tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 09-06-2017

  • Cập nhật : 09/06/2017

Liên Hiệp Quốc: Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn thứ 2 sau Mỹ

Hôm thứ 5 (7/6), Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết hoạt động M&A tích cực của Trung Quốc đã giúp nước này leo lên vị trí thứ 2 về đầu tư nước ngoài vào năm 2016.

Theo số liệu của Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc tăng 44% lên mức kỷ lục 183 tỷ USD, chỉ sau mức 299 tỷ USD của Mỹ. Năm 2015, cường quốc châu Á này đứng ở vị trí thứ 5 vào và đây là lần đầu tiên lên đến vị trí thứ 2.

Sự bùng nổ này phản ánh “khẩu vị” của Trung Quốc về các vụ M&A toàn cầu, theo UNCTAD tại Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2017. Chỉ riêng tập đoàn bảo hiểm Anbang đã mua 6 tỷ USD tài sản ở nước ngoài vào năm 2016. Năm ngoái cũng chứng kiến công ty Hóa chất Quốc gia Trung Quốc mua lại Syngenta, một công ty hóa học khổng lồ của Thụy Sĩ. Ngoài ra, các cá nhân giàu có cũng tích cực mua tài sản bất động sản tại các nước phát triển như Úc, Anh và Mỹ, UNCTAD nhấn mạnh.

tru so chinh cua tap doan bao hiem anbang o bac kinh, trung quoc (nguon: reuters)

Trụ sở chính của tập đoàn bảo hiểm Anbang ở Bắc Kinh, Trung Quốc (Nguồn: Reuters)

Tuy nhiên, dòng tiền chảy ra từ Trung Quốc có thể sẽ chậm lại trong năm nay, khi Bắc Kinh bắt đầu chặn đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là những thương vụ mua lại. Thay vào đó, chính phủ sẽ đẩy mạnh chương trình “Một vành đai, một con đường” - một sáng kiến được thiết kế nhằm lồng ghép các thị trường nước ngoài với Trung Quốc thông qua các mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông được cải thiện.

Theo UNCTAD, một số quốc gia dọc theo tuyến đường được Bắc Kinh coi là hành lang kinh tế đã bắt đầu thu hút một khoản đầu tư đáng kể từ Trung Quốc. Chẳng hạn, Pakistan chứng kiến mức tăng 56% trong đầu tư vào năm 2016.

Trong khi đó, Trung Quốc thu hút 134 tỷ USD đầu tư từ nước ngoài vào năm 2016, giảm 1,4%. Đây là nước nhận đầu tư lớn thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Anh. Trong khu vực Đông Nam Á, tình hình có vẻ ảm đạm hơn với đầu tư nước ngoài tăng 60% ở Philippines nhưng giảm 84% ở Indonesia, 73% ở Thái Lan, 38% ở Hồng Kông và 13% ở Singapore. Nhìn chung, đầu tư vào khu vực này giảm 20%. (NDH)
----------------------------

Việt Nam xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên sang Nhật Bản vào tháng Tám

Việt Nam sẽ chính thức xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên sang thị trường Nhật Bản vào tháng Tám này. Dự kiến, số lượng xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên này khoảng 300-400 tấn. Sản phẩm xuất khẩu là thịt gà đã qua chế biến nhiệt của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Koyu & Unitek-doanh nghiệp tiên phong xuất khẩu thịt gà chính ngạch của Việt Nam.

Thông tin này vừa được ông Nguyễn Văn Quyền, Trưởng ban đề án xuất khẩu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Koyu & Unitek cho biết tại Hội nghị hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng nay (7/6), tại Hà Nội.

dong goi san pham thit ga cung cap ra thi truong. (anh: an hieu/ttxvn)

Đóng gói sản phẩm thịt gà cung cấp ra thị trường. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)

Ông Quyền cũng cho biết, việc xuất khẩu sản phẩm thịt gà vào thị trường khó tính như Nhật Bản cần hoàn thiện nhiều khâu thủ tục vì đòi hỏi của phía Nhật Bản rất cao về chất lượng và quy trình kiểm soát chặt chẽ.

“Chúng tôi đã thực hiện đề xuất và đàm phán từ hoàn thiện các khâu thủ tục để xuất khẩu sang Nhật Bản trong vòng gần hai năm đến nay mới chính thức xuất khẩu được lô hàng đầu tiên. Bởi sau khi đàm phán nếu được phía Nhật đồng ý thì các tổ chức ở quốc gia này sẽ tiến hành kiểm tra điều kiện và phát triển chăn nuôi, sau đó doanh nghiệp mới cam kết với đơn vị nhập khẩu của Nhật,” ông Nguyễn Văn Quyền cho hay.

Ông Hoàng Thanh Vân, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng cho biết, hiện nay hầu hết các nước nhập khẩu đều có quy chuẩn riêng của mình. Do đó,​doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được những quy chuẩn kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn vùng nuôi của nước nhập khẩu.

Cũng theo ôngVân, từ trước đến nay, Việt Nam mới chỉ sản xuất và tiêu thụ thịt gà ở trong nước, chưa có sản phẩm thịt xuất khẩu.

“Hiện nay, mới có hai công ty đăng ký xuất khẩu sản phẩm thịt gà đã qua chế biến nhiệt sang Nhật Bản (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Koyu & Unitek đăng ký năm 2016 và Công ty Trách nhiệm hữu hạn CP Việt Nam đăng ký vào cuối tháng 5/2017),” ôngHoàng Thanh Vân cho biết.

Phát biểu tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Phạm Văn Đông cũng cho rằng, hầu hết các cơ sở giết mổ gia cầm đều không có hệ thống cấp đông, bảo quản lạnh, không có chuỗi sản xuất thịt bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm đến sản phẩm xuất khẩu.

Hiện nay mới chỉ có Công ty trách nhiệm hữu hạn Koyu & Unitek đã đầu tư hoàn thiện chuỗi sản xuất khép kín từ khâu chế biến thức ăn chăn nuôi đến sản phẩm thịt gà chế biến xuất khẩu.

cac dai bieu tham gia dong gop y kien ve viec xuc tien xuat khau san pham chan nuoi tai hoi nghi. (anh: thanh tam/vietnam+)

Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến về việc xúc tiến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Tâm/Vietnam+)

“Trong khi đó, tất cả các nước có nhu cầu nhập khẩu đều yêu cầu phải có chuỗi sản xuất khép kín đến sản phẩm cuối cùng, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để xuất khẩu,” Cục trưởng Phạm Văn Đông chỉ rõ.

Về giải pháp trước mắt, ông Đông đề nghị các doanh nghiệp có nguồn lực tổ chức xây dựng đề án sản xuất thịt gà theo chuỗi khép kín. Doanh nghiệp cần thực hiện khép kín từ khâu sản xuất thức ăn, con giống, nuôi thương phẩm, hệ thống dây chuyền giết mổ, hệ thống bảo quản mát, hệ thống cấp đông, hệ thống kho bảo quản, chế biến bảo đảm an toàn dịch bệnh (cúm gia cầm, Newcastle…), an toàn thực phẩm (không có vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm như vi khuẩn Salmonella, E.Coli,…; không có tồn dư các hóa chất như kháng sinh, hóc môn, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng) theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Về giải pháp lâu dài, Cục Thú y đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh/thành phố kiến nghị ​Chính phủ tập trung đầu tư kinh phí cho việc quy hoạch vùng chăn nuôi lợn và gia cầm, tăng cường đầu tư năng lực cho ngành thú y (ở trung ương và địa phương)​ đồng thời cấp đầy đủ kinh phí để thực hiện các chương trình quốc gia về phòng chống dịch bệnh.

"Có như vậy, chúng ta mới có thể xây dựng được các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi sang các nước theo đúng quy định của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE)," ông Đông nhấn mạnh.(Vietnam+)
----------------------------

Tháng 6, Hòa Phát ước xuất khẩu thép xây dựng cao kỷ lục đạt 20.000 tấn

Trong tháng 5/2017, thép xây dựng Hòa Phát đạt sản lượng gần 178.000 tấn, tăng gần 10% so với tháng trước và cao hơn 33% so với cùng kỳ 2016.

Lũy kế 5 tháng đầu năm, thép Hòa Phát đã cho ra thị trường 845.400 tấn, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường dân dụng, rút dây tiêu thụ tốt đã giúp cho thép Hòa Phát tiếp tục giữ sản lượng bán ra ở mức cao.

Riêng với thép cuộn rút dây tiêu thụ trên 20.000 tấn. Điều đáng lưu ý là thép cuộn rút dây Hòa Phát có giá bán cao hơn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc một chút nhưng thị trường vẫn chấp nhận.

Ngoài ra, thép Hòa Phát vẫn đều đặn xuất khẩu chủ yếu là thép cuộn. Từ đầu năm 2017 đến nay, Hòa Phát đã xuất khẩu khoảng 66.000 tấn thép xây dựng, thép cuộn chất lượng cao sang các thị trường Mỹ, Úc, Malaysia, Singapore, Campuchia, Lào và 27.000 tấn phôi đi Philippines.

Dự kiến trong tháng 6, Hòa Phát sẽ xuất khẩu một số lô thép xây dựng với tổng khối lượng khoảng 20.000 tấn. Đây là con số xuất khẩu cao nhất/tháng của thép Hòa Phát từ đầu năm đến nay.

Năm 2017, mục tiêu của Hòa Phát là cán mốc sản lượng 2 triệu tấn. Với tình hình hiện tại, Tập đoàn tin tưởng sẽ hoàn thành vượt mức chỉ tiêu này.(NDH)
-----------------------------

FPT giành dự án 'khủng long' tại Nhật

 Lần đầu tiên trong lịch sử, FPT Japan sẽ đảm nhận vai trò như một công ty SI (Systems Integrator - tích hợp hệ thống), thực hiện tư vấn và giải quyết bài toán công nghệ cho người dùng cuối (end user).

Sau hơn 2 tháng tiếp cận, FPT Japan đã mang về dự án lớn có giá trị lên tới hàng chục triệu USD, kéo dài trong vòng 3 năm với số CBNV làm việc lúc cao điểm là khoảng 60-80 onsite và 600 đến 800 người offshore. Khách hàng của đơn vị là công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán, chuyên làm các gói giải pháp ERP cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại xứ mặt trời mọc.

"Khách hàng đang tích cực triển khai các hướng kinh doanh Fintech (kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ) tại Việt Nam và thị trường Đông Nam Á. Ngoài các vendor tại Nhật, họ cần thêm đối tác Việt Nam để hợp tác, và FPT đã được lựa chọn", Giám đốc dự án Lê Téc Nen chia sẻ.

Tham gia dự án này, FPT sẽ xây dựng hoàn thiện hệ thống ERP để triển khai cho hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản. Đây là cơ hội để FPT chứng minh năng lực ở các công đoạn đòi hỏi yêu cầu cao trong dự án phần mềm cũng như áp dụng các công nghệ tiên tiến khi xây dựng kiến trúc hệ thống.

Giai đoạn 1 của dự án sẽ kéo dài trong 4 tháng, từ tháng 6 tới tháng 9/2017, bao gồm các công đoạn dịch tài liệu, tìm hiểu yêu cầu, điều tra hệ thống; phát triển kiến trúc, framework, API, Utility cho dự án, đồng thời đánh giá hệ thống và đưa ra kế hoạch phát triển tổng thể.

Giai đoạn chính thức bắt đầu từ tháng 10/2017 chia làm 2 phần. Ở phần 1 dự kiến đến tháng 9/2018, FPT sẽ hoàn thành toàn bộ phần xử lý chung (common Sub System) và phân hệ quan trọng nhất của hệ thống kế toán tài chính (chiếm hơn ½ tổng khối lượng công việc của toàn hệ thống). Công ty sẽ tiến hành các công đoạn thiết kế chi tiết (internal Design), triển khai ứng dụng (implementation), kiểm tra mức đơn vị (UT) và kiểm tra tiền tích hợp, tập trung vào test chức năng phần FPT làm (Pre-IT). Dựa theo kết quả PreIT, khách sẽ tiếp tục giao hợp đồng cho FPT dạng Time and Material Contract. Việc hỗ trợ khách hàng cho đến lúc Go-live sản phẩm lần 1 của hệ thống diễn ra tháng 3/2019.

Ở phần 2 của giai đoạn chính thức, dự kiến công đoạn FPT đảm nhiệm sẽ hoàn thành vào tháng 9/2019 cho 3 phân hệ còn lại, gồm: quản lý nhân sự tiền lương, quản lý tài sản, quản lý bán hàng và hỗ trợ khách hàng Go-Live hệ thống vào tháng 3/2020.

Theo anh Nen, thách thức lớn nhất của FPT trong dự án này là đầu bài của khách hàng đưa ra chưa có đủ "input" (đầu vào). Bài toán của khách muốn xây lại hệ thống mới, hệ thống cũ chạy trên ngôn ngữ delphi mà không đưa ra được mã nguồn (source code). Họ muốn viết lại yêu cầu và FPT làm đề xuất. Hiện các input khá mù mờ, mới có các chức năng chính (function list), FPT phải sử dụng bản hưởng dẫn người dùng cũ để hình dung ra độ phức tạp của màn hình.

Lần đầu ở vị trí “tổng thầu”, FPT Japan sẽ hoàn thiện sản phẩm từ A-Z. Trong đó, về nghiệp vụ ERP, dù đã có đội triển khai hỗ trợ ở offshore nhưng bài toán không chỉ dừng lại ở từng phần việc mà là xây dựng tổng thể. Với quy môn gần 1.000 người làm trong một năm, đơn vị phải chủ động đưa ra hướng đi, giải quyết được kỳ vọng của khách hàng.

Giải bài toán này, FPT Software đã phải huy động nguồn lực từ các Đơn vị phần mềm (FSU) khác nhau công với sự hỗ trợ từ CLI (nhóm phát triển Cloud) để vừa đưa báo giá khớp, vừa phải kết nối nguồn lực, đảm bảo tiến độ công việc đúng thời gian.

Trở về

Bài cùng chuyên mục