MoMo nhận đầu tư 28 triệu USD từ Standard Chartered và Goldman Sachs
Mỹ cấm khai thác dầu ở Đại Tây Dương
Sau bán lẻ, thực phẩm.. Người Thái bắt đầu dòm ngó BĐS Việt Nam
Chính phủ sẽ chỉ tập trung bảo lãnh cho các lĩnh vực không tạo ra lợi nhuận
Chính phủ Anh tìm ra giải pháp vừa giúp tăng ngân sách, lại bảo vệ sức khỏe cho người dân
Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-03-2016
- Cập nhật : 16/03/2016
Thống đốc ngân hàng trung ương Bangladesh từ chức sau “vụ trộm thế kỷ”
Thống đốc Ngân hàng trung ương Bangladesh Atiur Rahman quyết định từ chức để nhận trách nhiệm về vụ trộm” 81 triệu USD khỏi tài khoản dự trữ quốc gia của Bangladesh mở tại Mỹ. (Ảnh: daily-sun)
Quyết định từ chức của ông Rahman được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Bangladesh cho biết không được thông báo về vụ trộm trong suốt 1 tháng.
Thống đốc Ngân hàng trung ương Bangladesh Atiur Rahman hôm nay (15/3) tuyên bố từ chức sau khi ngân hàng này bị tội phạm công nghệ cao “trộm” 81 triệu USD khỏi tài khoản dự trữ quốc gia mở tại Mỹ.
Đây được xem là một trong những vụ cướp công nghệ cao lớn nhất trong lịch sử. Kẻ trộm đã đột nhập vào hệ thống máy tính của Ngân hàng trung ương Bangladesh và chuyển 81 triệu USD trong tài khoản của nước này tại Ngân hàng dự trữ liên bang New York đến các sòng bài ở Philippines trong hai ngày 4 và 5/2 vừa qua.
Theo thông tin mới nhất, chỉ có khoảng 20 triệu USD được thu hồi về cho Ngân hàng trung ương Bangladesh. Một Thượng nghị sỹ Philippines phụ trách giám sát vụ việc này cho biết, hơn 30 triệu USD trong số tiền bị trộm của Bangladesh đã bị chuyển thành tiền mặt và đưa cho những người Hoa ở Manila.
Hãng tin Reuters cho biết, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina đã chấp nhận đơn xin từ chức của ông Rahman. Quyết định từ chức của ông Rahman đưa ra vài ngày sau khi Bộ trưởng Tài chính Bangladesh cho biết, Thống đốc Ngân hàng trung ương đã không thông báo với ông về vụ trộm này trong suốt một tháng, cho đến khi thông tin đầu tiên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trước đó, Ngân hàng trung ương Bangladesh cho biết, kẻ trộm công nghệ cao định rút đến 951 triệu USD khỏi tài khoản của ngân hàng này ở Mỹ nhưng các giao dịch khác đã bị phong tỏa “nhờ” một lỗi chính tả trong lệnh chuyển khoản. Ngân hàng dự trữ liên bang New York hiện đang tiếp tục phối hợp với các quan chức Bangladesh để điều tra.
Vụ trộm này đã gióng hồi chuông cảnh báo các ngân hàng và doanh nghiệp trên toàn thế giới về sự nguy hiểm của tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực tài chính. Nhiều ngân hàng đã phải xem xét lại mạng lưới của họ để truy tìm những dấu hiệu của các vụ trộm công nghệ cao tương tự đã bị bỏ xót hoặc lấp những lỗ hổng trong hệ thống của họ
Nợ xấu "mắc kẹt" tại VAMC gấp đôi số nợ xấu trên sổ sách
Nợ xấu của 3 ngân hàng được mua 0 đồng chiếm 30,8% nợ xấu của hệ thống ngân hàng, nếu tính theo giá trị tuyệt đối con số này ước khoảng 36 nghìn tỷ đồng.
Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2015 chất lượng tín dụng có sự cải thiện, nợ quá hạn là 179.501 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 4,4% (năm 2014 là 5,3%). Nợ xấu là 119.660 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 2,9% (năm 2014 là 3,7%), giá trị tuyệt đối khoảng 120.000 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu của 3 ngân hàng được mua 0 đồng đóng góp 30,8% nợ xấu hệ thống tổ chức tín dụng.
Tuy nhi, con số này chưa tính đến 243.000 tỷ đồng nợ xấu đang "mắc kẹt" tại VAMC, gấp đôi số nợ xấu trên sổ sách được thống kê.
Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn cho rằng nợ bán cho VAMC các ngân hàng vẫn phải trích lập dự phòng rủi ro khiến gánh nặng tài chính thêm đè nặng. Chưa kể, chênh lệch lãi suất đầu vào-đầu ra không hề nhỏ, nên nếu trừ đi tất cả các khoản trích lập, chi phí... thì thực chất lợi nhuận của các ngân hàng là rất thấp. Nợ xấu tiếp tục là gánh nặng, nếu không có thêm cách giải quyết ngoài giải pháp hiện tại thì đây vẫn sẽ là điểm nghẽn lớn của hệ thống ngân hàng trong năm 2016.
Trước đó, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC cho biết đến 31/12/2015, VAMC đã mua được 107 nghìn tỷ đồng, giá trị trái phiếu 99.180 nghìn tỷ, vượt chỉ tiêu đề ra. Lũy kế từ năm 2013 đến hết năm 2015, tổng nợ xấu VAMC đã mua là 245 nghìn tỷ đồng dư nợ gốc với số trái phiếu phát hành là 207 nghìn tỷ góp phần đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%. Theo tôi được biết, ước tính tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2015 chỉ còn hơn 2,5%", đại diện VAMC phấn khởi chia sẻ.
Năm 2015, VAMC phát mại tài sản, thu hồi nợ đạt 17.780 nghìn tỷ. Từ tháng 10/2013 đến hết 2015, tổng số nợ thu hồi, xử lý đạt 22.780 nghìn tỷ đồng, đã xử lý được hơn 9% tính trên nợ gốc, còn tính trên trái phiếu đặc biệt đạt trên 10%.
Như vậy, nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ nợ xấu/tổng nợ của toàn hệ thống chỉ còn ở mức 2,9%, dưới hạn mức 3% mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra thì đây là một con số rất đẹp và an toàn nhưng kỳ thực phần lớn nợ xấu của hệ thống ngân hàng chưa được giải quyết, chỉ đẩy từ ngân hàng sang VAMC.
Theo Nguyên Thống đốc NHNN Lê Đức Thúy, đó là chưa kể cách đánh giá nợ xấu của Việt Nam chưa theo chuẩn mực thế giới. Nếu vậy, tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở con số 2,9%.
Chấm dứt đầu tư nhà máy xử lý rác thải trên 101 triệu USD
Dự trữ ngoại hối Việt Nam bằng 12 tuần nhập khẩu sẽ giúp tỷ giá ổn định
Theo BVSC, tỷ giá sẽ tạm thời ổn định quanh mức 22.300 VND/USD trong một vài tuần tới.
Trong báo cáo mới đây, CTCK Bảo Việt (BVSC) nhận định tỷ giá niêm yết tại các NHTM tuần qua có tiếp tục xu hướng giảm nhẹ của ba tuần trước đó, với mức trung bình trong năm phiên đạt 22.291,6 VND/USD. Diễn biến này cũng cùng chiều với nhịp giảm của tỷ giá trung tâm tuần qua.
"Chúng tôi duy trì quan điểm tỷ giá sẽ tạm thời ổn định quanh mức 22.300 VND/USD trong một vài tuần tới", báo cáo nhận định.
Theo BVSC, tỷ giá trong một vài tuần tới được dự báo tương đối ổn định, nhờ những điều kiện thuận lợi như:
Cán cân thương mại của Việt Nam xuất siêu khoảng 865 triệu USD trong hai tháng đầu năm đã giúp bổ sung nguồn cung ngoại tệ thực tế cũng như giảm bớt hiện tượng găm giữ, đầu cơ USD
BVSC dẫn chứng theo phát biểu của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Bằng tại cuộc hội thảo với các nhà đầu tư Hàn Quốc tại TP.HCM tuần vừa rồi: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện tương đương 12 tuần nhập khẩu. Theo BVSC, với nguồn dự trữ này sẽ giúp đảm bảo độ ổn định cho thị trường ngoại hối.
Con số này đã có sự cải thiện so với thời điểm cuối năm 2015, khi một báo cáo của bộ phận nghiên cứu toàn cầu HSBC (HSBC Global Research) phát hành vào ngày 3/12/2015 cho biết: “Dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy nguồn dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã giảm 6,7 tỷ đô la Mỹ trong quý III/2015, còn 30,3 tỷ đô la Mỹ vào cuối tháng 9 vừa qua, tương ứng với 2,1 tháng nhập khẩu”, có nghĩa là tương đương với 9 tuần nhập khẩu.
Trước đó, ngày 28/7/2015, trả lời trên TBKTSG, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình lần đầu tiên cho biết dự trữ ngoại hối đến cuối tháng 7/2015 đạt khoảng 40 tỷ đô la Mỹ, gồm tiền mặt, ngoại tệ, vàng.
Thái Lan chú trọng thị trường hàng công nghiệp tại Việt Nam
Ngày 14/3, Vụ trưởng Vụ Xúc tiến công nghiệp thuộc Bộ Công Nghiệp Thái Lan, ông Somchai Harnhiran cho biết nước này đã khởi động một chiến dịch mới nhằm xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp sang Việt Nam.
Ông Somchai cho hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Thái Lan đang được khuyến khích sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng sang thị trường Việt Nam - đối tác thương mại lớn thứ 4 của Thái Lan trong khu vực ASEAN.
Theo ông, Việt Nam được cho là đang tìm kiếm sự đa dạng về các kiểu mẫu và nhãn hàng cho các mặt hàng công nghiệp, trong đó có những mặt hàng của Thái Lan.
Quan chức Thái Lan nhấn mạnh Vụ Xúc tiến công nghiệp đã sẵn sàng hỗ trợ các nhà điều hành SME với những kế hoạch quảng bá, tiếp thị vềhàng hóa sang Việt Nam.
Thị trường Việt Nam đã nhập khẩu các loại hàng hóa của Thái Lan có trị giá 12 tỷ USD/năm, chủ yếu là đồ điện tử, vật liệu xây dựng, hóa mỹ phẩm, dệt may, sản phẩm da....
Theo các số liệu của Bộ Thương mại Thái Lan công bố cuối tháng 2 vừa qua, xuất khẩu của nước này giảm gần 9% trong tháng 1/2016, mức giảm mạnh nhất trong hơn 4 năm qua trong bối cảnh kinh tế Thái Lan tiếp tục “chật vật” phục hồi sau nhiều năm bất ổn chính trị.
Kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan trong tháng 1 giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 15,7 tỷ USD, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2011 và là tháng giảm thứ 14 liên tiếp.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 1 cũng giảm 12,37% xuống 15,5 tỷ USD.
Từng là một trong những nền kinh tế năng động và thành công nhất khu vực Đông Nam Á, Thái Lan hiện có nhịp độ tăng trưởng khá ảm đạm, chỉ đạt 2,8% trong năm 2015, chủ yếu do tình hình bất ổn chính trị và nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của nước này giảm sút.