tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-09-2017

  • Cập nhật : 19/09/2017

11 nước họp bàn cách cứu TPP

Trưởng đoàn đàm phán các nước còn lại trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ gặp tại Tokyo vào ngày thứ Năm tuần này để bàn cách thúc đẩy thỏa thuận không có sự tham gia của Mỹ.

Theo tờ Nikkei, 11 nền kinh tế còn lại trong TPP đã quyết định dừng một số điều khoản thỏa thuận mà Mỹ theo đuổi trước kia, dựa trên đánh giá cho rằng Washington sẽ quay trở lại trong tương lai. Được Chính phủ Nhật công bố vào hôm thứ Sáu vừa rồi, cuộc họp tại Tokyo có thể sẽ tập trung bàn thảo những điều khoản nào sẽ được dừng.

“Chúng tôi hy vọng cuộc họp lần này sẽ là một bước đi lớn tiến tới đạt kết quả tốt tại hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vào tháng 11”, Bộ trưởng phụ trách phục hồi kinh tế của Nhật Bản, ông Toshimitsu Motegi, phát biểu.

Nhật Bản là quốc gia đề xuất cuộc họp này. Cuộc họp diễn ra chỉ 3 tuần sau một cuộc họp trước đó ở Australia. Tokyo nhận thấy sự cần thiết phải thúc đẩy các nỗ lực nhằm xác định những điều khoản nên được gác lại.

nhat ban de xuat to chuc cuoc hop "tpp 11" tai tokyo chi 3 tuan sau cuoc hop o australia - anh: reuters/nikkei.

Nhật Bản đề xuất tổ chức cuộc họp "TPP 11" tại Tokyo chỉ 3 tuần sau cuộc họp ở Australia - Ảnh: Reuters/Nikkei.


Trong cuộc thảo luận “TPP 11” ở Australia vào cuối tháng 8, các nước thành viên đã đề xuất 50 điều khoản mà họ cho là cần được tạm gác. Mặc dù vậy, các nước chỉ đạt được sự đồng thuận về 2 điều khoản, gồm kéo dài thời gian bảo hộ dữ liệu thuốc sinh phẩm, và kéo dài thời gian bảo hộ bằng sáng chế.

Những đề xuất khác đòi hỏi phải có sự bàn bạc kỹ lưỡng hơn, bao gồm các điều khoản về doanh nghiệp quốc doanh và đàm phán định kỳ về TPP. Ngoài ra, có thể có thêm nhiều điều khoản được đề xuất tạm gác.

Cuộc họp ở Tokyo sẽ được coi là thành công nếu tất cả 11 nước thành viên đưa ra đề xuất của mình và nhất trí về các điều khoản cần “đóng băng”. Vượt qua được trở ngại này sẽ mở đường cho các nhà đàm phán quay trở lại với những vấn đề khó hơn trong cuộc họp dự kiến diễn ra vào tháng 10, chẳng hạn rà soát quy định về loại bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng dệt may.

Tuy nhiên, Việt Nam - thành viên giữ lập trường đàm phán lại nội dung thỏa thuận TPP với sự tham gia của 11 nước thay vì 12 nước như ban đầu - vẫn chưa hoàn tất thủ tục cần thiết để trao quyền đàm phán cho Chính phủ.

Vì lý do này, Nhật Bản muốn cuộc họp lần này ít nhất sẽ đưa ra được một bức tranh tổng thể về những điều khoản bị gác lại. Tokyo hy vọng sẽ đạt được một thỏa thuận rộng hơn vào tháng 11.

Những người ủng hộ TPP lo ngại cuộc đàm phán sẽ bị cản trở bởi việc các thành viên không thể đạt được sự nhất trí.

Cuộc tổng bầu cử ở New Zealand vào ngày 23/9 cũng đặt ra lo ngại vì mức độ ủng hộ của cử tri đang ngày càng lớn dành cho Công Đảng đối lập - chính đảng đã phát tín hiệu muốn nước này ra khỏi TPP.

Ngoài ra, tiến trình đàm phán cũng sẽ trở nên khó khăn hơn nếu những vấn đề gai góc như thuế quan và hạn ngạch đối với hàng nông sản nhập khẩu được đưa lên bàn đàm phán.(Vneconomy)
-------------------------------

FPT báo lãi sau thuế 8 tháng đạt 1.697 tỷ đồng, tăng trưởng 15%

Kết thúc 8 tháng đầu năm 2017, các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của FPT đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao.

Cụ thể, doanh thu hợp nhất đạt 27.340 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 100% kế hoạch lũy kế 8 tháng. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 1.992 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ, tương đương 100% kế hoạch lũy kế. Lợi nhuận sau thuế đạt 1.697 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.303 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ 2016. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) sau 8 tháng đạt 2.460 đồng, tăng 16%.

Các khối kinh doanh cốt lõi đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của khối Công nghệ và khối Viễn thông tăng lần lượt là 28% và 13% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường nước ngoài của FPT ghi nhận doanh thu đạt 4.216 tỷ đồng, tăng 16%; LNTT 628 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, chiếm gần 1/3 lợi nhuận toàn Tập đoàn.

Khối Phân phối - Bán lẻ hoàn thành 99% kế hoạch về doanh thu và LNTT lũy kế 08 tháng. Trong đó, lĩnh vực Bán lẻ tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động kinh doanh với mức tăng 25% về doanh thu và 44% về LNTT lũy kế.

Trong tháng 08, FPT đã hoàn tất việc bán 30% cổ phần tại Công ty Cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT. Tiếp theo, FPT dự kiến sẽ chào bán 10% cổ phần Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT cho các nhà đầu tư cá nhân, thực hiện thông qua IPO và niêm yết cổ phiếu của Công ty này tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM muộn nhất vào tháng 04/2018.

Cũng vào đầu tháng 09, ở lĩnh vực phân phối, FPT đã ký thỏa thuận hợp tác đầu tư với Tập đoàn Synnex. Theo đó, Synnex – Tập đoàn có doanh thu 33 tỷ USD và là nhà phân phối thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông và linh kiện điện tử lớn thứ 3 trên thế giới sẽ sở hữu 47% tại công ty TNHH Thương mại FPT.

Sau khi thoái vốn thành công tại hai công ty phân phối và bán lẻ và không hợp nhất vào báo cáo tài chính, hai khối Công nghệ và Viễn thông sẽ trở thành những động cơ tăng trưởng chính với tỷ trọng đóng góp 95% vào tổng doanh thu của FPT. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận toàn Tập đoàn cũng sẽ được cải thiện đáng kể, từ mức 7,4% lên mức 14,6%.(NDH)
-----------------

Ấn Độ sắp thay Trung Quốc làm cỗ máy tăng trưởng kinh tế

Theo hãng Deloitte, Ấn Độ đang nổi lên với vị trí siêu cường kinh tế một phần nhờ dân số trẻ, trong khi Trung Quốc và các nước được mệnh danh là con hổ châu Á thì già đi nhanh chóng.

Hãng tin Bloomberg trích số liệu của Deloitte công bố hôm nay 18.9 cho hay số dân từ 65 tuổi trở lên ở châu Á sẽ tăng từ 365 triệu người ở mức hiện nay lên hơn nửa tỉ người trong năm 2027, chiếm 60% dân số trong độ tuổi này trên toàn cầu vào năm 2030.

Ngược lại, Ấn Độ sẽ thúc đẩy làn sóng tăng trưởng lớn thứ ba ở châu Á, theo sau Nhật Bản và Trung Quốc, với số lao động có thể tăng từ 885 triệu người lên 1,08 tỉ người trong 20 năm tới và luôn giữ số lượng lao động trên mức này trong nửa thế kỷ.

“Ấn Độ sẽ chiếm hơn nửa mức tăng lao động châu Á trong thập niên tới, song đây không chỉ là câu chuyện về việc số lao động đi lên. Dàn lao động mới sẽ được đào tạo và giáo dục tốt hơn so với lực lượng lao động hiện tại của Ấn Độ”, nhà kinh tế Anis Chakravarty thuộc hãng Deloitte India cho hay.

Ông Anis Chakravarty cho biết thêm tiềm năng kinh tế sẽ đi lên cùng với đó nhờ mức tăng tỷ lệ phụ nữ trong lực lượng lao động, mức tăng kỹ năng và khả năng làm việc lâu dài hơn. Giới doanh nghiệp sẽ hưởng lợi lớn từ các yếu tố này.

Ấn Độ không phải là nền kinh tế duy nhất ở châu Á có tương lai tươi sáng. Indonesia và Philippines cũng có dân số tương đối trẻ và sẽ tăng trưởng tương tự. Bức tranh kinh tế Ấn Độ cũng không phải là không có vấn đề. Nếu nước này không có cách giúp thúc đẩy và duy trì tăng trưởng, dân số bùng nổ sẽ khiến nền kinh tế đối mặt với tình trạng thất nghiệp và bất ổn xã hội.

Ngược lại với Ấn Độ, Deloitte nêu tên các nước và vùng lãnh thổ sẽ chịu thách thức lớn nhất từ tình hình già hóa dân số. Đó là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan và New Zealand. Với Úc, báo cáo của Deloitte cho hay tác động của tình trạng này sẽ vượt cả mức độ tác động ở Nhật Bản, quốc gia vốn trải qua hàng thập niên chật vật với vấn đề lão hóa dân số. Dù vậy nhờ chính sách chào đón người nhập cư, nguy cơ Úc suy thoái kinh tế vì dân số già giảm trong nhiều thập niên tới.

Trải nghiệm của kinh tế Nhật cho thấy các nước sẽ có thêm nhiều cơ hội từ chính tình trạng già hóa dân số. Đơn cử, nhu cầu trong các lĩnh vực như điều dưỡng, hàng hóa tiêu dùng cho người cao tuổi, nhà ở và cơ sở hạ tầng xã hội phù hợp với người già, chương trình quản lý tài sản và bảo hiểm tăng cao. Tuy nhiên, châu Á vẫn cần điều chỉnh ít nhiều để xoay sở với thực tế mới.(Thanhnien)
------------------------

Xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu khả quan

Xuất khẩu gạo có nhiều tín hiệu khả quan, nhiều hợp đồng mới được ký kết, thương mại tiểu ngạch với Trung Quốc được nới lỏng.

Tính đến hết tháng 8, các doanh nghiệp đã đăng ký hợp đồng xuất khẩu đến 5,1 triệu tấn, tăng 18,8% so cùng kỳ năm trước; trong số này vẫn còn hơn 1,2 triệu tấn chưa giao hàng.

Chính vì vậy Hiệp hội Lương thực VN (VFA) đã điều chỉnh chỉ tiêu xuất khẩu gạo của năm 2017 từ 5,2 lên 6,5 triệu tấn.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-05-2016

    Quốc Cường Gia Lai cũng nhận trái đắng từ 'vàng trắng'
    LG Display khởi công dự án 1,5 tỷ USD tại Hải Phòng
    Nhật Bản cấp mới hơn 204 triệu USD vốn ODA cho Việt Nam
    Liệu kiều hối sẽ là mảnh đất màu mỡ cho ngân hàng?
    Big C đòi chiết khấu cao, doanh nghiệp rút hàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-05-2016

    Vàng phục hồi mạnh sau số liệu việc làm thất vọng tại Mỹ
    Giá bán USD ngân hàng tiếp tục duy trì trong khoảng 22.320-22.325 đồng/USD
    Chấn chỉnh việc thực hiện quy định về lãi suất huy động
    Thêm 119 nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch chứng khoán
    Vì sao nhiều ngân hàng không muốn lên sàn?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-05-2016

    Các công ty Mỹ hết đường trốn thuế
    Vinamilk vươn tới doanh thu 2 tỷ USD trong năm 2016
    Mục tiêu đến năm 2020, cả nước có khoảng một triệu doanh nghiệp hoạt động
    NHNN ra "tối hậu thư" chấn chỉnh hiện tượng lách trần lãi suất
    Các ngân hàng giảm mạnh vay mượn ngoại tệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-05-2016

    Cơ hội xuất khẩu phân bón vào thị trường ASEAN
    Triển khai dự án Lọc hóa dầu Long Sơn 4,5 tỷ USD trong quý IV/2016
    Giữa tháng 6 sẽ có kết luận thanh tra các doanh nghiệp đa cấp
    Đề xuất cho nhập khẩu phôi thép theo hạn ngạch
    Trì hoãn thông quan lô hàng cá tra vào Hoa Kỳ do sử dụng mã số cũ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-05-2016

    Trung Quốc "chật vật" với dự án đường sắt tại Thái Lan
    HSBC: Lãi suất chưa tăng đến giữa năm 2017
    Đã xuất hiện dự án tỷ đô đầu tiên trong năm 2016
    Tỉnh nào hút vốn đầu tư Đài Loan nhiều nhất?
    Xuất khẩu da giày top đầu thế giới, nhưng người Việt đang ngày càng ít đi giày Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-05-2016

    Ả Rập Xê Út và Nga “quyết chiến” để giành thị phần dầu mỏ Trung Quốc
    Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 15 tỷ USD vào thị trường
    Cuba đẩy mạnh hạ tầng du lịch đón lượng khách "khủng"
    Tin tặc Nga "rao bán" 250 triệu tài khoản Yahoo, Google...
    IMF: Việt Nam có thể tăng trưởng 6% năm nay

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-05-2016

    Hoa Kỳ ngăn thép Trung Quốc
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn Samsung tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam
    Dự án lắp ráp xe Hyundai Tân Phú nguy cơ bị thu hồi
    Doanh nghiệp xăng dầu muốn giảm thuế nhập khẩu xăng xuống 10%
    Giá dầu Brent và dầu Mỹ diễn biến trái chiều sau số liệu dầu lưu kho

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-05-2016

    Đài Loan đầu tư hơn 600 triệu USD vào Việt Nam sau 4 tháng đầu năm
    Nhu cầu vàng tại Ấn Độ bị tổn thương vì giá cao
    Căn bệnh bí ẩn của lúa mì có thể gây ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?
    Australia điều tra sản phẩm vôi sống nhập khẩu từ Việt Nam
    Tài nguyên Masan: Làm bao nhiêu chỉ để trả lãi ngân hàng, vay nợ hơn 11.000 tỷ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-05-2016

    Tận dụng “khách sộp” ở UAE
    Lợi thế DN nội ở thị trường mới nổi
    Yêu cầu Công ty Mega giải trình việc thâu tóm Metro Cash&Carry
    Hyundai phát triển công nghệ vô lăng cảm ứng
    Nga sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-05-2016

    Gây ô nhiễm, công ty ở Brazil đối mặt án phạt 43,5 tỉ USD
    Johnson & Johnson lại thua kiện phấn rôm gây ung thư
    Hiệp hội Xăng dầu 'chê' cách tính thuế nhập khẩu
    Vôi sống của Việt Nam bị Úc kiện
    Bốn tháng, người Việt chi 1 tỉ USD nhập linh kiện ô tô