Đồ "made in China" thực ra không rẻ như chúng ta tưởng
Masan, Co.op mart cũng tham gia đấu giá mua BigC Việt Nam
Tranh chấp nhãn hiệu Jet và Hero: Sumatra có thể kiện ra tòa quốc tế!
Nestle đầu tư 70 triệu USD xây nhà máy tại Việt Nam
Toshiba phủ nhận tin bán mảng sản xuất điều hòa, tủ lạnh cho Trung Quốc
Tin kinh tế đọc nhanh 17-03-2016
- Cập nhật : 17/03/2016
Apple sẽ đầu tư 1 tỉ USD vào Việt Nam
Theo một nguồn tin riêng của DĐDN, Apple đã đề xuất xây dựng một trung tâm cơ sở dữ liệu phục vụ khu vực Châu Á tại Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD. Hiện tại, Apple đang trong giai đoạn tìm kiếm địa điểm và hoàn tất các thủ tục đầu tư cần thiết, nguồn tin trên cho biết.
Nếu như dự án được triển khai, đây sẽ là dự án đầu tư đầu tiên của Apple vào Việt Nam, sau khi các đối thủ lớn khác như Samsung Electronics, LG Electronics và Microsoft đều đã thiết lập các dự án đầu tư tại đây khá lâu. Samsung Electronics thậm chí đã đầu tư tới hơn 10 tỷ USD để xây dựng các nhà máy sản xuất điện thoại và điện tử lớn nhất thế giới của tập đoàn này tại Thái Nguyên, Bắc Ninh và TP HCM. LG Electronics cũng đã hoàn thiện giai đoạn đầu của tổ hợp sản xuất 1,5 tỷ USD tại Hải Phòng, còn Microsoft từ năm 2014 cũng đã chuyển toàn bộ các dây chuyền sản xuất điện thoại thông minh từ 4 nhà máy ở Trung Quốc, Hungary và Mexico về nhà máy tại Bắc Ninh.
Tuy nhiên khác với các đối thủ khác, Apple không đầu tư vào lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam. Thay vào đó, toàn bộ 1 tỷ USD vốn đầu tư lần này dự kiến sẽ được dùng để xây dựng một trung tâm nghiên cứu và cơ sở dữ liệu phục vụ cho toàn bộ khu vực Châu Á.
Đầu tư vào các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) luôn là hướng đi được Apple chú trọng nhất nhằm duy trì vị thế đứng đầu của mình trên thị trường điện tử, cũng như phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới. Năm ngoái, hãng sản xuất điện thoại Iphone này đã chi tới hơn 8 tỷ USD cho hoạt động R&D trên toàn thế giới. Số tiền này tương đương với 3% tổng doanh thu của Apple trong năm tài chính 2015 kết thúc vào tháng 9/2015. Một tỷ lệ tương tự cũng được Apple dành cho các hoạt động R&D trong các năm 2013 và 2014.
Ngoài việc tập trung vào phát triển các mẫu điện thoại, máy tính và máy tính bảng mới, cùng với các nền tảng ứng dụng đi kèm, Apple cũng đang nỗ lực nghiên cứu và phát triển cho các mảng kinh doanh mới như đồng hồ thông minh hay TV. Và mới đây nhất có tin đồn rằng tập đoàn công nghệ này đang có một dự án nghiên cứu nhằm tham gia vào thị trường ô tô.
Hiện tại, Apple đã có các trung tâm R&D tại Anh, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ và Israel. Tập đoàn này cũng đang xây dựng một trung tâm R&D mới ở Nhật Bản và dự kiến đến tháng 6 tới sẽ mở một trung tâm R&D mới tại Ấn Độ.
Vẫn chưa thể biết được rằng dự án đầu tư của Apple tại Hà Nội đến lúc nào sẽ được triển khai và lĩnh vực nghiên cứu cụ thể mà Apple muốn tập trung ở Việt Nam. Nhưng với quy mô của dự án như vậy, có thể thấy được Apple đang đánh giá rất cao về tiềm năng nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.
Việc Apple đầu tư vào Việt Nam với quy mô lên đến 1 tỷ USD như vậy có thể coi là một lời khẳng định lại sức hấp dẫn của Việt Nam như là một trung tâm mới, không chỉ về sản xuất mà cả trong các hoạt động nghiên cứu phát triển, của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Và chắc chắn, dự án này sẽ tạo ra một hấp lực mới với nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác đang muốn đầu tư vào Việt Nam.
Trước Apple, Samsung Electronics, Hewlett-Parkard, Panasonic và Nissan Techno đều đã xây dựng những trung tâm R&D tại Việt Nam. Ngay vào thời điểm này, Samsung Electronics, đối thủ lớn nhất của Apple trên thị trường điện thoại, cũng đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để xây dựng một trung tâm R&D mới tại Hà Nội với số vốn đầu tư là 300 triệu USD. Trung tâm này sẽ thay thế cho trung tâm R&D của Samsung đang hoạt động tại tòa nhà PVI Tower, Hà Nội.
Bloomberg: Chứng khoán Việt Nam sẽ sớm quay lại thời đỉnh cao 2008
Từ đầu năm 2016 tới nay, sau khi chạm đáy trong phiên giao dịch ngày 21/1, TTCKVN đã hồi phục 11%. Các nhà phân tích trong một khảo sát của Bloomberg dự báo rằng VN-Index sẽ tiếp tục tăng thêm 11% để cán mốc 642 điểm khi kết thúc năm.
Giám đốc phân tích Barry Weisblatt của Công ty Chứng khoán Bản Việt cho rằng lĩnh vực tiêu dùng và sản xuất ngày càng mạnh mẽ sẽ là nền tảng tốt để thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp, qua đó giúp cho VN-Index có thể vươn tới mục tiêu 680 điểm.
Năm 2015, VN-Index đã tăng 6,1% - mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, trong khi chỉ số MSCI ALL của thị trường toàn cầu giảm 4,3%. Chỉ số VN- Index đã có năm tăng điểm thứ 4 liên tiếp – chuỗi tăng điểm dài nhất kể từ năm 2007.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng thêm 100,4 triệu USD cổ phiếu của các công ty Việt Nam trong năm 2015 – năm thứ 10 liên tiếp có dòng vốn ngoại đổ vào, trong khi tình trạng thoái vốn diễn ra tại hầu hết các thị trường khác ở châu Á.
Chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng năm 2016 là 6,7%, chỉ sau mục tiêu tăng trưởng của Ấn Độ. Đây chính là điều hấp dẫn những nhà đầu tư khi họ cần một nơi đầu tư an toàn sau những bất ổn của thị trường Trung Quốc.
Theo các chiến lược gia, các doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu dùng, công nghiệp, xây dựng và năng lượng sẽ là đầu tàu cho sự tăng trưởng này khi được dự báo tốc độ tăng trưởng lên tới 14% trong năm nay nhờ các hiệp định thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, giám đốc điều hành CTCK VNDirect Nguyễn Hoàng Giang nhận định rằng TTCKVN vẫn khá nhạy cảm với những nguy cơ bên ngoài như khả năng Mỹ tăng lãi suất hay việc Trung Quốc phá giá tiền tệ.
Giá tiêu đang “rơi” tự do
Giá tiêu trên thị trường đang giảm mạnh khiến người trồng tiêu Việt Nam gặp khó khăn. ảnh:V.N - Dân Việt
Khoảng thời gian trở lại đây, giá tiêu trên thị trường bắt đầu có những ngày "rơi tự do", từ mức gần 200.000 đồng/kg vào tháng 9.2015 xuống quanh mức 150.000 đồng/kg trong ngày cuối cùng của tháng 2 và hiện chỉ còn chưa đến 140.000 đồng/kg thời điểm này.
Theo các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu có hai nguyên nhân khiến giá hồ tiêu giảm. Thứ nhất, trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan chức năng của Việt Nam vừa chính thức công bố diện tích trồng hồ tiêu của Việt Nam chạm ngưỡng 100.000ha, cao gấp hai lần quy hoạch và cũng vượt xa con số mà Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo trước đây.
Thứ hai, Tây Ban Nha đã cảnh báo hạt tiêu đen của từ Việt Nam có hàm lượng chất diệt nấm Carbendazim vượt quá giới hạn. Tuy quốc gia này mới áp dụng biện pháp kiểm soát đặc biệt chứ chưa có tạm ngừng nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam, nhưng thông tin này lại là cái cớ cho các công ty thương mại thế giới viện dẫn để “ép giá” hồ tiêu Việt Nam.
Cá tra nguyên liệu bắt đầu sốt giá
Đúng như dự đoán, việc thiếu hụt sản lượng nghiêm trọng đã đẩy giá cá tra nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL đang tăng chóng mặt.
Nếu như đầu tuần trước, mặt bằng cá trong size xuất khẩu còn ở mức 20.500 đồng/kg thì đến ngày 15/3, giá cá được thị trường đẩy lên 21.500 đồng.
Những hợp đồng bắt cá đến đầu tháng 4 tới đây được giao dịch ở mức 22.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn chưa chịu ký với doanh nghiệp do lo ngại không đủ nguyên liệu cung cấp. Trong khi đó, thị trường cá giống cũng “nóng” không kém do nhu cầu tăng vọt. Giá cá giống tăng từ 20.000 đồng/kg lên 34.000 đồng.
Như vậy, chỉ trong vòng hai tuần đầu tháng 3/2016, cá tra nguyên liệu tại các tỉnh miền Tây tăng liên tiếp 3.000 đồng/kg, điều này giúp cho những người dân và doanh nghiệp còn cầm cự nuôi cá đến bây giờ trúng lớn.
Theo khảo sát, hàng loạt nhà máy cá tra đã gặp khó khăn do tình hình nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu đang hụt rất nhanh theo từng tháng.
Hiện nay, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh tiến độ thu mua cá của dân từ 700-800 gram nhằm đảm bảo công suất chế biến, điều này càng khiến nguyên liệu cạn nhanh hơn.
Ngoài ra, thị trường xuất khẩu cá tra đang hồi phục rất nhanh về sản lượng lẫn giá bán nên đã xảy ra tình trạng cung không đủ cầu, nhất là với các đơn hàng đi những thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc.
Các doanh nghiệp dự báo, đỉnh điểm trong đợt thiếu hụt nguyên liệu cá tra năm 2016 sẽ rơi vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 8, nghĩa là trùng vào mùa xuất khẩu cao nhất trong năm. Do đó, tới đây giá cá tra sẽ còn tiếp tục “nóng” ở cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.
Doanh nghiệp Việt hứng khởi … nửa vời?
Thực tế này được bà Nguyễn Thị Thu Trang – Phó trưởng ban Pháp chế (VCCI) đưa ra tại tọa đàm TPP – Cơ hội, thách thức và nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thực thi, diễn ra sáng 15/3.
Một khảo sát mới đây của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, có tới 70% doanh nghiệp (DN) được hỏi biết về TPP và số này đang tăng lên. “Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam ủng hộ TPP cũng cao, thậm chí còn cao hơn cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ các nước TPP hoặc ngoài TPP. Về tinh thần các DN đang rất lạc quan và hứng khởi với TPP” – bà Trang cho biết.
Nhưng điều khiến Phó trưởng ban Pháp chế lo ngại, là sự hứng khởi này sẽ qua đi rất nhanh nếu DN chỉ “hiểu lớt phớt về TPP, biết về TPP thông qua các phương tiện thông tin đại chúng”.
“Gần 70% DN biết về TPP nhưng 70% trong số đó lại chỉ biết sơ qua, chỉ nghe nói và nắm bắt thông tin qua báo chí. Mức độ ủng hộ TPP là rất lớn nhưng mới chỉ dừng lại ở độ hứng khởi, hơn là sẵn sàng. Như thế DN sẽ rất khó chớp được cơ hội từ TPP đem lại” – Phó trưởng ban Pháp chế VCCI tỏ ra lo lắng.
Bà Trang tiếp lời, “đang có xu hướng DN cho rằng, không cần chuẩn bị gì vì giống những FTA trước đây, DN không làm gì cũng sống. Nhưng TPP lại là FTA hoàn toàn khác, nếu không làm gì DN sẽ không thể tồn tại được”.
Nối tiếp suy nghĩ này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, thực chất sự ủng hộ của DN với TPP là sự hứng khởi, mà sự hứng khởi đúng là sẽ qua rất nhanh, trong khi những khó khăn nội tại của DN chưa được giải quyết. Bà Lan cũng đề cập đến những yếu tố nội tại của nền kinh tế trước ngưỡng cửa TPP, đặc biệt là vấn đề thể chế và sức cạnh tranh.
“Mười đồng lợi nhuận làm ra mà tới 4 đồng nộp thuế, rồi thêm phần dành cho chi phí bôi trơn thì lợi nhuận thực mà DN có được chẳng còn lại là bao nhiêu, tạo thành gánh nặng lớn cho DN” – vị chuyên gia này bày tỏ.
Từ góc độ DN, ông Trương Văn Cẩm – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam dẫn thực tế tréo ngoe mà DN dệt may gặp phải để thấy rằng chính sách đang cản trở DN ra sao. Một DN dệt may muốn nhập máy in về phục vụ cho sản xuất nhưng 6 tháng rồi vẫn chưa xong khâu thủ tục. Hỏi vướng ở đâu thì được biết theo quy định, chủ DN phải có trình độ từ Cao đẳng trở lên ở ngành in mới được phép nhập khẩu máy móc.
“Chính sách theo kiểu … trên trời như vậy hỏi sao DN có thể cạnh tranh được. Khi TPP mở ra thì DN nắm chắc phần thua nếu không có sự thay đổi rõ rệt về thể chế” – ông Cẩm buồn rầu.
Đi thẳng vào vấn đề, bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng, cần một sự cởi mở trong việc xây dựng chính sách của Nhà nước để chính sách minh bạch và chia sẻ hơn với DN và cần một sự thực tâm để phối hợp và hướng dẫn những khung khổ pháp luật cho DN biết để thực thi.