị ổn định, chính sách phát triển thị trường BĐS đã cởi mở và thông thoáng nhiều. Chính vì yếu tố này mà ngày càng nhiều nhà đầu tư BĐS đa quốc gia tăng tốc đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam, tạo tính cạnh tranh mạnh mẽ cho thị trường.
Ông Stephen Wyatt – Tổng Giám Đốc công ty Jones Lang Lasalle tại Việt Nam, cũng cho biết BĐS Việt Nam đang thu hút được sự chú ý từ những người mua nhà nước ngoài, những người đang tìm kiếm một chỗ đứng trong thị trường. Điều này là biểu hiện của một nền kinh tế đang phát triển và một thị trường bất động sản đã chạm đáy của chu kỳ phát triển.
Chung quan điểm, ông Jeff Foo, Chủ tịch Hiệp hội Môi giới BĐS Singapore đánh giá, các chính sách mới của Chính phủ Việt Nam dành cho thị trường BĐS sẽ giúp thiết lập một thị trường cân bằng, minh bạch và bền vững hơn trong giai đoạn tới. “Nhiều nhà đầu tư sẽ vào Việt Nam sau khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.”, ông Jeff Foo nói.
Ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc CBRE Việt Nam, khẳng định rằng Việt Nam đang ở giữa “tâm chấn” của những hiệp định mang lại lợi ích to lớn là các định chế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Ủy ban châu Âu (EU), hiệp định thương mại tự do (FTA), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Không có lựa chọn nào khác, Việt Nam phải đồng hành cùng với quá trình này và phải tiếp tục cải thiện hệ thống pháp luật.
Ngoài ra, với tâm lý hưng phấn hiện tại khi mà những thay đổi về luật sở hữu dành cho người nước ngoài được ban hành, tất nhiên sẽ có những cá nhân nước ngoài nhắm đến việc mua các căn hộ trong thành phố với mục đích định cư.
Tuy nhiên, ông Marc Townsend cho rằng phần đông những thành phần nước ngoài đều nhắm đến mục đích đầu tư trong thị trường hiện nay. Họ đang cố gắng mang đến cho Việt Nam những kỹ năng cũng như kinh nghiệm trong thi công, phát triển và thiết kế dự án, chủ yếu là với những nhà thầu nội địa.
“Các nhà đầu tư hiện nay đang xây dựng những căn hộ nhỏ hơn rất nhiều, và chú ý hơn đến các tiện ích cũng như tiện nghi trong khâu thiết kế. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy các chủ đầu tư nước ngoài bắt đầu áp dụng những tiến bộ của thị trường Singapore hay Bangkok. Như ngày trước chúng ta có thể dễ dàng phân biệt một sản phẩm nội địa so với một sản phẩm nước ngoài, thì nay không dễ để chúng ta nhìn ra được sự khác biệt”, ông Marc nói.
Trong cuộc trao đổi với chúng tôi mới đây, ông Toshihiko Muneyoshi, đại diện quỹ Creed Group của Nhật Bản, nhìn nhận việc đầu tư vào thị trường BĐS Việt Nam đang trở thành một xu hướng chung của các nhà đầu tư Nhật Bản và tất nhiên, quỹ đầu tư Creed Group cũng không thể nằm ngoài xu hướng đó.
Trong tương lai, Quỹ Creed Group sẽ tiếp tục đầu tư vốn mạnh vào thị trường BĐS Việt Nam thông qua việc hợp tác với các doanh nghiệp có thế mạnh về thị trường, quỹ đất tốt, đội ngũ kinh doanh chuyên nghiệp. Chiến lược đầu tư vốn của quỹ này sẽ không dừng lại ở phân khúc nhà ở tại thị trường Tp.HCM mà còn sẽ “săn” đón các dự án văn phòng, nhà xưởng và khách sạn tại một số thị trường tiềm năng khác trong cả nước.
Được biết, quỹ này cũng vừa “bắt tay” với một công ty địa ốc tại Tp.HCM để chuẩn bị đầu tư một dự án khu dân cư cao cấp tại quận 7, với gần 10.000 căn. Dự kiến dự án này sẽ được tái khởi động vào cuối quý 1/2016. Tiếp theo đó, hai bên tiếp tục phát triển một dự án với quỹ đất rộng hàng chục nghìn m2 trong năm 2017. Hiện mọi thủ tục đầu tư dự án đang được các đối tác triển khai thực hiện.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn muốn làm cổ đông chiến lược Tổng công ty Cảng hàng không
Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương của ông Johnathan Hạnh Nguyễn vừa có văn bản gửi Ban chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và Bộ Giao thông vận tải ngỏ ý được làm nhà đầu tư chiến lược của ACV.
“Xét thấy năng lực phù hợp với các tiêu chí mà Bộ Giao thông vận tải đưa ra, chúng tôi muốn hợp tác dưới tư cách là nhà đầu tư chiến lược với tỷ lệ cổ phần tham gia 5% vốn điều lệ của ACV”, văn bản của công ty này đề xuất.
Theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, để trở thành cổ đông chiến lược của ACV, nếu nhà đầu tư là một tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cảng hàng không thì phải quản lý, khai thác tối thiểu 10 sân bay, đồng thời doanh thu tối thiểu đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2014. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu tính đến hết năm 2014 không thấp hơn 2 tỷ USD hoặc tương đương.Còn điều kiện với công ty đầu tư tài chính thì vốn điều lệ cùng thời gian nói trên không ít hơn 5 tỷ USD.
Sân bay Phú Quốc do ACV quản lý là một trong 6 sân bay quốc tế mà công ty của ông Hạnh Nguyễn đang kinh doanh.
Trong khi đó, tại công văn gửi Bộ Giao thông, Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương - Lê Hồng Thủy Tiên cho hay doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại với vốn điều lệ là 2.500 tỷ đồng (khoảng 110 triệu USD).
Tuy nhiên, bà Thủy Tiên cũng cho biết người sáng lập công ty và hiện đang là Chủ tịch - ông Johnathan Hạnh Nguyễn từng có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không khi là thanh tra tài chính tại Boeing Subcontractor (Mỹ) và Tổng giám đốc khu vực Đông Dương của Philippin Airlines.
Bên cạnh đó, đại diện doanh nghiệp cũng giới thiệu Liên Thái Bình Dương đang kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại các sân bay như Manila, Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Đà Nẵng, Cam Ranh. Ngoài ra, công ty hiện còn là đối tác chiến lược của Công ty kinh doanh hàng miễn thuế lớn nhất tại các sân bay quốc tế - DFS và Autogrill.
Doanh nghiệp cho rằng nếu trở thành đối tác chiến lược của ACV, công ty sẽ gắn bó lâu dài cũng như hỗ trợ khai thác cảng hàng không lớn nhất Việt Nam trong việc chuyển giao công nghệ mới, đào tạo nhân lực, phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
Công ty của ông Hạnh Nguyễn là một cái tên không mấy xa lạ với Bộ Giao thông và ngay với chính ACV. Đây là một trong những công ty nội từng đề xuất mua hoặc được quyền khai thác có thời hạn sân bay Phú Quốc ngay sau khi Bộ Giao thông xin Chính phủ thí điểm nhượng quyền càng hàng không mà ACV đang quản lý.
Tháng 9 năm ngoái, ba công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn cũng chi khoảng 310 tỷ đồng để sở hữu 23,6% cổ phần của Công ty dịch vụ hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco) - một công ty con của ACV.
Hiện chưa rõ động thái của Bộ Giao thông vận tải và ACV ra sao trước đề xuất làm cổ đông chiến lược từ các nhà đầu tư trong nước, bởi nếu đối chiếu bộ tiêu chí đã được phê duyệt thì tiềm lực tài chính lên đến hàng tỷ USD, rõ ràng là cửa ải mà doanh nghiệp nội gặp trở ngại nhất.
Thực tế là không lâu sau khi có thư ngỏ lời muốn góp 5% vốn điều lệ của ACV, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã phải có văn bản gửi Thủ tướng đề nghị điều chỉnh các tiêu chí về cổ đông chiến lược mà Bộ Giao thông vận tải ban hành hồi cuối tháng 11.
Theo văn bản này, Chủ tịch BIDV - Trần Bắc Hà "than" rằng quy định đối với các nhà đầu tư là tổ chức tài chính phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 5 tỷ USD vô hình chung đã gạt bỏ cơ hội của các tổ chức tài chính trong nước. Ông Hà dẫn chứng, hai ngân hàng thương mại cổ phần có mức vốn chủ sở hữu lớn nhất là Công Thương (Vietinbank) và BIDV thì mức vốn hiện cũng chỉ lần lượt đạt 2,55 tỷ USD và 1,85 tỷ USD.
Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 3.800 xe Vios vì lỗi túi khí
Ống thép dẫn dầu VN bị Canada áp thuế chống bán phá giá 37,4%
Nhập siêu từ ASEAN tới 5,6 tỉ USD trong 11 tháng