Người Mỹ dự trữ dầu nhiều khủng khiếp để làm gì?; Người Triều Tiên kiếm 1.300 USD một năm; Giá nhà ở Hà Nội giảm 12%; 4 ngành công nghiệp trọng yếu phát triển chưa xứng tiềm năng
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-07-2017
- Cập nhật : 22/07/2017
Mỹ lần đầu xuất gạo sang Trung Quốc
Theo một thỏa thuận mới được Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue thông báo ngày 20-7, các nông dân trồng lúa của Mỹ có thể bắt đầu xuất khẩu gạo sang Trung Quốc.
Thỏa thuận trên được hoàn thành sau hơn một thập kỷ thương lượng giữa các quan chức của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và chính phủ Trung Quốc. Trong thông cáo báo chí, ông Perdue gọi đây là "một cơ hội đặc biệt" với "tiềm năng phát triển cực lớn".
Theo hiệp hội công nghiệp Lúa gạo Mỹ, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới khi có thể "tiêu hóa" toàn bộ các vụ lúa của Mỹ trong vòng chưa đầy 2 tuần. USDA cho biết mỗi năm Trung Quốc đều nhập khẩu gần 5 triệu tấn gạo.
Phát ngôn viên của hiệp hội Lúa gạo Mỹ, ông Michael Klein, nói khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, gạo Mỹ bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc do các quy trình kiểm tra sâu bệnh nghiêm ngặt giữa 2 nước.
Tuy nhiên, sau 1 thập kỷ thương lượng, các quan chức đứng đầu ngành công nghiệp gạo Mỹ tỏ ra rất tự tin. "Chúng tôi có tiêu chuẩn thực phẩm chất lượng cao và Trung Quốc rất thích thú với điều này" - ông Klein tuyên bố, đồng thời cho biết Mỹ sẽ xuất khẩu đợt lúa gạo đầu tiên sang Trung Quốc trong vòng vài tháng tới sau khi hoàn tất các giai đoạn kiểm tra cuối cùng.
Ở Mỹ, lúa được trồng chủ yếu tại 6 bang Arkansas, California, Louisiana, Mississippi, Missouri và Texas. Ông Chris Crutchfield, một nông dân Mỹ 42 tuổi, cho biết ông rất "cảm kích" trước nỗ lực xúc tiến thỏa thuận của Bộ trưởng Perdue.
Thỏa thuận lúa gạo nêu trên đạt được 2 tuần sau khi giới chức trách Mỹ thông báo thịt bò nước này đã được phép trở lại Trung Quốc. Ông Perdue đã cùng với đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad đến Bắc Kinh và cắt một miếng sườn bò Nebraska để ăn mừng sự kiện này.(NLĐ)
-------------------------
Lợi bất cập hại, Trung Quốc cấm nhập rác thải từ nước ngoài
Trong những năm qua, Trung Quốc đã mua một lượng rác thải khổng lồ từ nước ngoài về để tái chế, tuy nhiên tình trạng này đang gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Một công nhân nằm nghỉ ngay trên đống chai nhựa tại một cơ sở tái chế rác thải ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Trước đây, chính phủ Trung Quốc cho phép nhậu khẩu phế thải về tái chế thành nguồn cung cấp kim loại và vật liệu để sử dụng trong thị trường nội địa. Tuy nhiên, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong) đưa tin, Trung Quốc sắp sửa cấm nhập khẩu 24 loại rác thải rắn từ nước ngoài do tác động xấu mà chúng gây ra còn vượt xa các lợi ích thu được.
Lệnh cấm này được ông Guo Jian, một quan chức phụ trách hợp tác quốc tế tại Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc, thông báo ngày 20/7.
Theo bản thông báo lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Bắc Kinh sẽ cấm nhập các chất thải như nhựa, giấy vụn, phế liệu dệt may kể từ cuối năm nay.
Năm 2015, một bản báo cáo quốc gia ghi nhận nước này đã nhập khẩu trên 46 triệu tấn phế thải, được tái chế thành giấy, nhựa, nhôm và đồng. Tuy nhiên, theo tờ Nhật báo Chiết Giang, số lượng rác nhập khẩu thực tế từ nước ngoài có lẽ cao hơn gấp nhiều lần vì không ít các nhà buôn tự ý nhập lậu để thu lợi nhuận.
Ông Guo cho biết: "Một số thương gia vô đạo đức trong và ngoài nước đã nhập khẩu trái phép và vận chuyển phế thải nước ngoài vì lợi ích của chính họ. Nó đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng về môi trường và cần được xử lý nghiêm minh".
Hải quan thành phố Hạ Môn thuộc tỉnh Phúc Kiến tháng 3 vừa qua đã phát hiện một vụ buôn lậu 2.000 tấn nhựa phế thải vào Trung Quốc.(Baotintuc)
-------------------------------
10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Gia Lai năm 2017
Tối 21/7, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Vietkings) tổ chức Lễ công bố các sự kiện du lịch Gia Lai năm 2017.
Tại buổi lễ, ông Phan Xuân Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã công bố Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc Tây Nguyên lần thứ nhất năm 2017 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới, đồng thời phát động các tổ chức, cá nhân hưởng ứng bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch. Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Gia Lai đến với du khách trong và ngoài nước.
Dịp này, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao quyết định công bố top 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Gia Lai năm 2017 gồm: Núi lửa Chư Đăng Ya, Biển Hồ, Quảng trường Đại Đoàn Kết, Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Nhà máy Thủy điện Ya Ly, Nhà lao Pleiku, Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai – Arsenal JMG, Di tích lịch sử văn hóa Làng kháng chiến Stơr, thác Phú Cường và Vườn Quốc gia Kon Ka King.
Bên cạnh đó, phở khô Gia Lai cũng được vinh danh khi có tên trong danh sách 100 món ăn Việt. Mật ong Gia Lai nằm trong Top 10 đặc sản làm quà tặng nổi tiếng của Việt Nam.
Cũng tại buổi lễ, tỉnh Gia Lai đã công bố ba điểm đến du lịch của tỉnh gồm: Công viên Văn hóa Đồng Xanh (xã An Phú, thành phố Pleiku), Nhà máy Thủy điện Ya Ly (huyện Chư Păh) và Khu Du lịch sinh thái Hoàng Vân (huyện Chư Sê).(TTXVN)
-------------------------
Tranh cãi về lộ trình tăng lương tối thiểu
Tại hội nghị đối thoại về thực thi pháp luật lao động do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức ngày 21/7, nhiều doanh nghiệp (DN) kiến nghị giãn lộ trình tăng lương tối thiểu vùng do không chịu đựng nổi, nhưng cơ quan chức năng cho rằng không thể không điều chỉnh mức lương để đảm bảo đời sống người lao động.
Ông Thân Đức Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty may 10, đề xuất không tăng lương tối thiểu năm 2018. Theo ông Việt, năm 2016, riêng tỷ ền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) của DN là 22 tỷ đồng. Từ 1/1/2018, đóng BHXH dựa trên mức thu nhập, con số sẽ không dừng lại ở mức 22 tỷ đồng. Chưa kể, nếu bây giờ quyết phương án tăng lương lên 7%, khả năng DN sẽ phải chi thêm 30 tỷ đồng. Con số này làm đội thêm chi phí cho DN.
Đồng quan điểm trên, bà Vũ Thị Hà, phụ trách lao động tỷ ền lương và chế độ chính sách, Tổng công ty dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí, cho rằng tăng lương tối thiểu vùng sẽ tác động đến tăng mức lương phải trả cho người lao động, tăng số tỷ ền phải đóng BHXH.
Liên quan kiến nghị giãn lộ trình tăng lương tối thiểu vùng năm 2018, ông Lê Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Quan hệ lao động và tỷ ền lương, cho biết Hội đồng tỷ ền lương quốc gia họp 2 phiên, đến nay chưa có kết luận cụ thể, đang nghiên cứu thăm dò thêm. Ông Thành khẳng định: “Không thể không điều chỉnh lương tối thiểu, tăng lương tối thiểu là thực hiện theo lộ trình của Chính phủ và Nghị quyết của Đảng. Việc điều chỉnh ở mức độ nào, trong quá trình tham vấn các bên chúng tôi sẽ họp phiên cuối. Tất nhiên, việc điều chỉnh phải đảm bảo 3 yếu tố: thứ nhất, lợi ích của nhà nước trong vấn đề đảm bảo công ăn việc làm. Thứ hai, lợi ích của DN, phải đảm bảo chi phí của DN phù hợp. Thứ ba, đối với người lao động phải đảm bảo đời sống cho họ. Cân đối 3 vấn đề này là bài toán đặt ra cho cả 3 bên”.
Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp, giãn lộ trình tăng lương là một trong những ý kiến Hội đồng tỷ ền lương sẽ phải cân nhắc. Không chỉ có Tổng công ty may 10 mà một số hiệp hội cũng đề nghị không tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 với những lý do quá khả năng chi trả của DN. Phía Tổng liên đoàn Lao động cũng cho rằng, nếu không tăng không đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động. “Quy định mức sống tối thiểu đã ghi trong luật, các DN cũng phải nỗ lực cải tỷ ến công nghệ để giảm chi phí. Hội đồng tỷ ền lương sẽ còn tỷ ếp tục đàm phán và chưa có phương án cuối cùng”, ông Diệp khẳng định.(Thanhnien)
-----------------------