Thị trường dược phẩm Việt Nam có giá trị lên đến 3,5 tỷ USD
2 đối tác cùng Bánh kẹo Hải Hà muốn đầu tư dự án BĐS trên đất nhà máy cũ
Tổng Giám đốc dùng đất trên giấy lừa 7 triệu USD
Opera chấp nhận “bán mình” cho Trung Quốc với giá 1,2 tỷ USD
Nikkei Asian Review: FPT sẽ bán mảng Bán lẻ và phân phối với giá 103 - 121 triệu USD
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-03-2016
- Cập nhật : 17/03/2016
Lợi nhuận cao, cổ phiếu cảng biển lên ngôi
Hầu hết cổ phiếu cảng biển đều được các báo cáo phân tích thị trường đánh giá cao, thậm chí đứng đầu danh mục đầu tư năm 2016.
Cổ phiếu tăng vì lợi nhuận tốt
Năm 2016, Công ty CP Gemandept (mã chứng khoán GMD) tiếp tục được các công ty chứng khoán xếp ở vị trí hàng đầu trong danh sách cổ phiếu “nên mua” do có mức tăng trưởng lợi nhuận cao, chủ yếu từ mảng kinh doanh cảng biển và logistics. Kết thúc năm 2015, GMD đạt doanh thu 3.582 tỷ đồng (tăng 18,9%), trong đó lợi nhuận gộp đạt 953 tỷ đồng (tăng 52%). VCBS là một trong số công ty chứng khoán thận trọng nhất, nhưng cũng đã đưa ra khuyến cáo các nhà đầu tư “nên nắm giữ” cổ phiếu GMD. Cơ sở để công ty này đưa ra khuyến nghị trên là “xét đến tình hình kinh doanh tốt cũng như triển vọng ngành khả quan”.
Theo khuyến nghị của VCBS, mức giá hợp lý đối với cổ phiếu GMD là 46.812 đồng/cổ phiếu, trong khi mức giá hiện đang ở quanh mức 40.000 đồng/cổ phiếu. Theo chuyên viên phân tích Trương Anh Quốc từ VCBS: “Gemandept là một trong ba công ty Nhà nước đầu tiên đượccổ phần hóa tại Việt Nam (năm 1993), được niêm yết trên thị trường chứng khoán năm 2002 và liên tục tăng trưởng”.
"Sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, với mức khoảng 10%/năm. Trong khi năm 2015 sản lượng đã đạt 427,3 triệu tấn, tăng 14,6%, trong đó hàng container đạt 12 triệu TEUs, tăng 15,5% so với năm 2014 và đã vượt xấp xỉ 5% với quy hoạch được duyệt cho giai đoạn này”.
Phó cục trưởng Cục Hàng hải VN
Bùi Thiên Thu
Kể từ ngày giao dịch đầu tiên trung tuần tháng 8/2015 đến nay, cổ phiếu Công ty CP cảng Hải Phòng (mã chứng khoánPHP) cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của nhà đầu tư. Cổ phiếu PHP tăng giá từ mức 16.500 đồng/cổ phiếu lên quanh mức 23.000 đồng/cổ phiếu. Giá cao nhất phiên gần đây đạt trên 25.000 đồng/cổ phiếu. Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX): “Cảng Hải Phòng có nhiều lợi thế nhờ vị trí, quy mô, kinh nghiệm, thương hiệu, tạo dựng tên tuổi vững chắc trong ngành khai thác cảng biển và là đối tác quan trọng của các hãng vận tải lớn. Ngoài ra, PHP đang tiến hành tái cấu trúc khá mạnh, trong đó hướng đến giảm vai trò, ảnh hưởng của cổ đông Nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh doanh”.
Lý giải thêm về sự hấp dẫn của cổ phiếu PHP, ông Phùng Xuân Hà, Chủ tịch HĐQT Công ty CP cảng Hải Phòng cho rằng: “Do cảng tăng trưởng mạnh, hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường phù hợp với mô hình công ty cổ phần đại chúng quy mô lớn”.
Cũng hoạt động tại Hải Phòng, Công ty CP Cảng Đoạn Xá (mã chứng khoán DXP) được đánh giá cao trên sàn chứng khoán với giá giao dịch trên HNX cuối tháng 2 vừa qua lên tới 62,7 nghìn đồng/cổ phiếu, thuộc nhóm cổ phiếu cảng biển có mức giá cao nhất hiện nay. Cổ phiếu DXPcũng bắt đầu được giao dịch ký quỹ theo thông báo ngày 6/1/2016 của HNX. Công ty CP Cảng Đoạn Xá cũng vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc thông qua kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 với 228 tỷ đồng tổng doanh thu, vượt 34% kế hoạch cả năm. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 89,3 tỷ đồng, gấp 2,2 lần kế hoạch lợi nhuận cả năm và tăng 78% so với năm 2014.
Hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại
Báo cáo chiến lược thị trường Việt Nam 2016 cập nhật ngày 15/2, bộ phận phân tích của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI Research) đã đưa ra danh sách khuyến nghị mua bán đối với các ngành trên thị trường chứng khoán năm nay. Theo danh sách này, SSI đã xếp 10 ngành vào loại nên đầu tư trong năm 2016, trong đó có cảng biển.
Đặc biệt, trong số 10 ngành nên đầu tư, chỉ có ngành Cảng biển được nâng hạng từ “nên nắm giữ” năm 2015 thành “nên mua” năm 2016, trong khi các ngành khác đều được giữ nguyên khuyến nghị. “Ngành Cảng biển và logistics được đánh giá có triển vọng tích cực trong năm nay nhờ hoạt động kinh tế tích cực và các hiệp định thương mại tự dođã và đang được ký kết”, theo SSI Research.
Đầu năm nay, tại hội thảo thường niên “Triển vọng ngành và cơ hội thị trường chứng khoán năm 2016”, Công ty CP chứng khoán BSC cũng cho rằng, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng dự báo tăng nhanh trong năm 2016 nhờ thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết.
Theo ông Trần Thăng Long, Trưởng phòng phân tích của BSC, nhà đầu tư nên tập trung vào các ngành hưởng lợi từ các hiệp định thương mại, trong đó cổ phiếu ngành Cảng biển có tính phòng vệ cao với kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định, tỷ lệ trả cổ tức hàng năm cao. Với tiềm năng phát triển trong năm 2016, giá cổ phiếu bình quân ngành Cảng biển có thể tăng lên.
Volkswagen bị kiện đòi 3,6 tỷ USD
Đây là đợt nộp đơn kiện lớn nhất và mới nhất chống lại Volkswagen. Những người này muốn đòi 3,25 tỷ euro (3,6 tỷ USD) được cho là thiệt hại do scandal gian lận kiểm tra khí thải của hãng xe Đức gây ra.
Volkswagen từ chối bình luận về vụ kiện này, do chưa nhận được thông báo cụ thể. Tuy nhiên, người phát ngôn của công ty cho biết họ đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về công bố theo luật chứng khoán Đức.
Các đơn kiện được nộp lên một tòa án địa phương tại Braunschweig, bang Lower Saxony - nơi hãng xe đặt trụ sở. Những người khởi kiện chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Một số chỉ đòi tiền bồi thường 600 euro (666 USD). Các nhà đầu tư này kết tội Volkswagen vi phạm nghĩa vụ trên thị trường chứng khoán khi không công bố kịp thời thông tin về scandal.
Hãng xe lần đầu thừa nhận gian lận các bài kiểm tra khí thải tại Mỹ và châu Âu hồi tháng 9 năm ngoái. Sau đó, hãng cho biết khoảng 11 triệu xe chạy diesel trên toàn cầu đã được cài phần mềm gian lận. Kể từ đó, vốn hóa Volkswagen đã mất hơn 25%, khiến nhà đầu tư thiệt hàng triệu USD.
Đề nghị chọn sữa, dệt may để kích thích sản xuất
“Ngành dệt may Việt Nam đã giải quyết việc làm cho hơn bốn triệu lao động, xuất khẩu đạt hơn 26 tỉ USD và dự kiến sẽ tăng trưởng sau khi hội nhập. Chương trình sữa học đường cũng có nhiều lợi thế để phát triển nguồn tiêu thụ và sản xuất chăn nuôi bò sữa trong nước” - ông Cường lý giải.
Ông Vũ Trọng Kim, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, thì nhấn mạnh điều quan trọng là cần phải hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý và xử lý các hành vi lũng đoạn thị trường; hạn chế hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Đồng thời, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ sản xuất, lưu thông hàng hóa nội địa; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường nông thôn; người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hóa Việt Nam.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cần tránh dàn trải, bởi bộ ngành, địa phương nào cũng tham gia cuộc vận động nhưng hiệu quả vẫn thấp.
Ông Nhân cũng cho rằng cần rà soát hiện trạng chuỗi sản xuất, phân phối, tiêu dùng trong nước trước khi chọn một số mặt hàng để tập trung tuyên truyền, đẩy mạnh phân phối tiêu dùng.
Hàng Trung Quốc chui vào khu công nghiệp để dán nhãn hàng Việt
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cảnh báo cần chú ý và xử lý kịp thời hiện tượng có các đối tượng mang hàng Trung Quốc vào các khu công nghiệp của Việt Nam để lắp ráp và xuất đi các thị trường mà Việt Nam được hưởng thuế quan.
Nếu để các mặt hàng này tuồn vào và xuất đi khi bị các nước phát hiện sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của hàng Việt Nam.
Ông Cẩn cũng đề nghị phải hết sức thận trọng với việc hàng Trung Quốc xuất xứ, dán nhãn mác Việt Nam để tiêu thụ tại khu vực nông thôn.
Tại buổi làm việc, ông Cẩn cũng thông tin sau khi lực lượng chức năng đánh mạnh vào hàng lậu tại cảng Hải Phòng, Sài Gòn thì các đối tượng buôn lậu đang tìm cách chui về Đà Nẵng.
“Đánh hai đầu thì hàng lậu sẽ vào Đà Nẵng. Khi đánh ở Hải Phòng và Sài Gòn thì buôn lậu ngà voi lại chui về Đà Nẵng và đã bị bắt như chúng ta đã biết” - ông Cẩn dẫn chứng.
Đụng vào nỗi đau, doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ có thức tỉnh vì câu nói của Bí thư Thăng?
Những cuộc đua nóng bỏng trên thị trường bán lẻ thời gian qua là tín hiệu tốt cho tiêu dùng. Nhưng đây có thể là tin xấu với doanh nghiệp trong nước nếu không nhanh chóng suy nghĩ lại câu nói của Tân Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng.
Cuối tuần trước, một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa gia dụng có chia sẻ về việc tự dưng bị cắt hợp đồng tại một hệ thống siêu thị lớn. Nhiều lần đề nghị gặp lãnh đạo nhà phân phối để nghe một lời giải thích chính đáng hơn, nhưng đều bị từ chối khéo, cho dù đã có quan hệ làm ăn đến cả chục năm.
Đơn hàng không quá lớn, nhưng không dưng mỗi tháng bị mất đi cả vài trăm triệu đồng trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt hiện nay, lãnh đạo doanh nghiệp này cũng không khỏi sốt ruột. Nói là gặp để cho có cớ, nhưng doanh nghiệp sản xuất này hiểu rằng việc bị cắt hợp đồng là do sau khi liên doanh với đối tác nước ngoài, một lượng lớn hàng ngoại được đưa vào siêu thị, nên buộc nhà bán lẻ phải giảm tỷ lệ hàng nội trên các kệ hàng.
Theo vị này tiết lộ, không ít doanh nghiệp sản xuất trong nước có hàng phân phối tại hệ thống các siêu thị hiện nay cũng đang bị cắt giảm sản lượng đơn hàng, khi nhà bán lẻ lấy lý do là… khó tiêu thụ. Con đường vào quầy kệtrước đây vốn đã rất gian nan, khi doanh nghiệp phải chi nhiều khoản tiền hoa hồng để được có được vị trí, chỗ đứng đẹp trên các quầy kệ.
Sản xuất được xem là cái gốc, nhưng xem ra phân phối, bán lẻ mới đang là lĩnh vực thu lời nhiều nhất cho các nhà đầu tư. Bằng chứng là, giữa lúc các doanh nghiệp sản xuất đang than vãn về chuyện khó tìm lối ra cho sản phẩm, thì cuộc chiến giành quyền quản lý hãng bán lẻ có thị phần lớn nhất nhì tại Việt Nam BigC lại ngày càng nóng bỏng.
Đối tác thâu tóm BigC đang dần lộ diện, không ai khác chính là Tập đoàn bán lẻ khổng lồ của Nhật Bản Aeon với cái giá khoảng 800 triệu USD. Cuộc chiến dù chưa ngã ngũ, nhưng cuộc chạy đua của hàng loạt các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài trong việc thâu tóm BigC, có thể cho thấy tiềm năng thị trường bán lẻ Việt Nam, quá hấp dẫn.
Trở lại cuộc gặp gỡ giữa Bí thư thành ủy TPHCM Đinh La Thăng và Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), điều khiến cho lãnh đạo doanh nghiệp bán lẻ lớn nhất nhì thành phố này tâm đắc nhất, chính là lưu ý của ông Thăng: “Phải giữ được thị trường bán lẻ, đây là định hướng. Không thể để cho thị trường bán lẻ rơi vào tay người nước ngoài quản lý”.
Không phải là người đi lên từ ngành bán lẻ, nhưng với kinh nghiệm quản lý nhiều năm, những gì mà ông Thăng nói lại rất “trúng” với thực trạng của ngành này. Hàng loạt các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang bị nhăm nhe bởi các tập đoàn nước ngoài, và không ít hãng nội đã phải chọn hình thức liên doanh, liên kết thông qua bán cổ phần để tồn tại trên một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Thế nhưng, lo ngại được vị tân Bí thư Thành ủy TPHCM đặt ra cho doanh nghiệp, lại là điều mà bất cứ nhà bán lẻ hay sản xuất nào, cũng phải đều suy ngẫm: “Nếu thị trường bán lẻ rơi vào người nước ngoài thì liệu sản xuất trong nước có phát triển được không? Hay khi đó thị trường chuyển theo hướng khác, tiêu thụ sản phẩm nước ngoài?”.
Nhìn lại câu chuyện của doanh nghiệp sản xuất kể trên, những lo lắng của Bí thư Thăng không phải là không có cơ sở. Thực tế từ chính hệ thống các siêu thị hiện nay, đặc biệt với những doanh nghiệp liên doanh với nhà bán lẻ nước ngoài, thì tỷ lệ hàng ngoại đang ngày càng lớn và lấn át hàng Việt.
Với một thị trường có quy mô lên tới gần 110 tỷ USD, rõ ràng thị trường bán lẻ trong nước đang trở thành miếng bánh hấp dẫn cho các nhà đầu tư ngoại. Sự phát triển sôi động của hệ thống các nhà bán lẻ trong cuộc chạy đua mở chuỗi đã cho thấy, tiềm năng thị trường đang rất mầu mỡ.
Thị phần bán lẻ hiện đại hiện đang chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ với 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, thì DN nước ngoài đã chiếm tới hơn 50%. Mục tiêu đến năm 2020 kênh bán lẻ hiện đại sẽ nâng tỷ lệ lên 45%, với khoảng 1200 – 1300 siêu thị, và trung tâm thương mại tăng lên 300 điểm, thì đây sẽ là cửa mở cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với hàng loạt các vụ liên doanh, thâu tóm được đẩy mạnh thời gian qua.
Và khi đó, đúng như Bí thư Thăng đã cảnh báo: “Thị trường trong nước sẽ rất khó khăn, sản xuất khó khăn. Cho nên nếu chúng ta không chủ động thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà”.
Liệu chính các nhà bán lẻ và sản xuất có thức tỉnh để suy ngẫm nhiều hơn về điều này?