tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-12-2015

  • Cập nhật : 17/12/2015

Hệ thống Big C Việt Nam sắp đổi chủ?

he thong big c viet nam sap doi chu?

Hệ thống Big C Việt Nam sắp đổi chủ?


Ngày 15/12, tập đoàn bán lẻ Pháp Casino Group – công ty mẹ của chuỗi siêu thị Big C Việt Nam – đã có thông cáo báo chí về kế hoạch “giảm gánh nợ tài chính” trong năm 2016.

Theo đó, tập đoàn này sẽ bán đi một số tài sản để giảm khoản nợ 2 tỷ Euro.

Thị trường Việt Nam được Casino xác định là thị trường không trọng yếu và tập đoàn này có kế hoạch bán đi các mảng hoạt động tại Việt Nam. Như vậy không loại trừ khả năng hệ thống Big C Việt Nam sẽ sớm đổi chủ trong thời gian tới.

Với 32 siêu thị đang hoạt động trên khắp cả nước, Big C đang là nhà bán lẻ hàng tiêu dùng số 2 tại Việt Nam, sau hệ thống Co.op Mart. Bên cạnh đó, Big C còn có 10 cửa hàng tiện lợi.

Theo tạp chí Retail Asia, doanh thu của hệ thống Big C đạt 546 triệu USD trong năm 2014, tăng 7% so với mức 511 triệu USD của năm 2014.

Thương hiệu Big C hiện đang hiện diện tại Việt Nam, Thái Lan và Lào. Theo kế hoạch, tập đoàn Casino vẫn giữ lại mảng kinh doanh tại Thái Lan. Doanh thu năm 2014 của Big C Thailand lên đến 3,4 tỷ USD.

Năm ngoái, tập đoàn bán lẻ Metro của Đức đã lên kế hoạch bán lại Metro Vietnam cho tập đoàn BJC của Thái Lan. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, hiện thương vụ có trị giá 655 triệu USD này vẫn chưa thể hoàn tất. Nếu được bán, giá trị của Big C Việt Nam nhiều khả năng cũng tương đương với Metro.

Tại Việt Nam, Casino thường liên doanh với một số đối tác sở hữu mặt bằng trong nước để thành lập pháp nhân cùng kinh doanh; mỗi pháp nhân này thường quản lý một số siêu thị.

Chẳng hạn Big C Thăng Long có 65% vốn của Casino và 35% vốn Thăng Long GTC; Big C An Lạc có 80% vốn của Casino và 20% vốn của Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI). Đây cũng là 2 trong số những công ty hoạt động có hiệu quả nhất trong hệ thống các công ty thành viên của Big C Việt Nam.

he thong big c viet nam sap doi chu?

Hệ thống Big C Việt Nam sắp đổi chủ?


Xoài Campuchia tấn công thị trường Việt

Trái đẹp, có thể ăn xanh, giá cả lại bình dân nên xoài Campuchia ngày càng được người tiêu dùng và doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng.

Khảo sát tại các cửa hàng, chợ TP HCM cho thấy xoài Campuchia được bày bán ở hầu hết các quầy hàng trái cây. Tại chợ Văn Thánh (Bình Thạnh) đa phần các tiểu thương đều cho biết, hai năm trở lại đây, xoài được họ nhập phần lớn có nguồn gốc Campuchia. Riêng xoài cát hay xoài miên thì chỉ nhập với số lượng nhỏ và bán và dịp Tết.“Xoài Việt Nam chủ yếu là xoài ăn chín, mẫu mã lại không bắt mắt, trong khi đó, xoài Campuchia trái đẹp, giá lại bình dân nên được nhiều tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Nếu xoài cát giá cả lên xuống thất thường 35.000–70.000 đồng một kg thì xoài keo Campuchia chỉ quanh mức 20.000-30.000 đồng, hay xoài Miên ăn chín như xoài cát giá cũng chỉ 30.000-40.000 đồng”, chị Hoa, tiểu thương tại chợ Văn Thánh cho biết.

mac du duoc trung bay o vi tri bat mat hon so voi xoai keo campuchia nhung xoai cat viet nam van ken khach. anh: thi ha.

Mặc dù được trung bày ở vị trí bắt mắt hơn so với xoài keo Campuchia nhưng xoài cát Việt Nam vẫn kén khách. Ảnh: Thi Hà.

Chị Thanh, tiểu thương tại chợ Thị Nghè cho biết mỗi ngày bán được 50 kg đến một tạ xoài keo. Trong khi đó, các loại xoài của Việt Nam chủ yếu chỉ đắt khách vào ngày rằm hoặc mùng Một vì khách mua về thờ cúng.

“Xoài keo Campuchia trái to, mùi vị thơm ngon, có thể ăn sống hoặc chín nên rất dễ tiêu thụ. Thông thường tôi mua qua thương lái với giá 15.000-20.000 đồng một kg và khi bán ra thị trường mỗi kg được lời 5.000 đồng. Do bán với số lượng nhiều nên thu lãi hơn hẳn hàng Việt”, chị Thanh nói.

Chị Thanh cũng cho biết, 2 năm nay, thay vì bán xoài cát, chị thay bằng xoài keo. Bởi, xoài cát chỉ ăn chín mới ngon nhưng nếu để chín rất dễ dập nên hư hao nhiều. Trong khi đó, xoài keo giá rẻ, lại để được lâu nên buôn bán thuận lợi hơn. Mặt khác, chị Thanh cho biết, xoài keo không chỉ được nhiều khách hàng tiêu dùng lẻ ưa chuộng mà các quán ăn, quán nhậu hay nhà hàng cũng tiêu thụ vì chúng còn dùng để chế biến món ăn.

Chia sẻ với VnExpress, anh Phát - một thương lái chuyên thu mua xoài ở cửa khẩu Tịnh Biên cho biết, thông thường xoài keo Campuchia có vụ chính vào tháng 10-11 nhưng thời gian gần đây, nông dân nước này đã cải thiện và chăm sóc để cây ra hoa 2 vụ trong năm nên số lượng khá dồi dào. Thổ nhưỡng của Campuchia phù hợp với xoài keo nên sản phẩm của nước này chất lượng tốt, mẫu mã đẹp hơn so với xoài cùng loại của Việt Nam. Ngoài ra, còn khá nhiều sản phẩm xoài xuất khẩu của Campuchia có chất lượng khá tốt được thị trường Việt đón nhận nhưng vì hàng không nhiều nên người tiêu dùng ít biết đến.

“Campuchia có tới 3 - 4 cấp độ sản phẩm cho nhu cầu của từng thương lái. Riêng hàng xuất khẩu giá dao động 35.000 - 40.000 đồng một kg. Còn loại 2, 3 chỉ 10.000-20.000 đồng một kg. Ngoài sản phẩm xoài keo chiếm số lượng lớn tại Việt Nam thì xoài cát, xoài Miên cũng bán đầy thị trường”, anh Phát cho biết.

Anh Phát cũng cho hay nhập khoảng 5-7 tấn mỗi ngày qua cửa khẩu Tịnh Biên, với những ngày thấp điểm  khoảng 2-3 tấn. Trung bình, sản lượng xoài từ Campuchia qua Việt Nam 30 – 40 tấn một ngày, được phân phối ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, miền Tây và TP HCM là nơi tiêu thụ lớn nhất.

Theo anh Phát, sở dĩ xoài Campuchia được ưa chuộng vì chúng có vị chua chua, ngọt thanh, mẫu mã bắt mắt, lượng hàng ổn định. Ngược lại, xoài Việt, giá và lượng hàng bấp bênh. Đặc biệt, thời gian gần đây, xoài Việt Nam chăm sóc kém, cứ thu hoạch được 3-4 năm là ra trái chất lượng không ổn định, thân cây hay bị bệnh sâu thân nên sản lượng thấp.

Cũng thừa nhận xoài Việt đang bị sức ép từ xoài Campuchia, ông Nguyễn Thành Nhơn, Chủ nhiệm hợp tác xã Hòa Lộc cho biết, hiện lượng xoài cung ứng cho thị trường không đủ mà giá lại cao 60.000–70.000 đồng một kg nên các thương lái nhập ồ ạt mua hàng Campuchia về bán.

“Vụ mùa năm nay, toàn xã dự kiến thu hoạch 500-600 tấn, tuy nhiên, số lượng này có thể sẽ không đủ cung ứng cho thị trường vào dịp Tết”, ông Nhơn nói.

Là một doanh nghiệp chuyên xuất xoài sang thị trường Australia, Mỹ, Algeria, giám đốc công ty xuất khẩu trái cây tại Long An cũng cho biết, mỗi tháng, công ty ông xuất khẩu 5 container xoài, trong đó, xoài keo chiếm đa số.

“Xoài keo được chúng tôi thu mua lại của các thương lái ở cửa khẩu Tịnh Biên. Số khác là của nông dân Việt trồng tại Campuchia. Vì quốc gia này có thổ nhưỡng rất tốt cho cây xoài nên nhiều người Việt qua đây làm giàu bằng việc trồng xoài. Mỗi năm họ thu hàng trăm triệu đồng từ nông sản này. Vì là sản phẩm được nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng nên tới nay có khoảng gần chục công ty nhập xoài Campuchia về Việt Nam chế biến và xuất khẩu đi các nước khác”, Giám đốc công ty trên cho biết.

Ông cũng cho biết thêm, mới đây, một đối tác của ông tại Hàn Quốc cũng đã ký thỏa thuận hợp tác nhập khẩu xoài keo Campuchia về kinh doanh. Bước đầu họ sẽ nhờ Việt Nam gia công và xuất sang thị trường Hàn Quốc với số lượng lên tới hàng trăm tấn.

Theo công bố của Bộ Nông nghiệp Campuchia, cả nước này có 65.000ha trồng xoài, sản lượng mỗi năm đạt 2,6 triệu tấn. Các thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Pháp, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Trong đó, Việt Nam và Thái Lan là hai thị trường có lượng hàng xuất lớn nhất. Mới đây, Bộ Nông nghiệp nước này có ký một biên bản ghi nhớ với Hàn Quốc, mở rộng thị trường xuất khẩu xoài sang Campuchia. Nếu Campuchia đạt được tiêu chuẩn về chất lượng thì xoài nước ngày sẽ sớm được xuất sang Hàn Quốc.


Hai công ty vàng đòi bán 60 tấn hóa chất cyanua giả nhập từ Trung Quốc

Đến nay, Cty TNHH vàng Phước Sơn và Cty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu (thuộc tập đoàn Besra VN) vẫn chây ì, chưa tiêu hủy 60 tấn cyanua giả nhập về từ Trung Quốc, thay vào đó lại xin được bán lại số hàng trên cho đối tác.

Như chúng tôi đã nhiều lần thông tin, năm 2011, hai Cty vàng nhập về 60 tấn hóa chất cyanua (hóa chất độc dùng để tuyển vàng) từ Trung Quốc, nhưng khi đưa vào sử dụng thì phát hiện là hóa chất giả.

Sở Công Thương cùng các cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu thử nghiệm và đưa đi giám định độc lập, kết quả 2 lô hàng trên đều không có cyanua, nhưng có 4 chất nằm trong danh mục thành phần vô cơ nguy hại là crom, coban, chì, selen.

Sở Công Thương đã yêu cầu hai Cty vàng lấy mẫu giám định lại 4 thành phần trên có vượt ngưỡng chất thải nguy hại hay không, nếu vượt thì xử lý theo chất thải nguy hại, còn không vượt thì xử lý theo chất thải thông thường. Tuy nhiên, chỉ có Cty vàng Bồng Miêu lấy mẫu giám định lại lô hàng, kết quả không vượt ngưỡng chất chất thải nguy hại. Còn Cty vàng Phước Sơn vẫn chây ì.

Sau đó, hai Cty có văn bản đề nghị UBND tỉnh cho phép tìm đối tác để nhượng lại số hành trên. Nhưng UBND tỉnh không chấp nhận, và tiếp tục yêu cầu phả giám định lại 4 thành phần nguy hại của lô hàng 40 tấn tại Cty vàng Phước Sơn để tiến hành xử lý tiêu hủy.


Vinatex đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng xây chuỗi cung ứng dệt may

Sau thành công của Nhà máy Sợi Hồng Lĩnh, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) tiếp tục mở rộng xây dựng chuỗi cung ứng các sản phẩm dệt may bằng việc “rót” gần 1.000 tỷ đồng cho một loạt nhà máy tại Hà Tĩnh.

Với 4 nhà máy và 2 công trình phụ trợ, mục tiêu của toàn dự án là tạo một chuỗi liên kết cung ứng các sản phẩm dệt may để phục vụ trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Với tổng diện tích quy hoạch 19ha thuộc cụm công nghiệp Nam Hồng (phường Đậu Liêu - thị xã Hồng Lĩnh) sẽ được xây dựng và đi vào hoạt động từ nay đến tháng 8/2018.

Nhà máy May Hồng Lĩnh 1 được đầu tư 110 tỷ đồng, khởi công tháng 2/2016; Nhà máy May Hồng Lĩnh 2 được đầu tư 80 tỷ đồng, khởi công đầu năm 2017; Nhà máy Dệt khăn Hồng Lĩnh được đầu tư 314 tỷ đồng, khởi công cuối năm 2017 có công suất 1.500 tấn/năm; Nhà máy Dệt nhuộm và Dệt kim Hồng Lĩnh được đầu tư 410 tỷ đồng có công suất 1.400 tấn/năm.

Ngoài ra, hai dự án phụ trợ là trung tâm xử lý nước thải và trạm bơm nước cấp cho toàn khu vực với công suất 4.000m3/ ngày được song song triển khai sớm nhằm phục vụ những điều kiện cần thiết để các dự án đi vào hoạt động.


Nhà nước nắm 20% vốn điều lệ tại TCTy Thiết bị Y tế Việt Nam - CTCP

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Phương án cổ phần hoá Công ty mẹ - Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam theo hình thức bán bớt một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.

Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam - CTCP có vốn điều lệ 88 tỷ đồng. Tổng số cổ phần là 8,8 triệu cổ phần, mệnh giá một cổ phần là 10.000 đồng.

Trong đó, Nhà nước nắm giữ 1.760.000 cổ phần, chiếm 20% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp 17.200 cổ phần, chiếm 0,2% vốn điều lệ; 3,5 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 39,77% vốn điều lệ; 3.522.800 cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư, chiếm 40,03% vốn điều lệ.

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, căn cứ quy định hiện hành và tình hình thực tế của doanh nghiệp, quyết định và chịu trách nhiệm về mức giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu. Chỉ đạo Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam tổ chức, triển khai bán cổ phần ra công chúng.

Việc bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi có đủ điều kiện, thực hiện niêm yết cổ phiếu của Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam - CTCP trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật hiện hành. Việc bán cổ phần lần đầu ra công chúng được thực hiện theo phương thức bán đấu giá tại Sở giao dịch chứng khoán.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam - CTCP là Bộ Y tế.

Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định tiêu chí, phương thức bán và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược bảo đảm đúng theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và quy định pháp luật liên quan.

Về phương án sắp xếp lao động, tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 15 người; tổng số lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần 14 người; số lao động nghỉ việc sau thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 1 người.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-12-2015

    Báo cáo Beige Book: Kinh tế Trung Quốc "suy yếu trên mọi mặt trận"
    100 tỉ USD bốc hơi cùng 90% giá trị hãng dầu thô lớn thứ năm thế giới
    Sản lượng khí tiêu thụ của PV GAS cao nhất trong 25 năm
    Châu Á có thể rơi vào tình trạng căng thẳng tín dụng sau khi Fed nâng lãi suất
    Tòa án Pháp ra lệnh triệu tập Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-12-2015

    Suýt mất 63 container gạo vì... nhẹ dạ
    Rau câu, đậu phộng da cá… sang Mỹ
    Nhiều doanh nghiệp Việt đang lơ mơ phòng vệ thương mại
    Xuất khẩu gạo Japonica Nhật bất ngờ tăng mạnh
    Big C Việt Nam sẽ được bán với giá hơn 800 triệu USD?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-12-2015

    Casino Group muốn bán Big C VN
    Dệt may khó đạt mục tiêu xuất khẩu năm
    Quản lý thị trường nộp ngân sách 400.000 đồng/vụ vi phạm
    Việt Nam buộc khai thác thêm dầu vì giá giảm?
    Tháng 12 sẽ có kết luận về vụ phân bón của Công ty Thuận Phong

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-12-2015

    Phó thống đốc: Tỷ giá kịch trần do chờ đợi quyết định của FED
    TP HCM sắp có căn hộ 'siêu nhỏ' cho thuê giá rẻ
    Thị trường châu Á sôi động sau quyết định lịch sử của FED
    Chứng khoán VN tiếp tục đà hồi phục
    Samco sản xuất 300 xe buýt chạy khí nén

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-12-2015

    Giá xăng dầu có thể giảm mạnh ngày mai
    Tập đoàn Malaysia đầu tư dự án nhiệt điện công suất lớn nhất Việt Nam
    Nợ thuế sẽ không được xếp ưu tiên thông quan
    Nga tin giá dầu mất 7 năm để phục hồi
    XK gạo có thể đạt trên 6,5 triệu tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-12-2015

    WB tài trợ 415 triệu USD nâng cao an toàn đập ở Việt Nam
    Hãng đồ hiệu Italy điêu đứng vì kinh tế Trung Quốc
    Sacombank chính thức có ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Lào
    Số tỷ phú nữ trên thế giới tăng gần 7 lần trong vòng hai thập niên
    Du khách Việt Nam tiêu hơn 6.000 tỷ đồng tại Nhật trong 9 tháng đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-12-2015

    Vì sao nhà đầu tư Hàn Quốc “ồ ạt” đến Việt Nam?
    VEC tiếp tục hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa
    Vì sao nhiều tập đoàn đa quốc gia lại thoát án chuyển giá trốn thuế?
    Sẽ yêu cầu Mỹ điều chỉnh nếu quy định về cá tra không đúng chuẩn
    Xuất khẩu cua ghẹ sang các thị trường chính đều giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh  tối 16-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-12-2015

    Việt Nam tiếp tục xuất siêu gần 300 triệu USD trong tháng 11
    Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
    DN vận tải mất thêm 1.000 tỷ đồng trong 3 tháng sửa đường 5 cũ
    Bỉ tiếp tục mở rộng đầu tư khu công nghiệp Đình Vũ thêm 650 ha
    Sẽ có trung tâm trung tâm logistics hạng II tại Cần Thơ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-12-2015

    Sắp xử “đại án” ở Agribank gây thiệt hại 2.755 tỉ đồng
    Totalgaz mua lại hoạt động khí hóa lỏng của Petronas Việt Nam
    Samsung vừa bồi thường, vừa kháng cáo đòi lại tiền từ Apple
    Các nhà kinh tế tin rằng Fed sắp tăng lãi suất
    Ngành ngân hàng sắp có những Uber và Airbnb?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-12-2015

    Nhật Bản-Trung Quốc-Hàn Quốc bắt đầu vòng đàm phán FTA 3 bên
    Thời gian cho vay nhà ở xã hội tối đa 20 năm
    Đánh thuế mạnh, hàng loạt “ông lớn” bị ảnh hưởng
    Nhân dân tệ có chuỗi mất giá dài nhất nửa năm
    Tranh chấp tại Trung Nguyên: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo lên tiếng về mâu thuẫn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ