tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-09-2017

  • Cập nhật : 19/09/2017

Nhập khẩu rau quả vào Việt Nam tăng 92%

8 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu rau quả đã tăng rất mạnh trên 92% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 1,02 tỷ USD.

nhap khau rau qua vao viet nam tang 92%

Nhập khẩu rau quả vào Việt Nam tăng 92%

Rau quả của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài rất đa dạng phong phú, kim ngạch luôn tăng trưởng cao, nhưng ngược lại lượng rau quả ngoại nhập khẩu vào Việt Nam cũng ngày một tăng. Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2017 nhập khẩu rau quả vào Việt Nam mặc dù giảm 24,6% so với tháng 7/2017, đạt 164,39 triệu USD, nhưng tính chung cả 8 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu rau quả đã tăng rất mạnh trên 92% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 1,02 tỷ USD.

Riêng nhập khẩu rau quả từ Thái Lan 8 tháng đầu năm tăng rất mạnh 182% so với cùng kỳ, đạt 617,81 triệu USD, chiếm 60,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây và rau quả của cả nước.

Nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc cũng tăng 27,8%, đạt 160,07 triệu USD, chiếm 15,7%; từ Hoa Kỳ tăng 22%, đạt 59,56 triệu USD, chiếm 5,9% và từ Australia tăng 35,5%, đạt 40,85 triệu USD, chiếm 4%.

Đáng chú ý là trong 8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu rau quả từ tất cả các thị trường đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ riêng 2 thị trường bị sụt giảm là Malaysia (54,6%) và Israel (-13%).

Nhập khẩu rau quả tăng mạnh nhất là từ thị trường Ấn Độ, tăng gần 124% so với cùng kỳ, đạt 14,11 triệu USD; bên cạnh đó, nhập khẩu rau quả từ Hàn Quốc cũng tăng gần 71%, từ NewZealand tăng 43%, từ Chi Lê tăng 42%, từ Brazil tăng 38%.

Mặc dù lượng rau quả nhập khẩu từ Thái Lan 8 tháng đầu năm nay tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước, nhập nhiều loại rau quả như măng cụt, sầu riêng, bòn bon, nhãn... song Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT cho rằng thực tế có tới 90% sản phẩm nhập khẩu này được tái xuất sang thị trường Trung Quốc.

Một số chuyên gia nông nghiệp cho hay: Trước đây, Trung Quốc vốn là thị trường nhập khẩu rau quả khá lớn của Thái Lan, song do muốn nâng tầm sản phẩm trái cây trong nước nên Thái Lan dần tập trung vào chất lượng, thu hẹp sản xuất đại trà, hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc. Khi thị trường Trung Quốc thiếu hàng, nhiều doanh nghiệp, thương lái của Việt Nam tranh thủ cơ hội, gia tăng nhập khẩu hàng Thái Lan để xuất khẩu sang Trung Quốc.


---------------------------------

Tháng 11, Habeco sẽ hoàn tất đàm phán bán cổ phần cho Carlsberg

Đại diện Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cho biết, cuộc đàm phán bán thêm cổ phần cho đối tác là hãng bia Carlsberg sẽ hoàn tất vào ngày 15-11.

Hiện khó khăn lớn nhất của việc bán tiếp cổ phần Habeco là quá trình đàm phán với Carlsberg, đại diện của Habeco đã phát biểu như vậy trong một cuộc hội thảo gần đây về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước dưới góc độ nhà đầu tư nước ngoài tổ chức tại Hà Nội.

Ông Vương Toàn, Phó tổng giám đốc Habeco giải thích thêm, theo thỏa thuận về hợp tác chiến lược được ký năm 2009, Carlsberg đã mua 16% cổ phần của Habeco và trở thành đối tác chiến lược. Thỏa thuận về việc mua bán cổ phần đã ký cho phép Carlsberg được quyền ưu tiên mua trước khi Habeco bán tiếp cổ phần.

Vì lý do đó, Habeco ưu tiên đàm phán với Carlsberg trước các đối tác khác khi Chính phủ phê duyệt bán tiếp cổ phần của Habeco vào cuối năm nay. Theo ông Toàn, văn bản thỏa thuận so với hiện tại có chỗ vướng là quyền ưu tiên mua này đồng thời phải đảm bảo giá trị bán thu về cho ngân sách nhà nước tối ưu. Hai bên đã có 9 phiên trao đổi, đàm phán về việc bán tiếp. Đàm phán sẽ kết thúc vào ngày 15-11 tới và khi đó mới biết được hai bên có đi đến thỏa thuận cuối cùng hay không.

Carlsberg - hiện đã nắm 17,5% cổ phần tại hãng bia Habeco (1,5% tỷ lệ cổ phần mua thêm là mua ngoài thị trường tự do - NV) biết được Nhà nước sẽ thoái vốn sâu tại Habeco nên muốn nắm ít nhất 51% cổ phần. Tuy nhiên, Habeco ngoài ngành kinh doanh chính là bia còn kinh doanh thêm rượu, lương thực, bất động sản. Một trong số ba ngành này Chính phủ chưa cho phép nhà đầu tư ngoại nắm giữ trên 49%.

Tuy nhiên, theo thông tin củaTBKTSG Online, vấn đề lớn nhất trong cuộc “hôn nhân” Carlsberg-Habeco không phải là việc Habeco bán bao nhiêu phần trăm cổ phần và Carlsberg có thể mua được tối đa bao nhiêu mà vấn đề là giá bán. Cổ phiếu trung bình của Habeco (BHN) trong tháng 8 được giao dịch trên sàn HOSE với giá khoảng 85.000 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa thị trường của doanh nghiệp khoảng 19.350 tỉ đồng. Mức giá này tăng gấp đôi so với mức giá niêm yết chào sàn cuối tháng 10 năm ngoái và tăng gấp rưỡi so với thời điểm bán cổ phần lần đầu năm 2008.

Tuy nhiên, đối tác chiến lược muốn đàm phán ở mức giá tương đương với giá chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Habeco nên hai bên chưa tìm được tiếng nói chung, cho dù Carlsberg có quyền ưu tiên đàm phán.

Hơn nữa, Bộ Công Thương không đưa ra thông tin chính thức về việc chào bán bao nhiêu lượng cổ phần, bán một lần hay cách thức bán chia làm nhiều đợt. Phía bộ cũng chưa công bố việc sẽ bán thêm cổ phần tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài, cho dù là Carlsberg hay đối tác khác là bao nhiêu.

Nếu mua được thêm cổ phần của Habeco, Carlsberg sẽ chiếm khoảng 30% thị phần thị trường bia ở Việt Nam, sau Sabeco hiện đang nắm 40% thị phần, chủ yếu ở phía Nam. (TBKTSSG)
------------------------------

Doanh nghiệp vốn 15 tỷ, Kế toán trưởng “rút ruột” 38 tỷ đồng chơi lô đề

Đường sắt Hà Ninh là doanh nghiệp có vốn điều lệ hơn 15 tỷ đồng, trong đó Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sở hữu 51% vốn.

HĐQT của CTCP Đường sắt Hà Ninh (UPCoM: RHN) đã có quyết định đình chỉ công tác của Kế toán trưởng Ngô Trường Giang từ ngày 11/09/2017 nhằm phục vụ công tác điều tra của cơ qua cảnh sát tỉnh Nam Định.

Được biết, ông Giang là nhân viên kế toán tổng hợp của RHN từ năm 2002, được cân nhắc lên làm Phó phòng từ năm 2007 và trở thành Trưởng phòng - Kế toán trưởng từ năm 2012.

Trước đó, theo VNExpress đưa tin, Công an tỉnh Nam Định đã bắt cá nhân Ngô Trường Giang, Kế toán trưởng của RHN để điều tra hành vi làm giả một số giấy tờ vay tiền, chiếm đoạt 38 tỷ đồng.

Năm 2016-2017, Ngô Trường Giang đã lợi dụng tín nhiệm, ký một số lệnh chi trả 16 tỷ đồng tiền vay của Ngân hàng Công thương - Chi nhánh tỉnh Nam Định và chuyển vào tài khoản cá nhân của Giang.

Ngoài ra, lợi dụng mục đích trả lương công nhân, đáo hạn, trả nợ… Giang đã làm giả nhiều hồ sơ mang tên doanh nghiệp Hà Ninh, giả chữ ký Giám đốc để vay tiền từ Ngân hàng Liên Việt, Ngân hàng Công thương Nam Định, Công ty cổ phần Minh Phụng, chiếm đoạt của những tổ chức này thêm 22 tỷ đồng.

Số tiền lừa đảo chiếm đoạt được, Giang khai sử dụng trả nợ chơi lô đề.

Được biết, RHN là doanh nghiệp có vốn điều lệ hơn 15 tỷ đồng, trong đó Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sở hữu 51% vốn.

Năm 2016, RHN đạt doanh thu thuần 118,6 tỷ đồng và lãi ròng gần 1,6 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt hơn 13%.

Tính đến cuối năm 2016, tổng tài sản của RHN ở mức 104 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn hơn 95,3 tỷ đồng và tài sản dài hạn hơn 8,8 tỷ đồng. Công ty có gần 12 tỷ đồng vay nợ tài chính toàn bộ là nợ ngắn hạn.(NDH)
------------------------------

Doanh nghiệp Đức quan tâm điện mặt trời tại Việt Nam

Ngày 18.9, đại diện Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức buổi gặp mặt báo chí tại TP.HCM.

Tại buổi gặp mặt, đại diện GIZ cho biết: Hiện nay không chỉ có các nhà đầu tư mà cả các tổ chức tài chính cũng quan tâm tới thị trường điện mặt trời tại Việt Nam. Bởi họ có thể tìm kiếm đối tác hợp tác và trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, triển khai dự án để hưởng lợi từ cơ chế hỗ trợ của chính phủ trong vòng hai năm tới.

Ông Nawapan Silawong, Giám đốc Công ty BayWa r.e. của Đức tại Thái Lan cho biết: Doanh nghiệp chúng tôi có nhiều mô hình phát triển năng lượng tái tạo cũng như điện mặt trời tại nhiều nơi trên thế giới. Hiện tại chúng tôi đang xây dựng mô hình phát triển điện mặt trời trên mái nhà với sự tham gia của bên thứ 3 (ngoài chủ sở hữu mái nhà và bên mua điện). Điều này có nghĩa là chúng tôi muốn tham gia phát triển các dự án điện mặt trời quy mô nhỏ trên các mái nhà với tư cách là bên thứ 3. Những mô hình này sẽ rất hiệu quả và phát triển tốt trong tương lai.

Cùng ngày, GIZ phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức cùng Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3 (EVNPECC3) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức tập huấn “Tuần công nghệ điện mặt trời Đức”. Chương trình có sự tham gia của 50 đại diện đến từ các doanh nghiệp Việt Nam và 6 công ty của Đức. Chương trình tập huấn kéo dài đến ngày 21.9.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-07-2016

    Việt Nam xuất siêu 1,7 tỷ USD
    1 năm Luật Doanh nghiệp mới: Hơn 100 nghìn doanh nghiệp ra đời
    Khó tiếp cận quỹ bảo lãnh tín dụng
    Dự án 37 triệu USD vào nông nghiệp ở Quảng Trị: Không được gia hạn giải quyết vướng mắc thêm một lần nào nữa

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-07-2016

    Hoa quả đặc sản - lại bị thương lái Trung Quốc ép giá
    Áp thuế tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu
    Thổ Nhĩ Kỳ ráo riết trấn an thị trường tài chính sau vụ đảo chính
    Nguồn cung cá tra nguyên liệu dồi dào

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-07-2016

    Hậu quả Brexit có thể nặng nề hơn cú sốc Lehman Brothers
    Bảo hộ nhãn hiệu DN: Đừng 'mất bò mới lo làm chuồng'
    Doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh thông qua M&A
    Bill Gates cam kết tài trợ cho châu Phi thêm 5 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 19-07-2016

    Sản lượng dầu thô 6 tháng đầu năm của Trung Quốc xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010
    DN da giày: Định hướng liên kết chuỗi và phát triển sản phẩm mới giá trị cao
    Kim ngạch nhập khẩu kỳ 2 tháng 6/2016 đạt gần 7,43 tỷ USD
    Địa ốc Đà Nẵng được dự báo tăng giá

  • Tin kinh tế đọc nhanh 19-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 19-07-2016

    Quỹ tài chính thúc vốn vào khối tư nhân
    Sự tự tin của dòng vốn đầu cơ
    Kinh doanh Casino: Cần khung pháp lý rõ ràng
    Giá thép cùng với các hàng hóa kỳ hạn khác tại Trung Quốc ngày 18/7 đều giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-07-2016

    Ước sản lượng khai thác thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1,5 triệu tấn
    Ước tính xuất nhập khẩu của Indonesia giảm trong tháng 6
    Ngân hàng trung ương thu hơn 9 tỷ USD từ khỏi thị trường Trung Quốc
    GDP quý II của Trung Quốc đạt 6,7%
    Liên minh châu Âu và Mỹ kết thúc vòng đàm phán 14 về TTIP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-07-2016

    Thái Lan muốn xóa bỏ ngành công nghiệp tình dục
    Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản
    Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa: Sớm thực thi và tăng minh bạch
    Đại gia chăn nuôi lãi lớn nhờ bán đất

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-07-2016

    Thêm 2 doanh nghiệp đa cấp bị “sờ gáy”
    Lộ diện đối tác ngoại tại Dự án tổ hợp cảng biển Đầm Nhà Mạc
    Phải thông báo đến từng DN có tiền thuế nộp thừa
    30 DNNN lớn sẽ được quản lý bởi một “siêu ủy ban”

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-07-2016

    Mục tiêu kinh tế khó đạt, nhà đầu tư nên làm gì?
    Ông Đặng Lê Nguyên Vũ mất quyền điều hành cà phê hòa tan Trung Nguyên
    CII đã ký thỏa thuận với quỹ đầu tư Hàn, sẽ nâng giá mua cổ phiếu quỹ
    Startup xe ôm Indonesia có thể nhận 400 triệu USD từ KKR, Warburg Pincus

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-07-2016

    Nhiều công ty con của Tập đoàn Dầu khí lỗ nghìn tỷ
    Cuộc đảo chính đẩy đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ xuống đáy
    Xuất khẩu điều tăng mạnh
    Sacombank Lào nhận 4 triệu USD từ World Bank