tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 28-07-2017

  • Cập nhật : 28/07/2017

Philippines hứa tham vấn ASEAN khi thăm dò dầu khí với Trung Quốc ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao Philippines vừa tuyên bố nước này sẽ tham vấn với các thành viên ASEAN khác về mọi hoạt động thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc ở Biển Đông.

may bay nem bom trung quoc tuan tra bai can scarborough tranh chap voi philippines khong quan trung quoc

Máy bay ném bom Trung Quốc tuần tra bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines KHÔNG QUÂN TRUNG QUỐC

Ngoại trưởng Philippines Alan Cayetano ngày 26.7 nhấn mạnh khả năng thăm dò chung nói trên “sẽ không phải là hành động đơn phương từ Philippines” vì Tổng thống Rodrigo Duterte muốn có hòa bình và ổn định ở khu vực, theo tờ The Straits Times.

“Sẽ có tham vấn với cả khối ASEAN vì chúng tôi muốn giữ ổn định ở khu vực”, ông Cayetano khẳng định, đồng thời cho biết thêm Manila và Bắc Kinh vẫn đang bàn về các nguyên tắc và khuôn khổ của một thỏa thuận thăm dò dầu khí chung trong vùng tranh chấp ở Biển Đông.

Hôm 24.7, Tổng thống Duterte tuyên bố Philippines và Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt động thăm dò dầu khí chung ở Biển Đông và hai bên đã sẵn sàng bắt đầu việc này, nhưng chưa ấn định ngày cụ thể.

Sau đó, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định ủng hộ hoạt động này và cảnh báo bất kỳ bên nào có hành động đơn phương trong vùng tranh chấp ở Biển Đông “có thể dẫn đến căng thẳng”. Hồi tháng 5, Tổng thống Duterte tiết lộ rằng trong cuộc họp kín ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cảnh báo sẽ có chiến tranh nếu Manila tiến hành hoạt động thăm dò ở vùng tranh chấp. (Thanhnien)
------------------------

Ân xá cho trốn thuế, Indonesia đưa về được 360 tỉ USD

Chính quyền Indonesia tin rằng nhiều người dân giàu có của nước này đang giấu hàng chục tỉ USD ở nước ngoài và đang bắt tay truy lùng số tiền này.

nong dan indonesia dung may thu hoach la che gan khu vuc nui kerinci ngay 25-7 - anh: reuters

Nông dân Indonesia dùng máy thu hoạch lá chè gần khu vực núi Kerinci ngày 25-7 - Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Bloomberg, các đảng phái chính trị ở Indonesia đã nhất trí trình lên Quốc hội dự luật chống trốn thuế, qua đó trao quyền cho chính phủ tiếp cận dữ liệu tài chính của công dân Indonesia nắm giữ bởi các quốc gia khác.

Hiện tại, Indonesia đang áp dụng một quy định khẩn cấp về chống trốn thuế thay cho luật, gọi là Perpu. 

Chính quyền Jakarta muốn biến quy định này thành luật chính thức tại phiên thảo luận toàn thể của Quốc hội diễn ra hôm nay (27-7).

Theo nghị sĩ Johnny G. Plate, luật mới sẽ giúp thỏa mãn điều kiện để Indonesia tham gia Cơ chế trao đổi thông tin tự động (AEOI) của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Luật cũng sẽ dọn đường để nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đẩy mạnh truy thu thuế, thông qua khả năng tiếp cận tốt hơn các thông tin về tài sản của công dân Indonesia cất giữ ở nước ngoài, chẳng hạn như Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).

Chương trình ân xá thuế Indonesia áp dụng từ năm 2016 đã làm “xuất đầu lộ diện” số tiền và tài sản trị giá hơn 360 tỉ USD (86 tỉ USD từ nước ngoài, số còn lại cất giấu trong nước), tuy nhiên Bộ trưởng Tài chính Sri Mulyani Indrawati ước tính gần 14 tỉ USD thuế thu nhập khác có thể được thu hồi nếu Jakarta gia nhập AEOI.

Indonesia có tỉ lệ thu thuế rất thấp, thua cả Philippines và Campuchia, do đó thiếu hụt nghiêm trọng nguồn vốn để chi cho các dự án hạ tầng.

Chống thất thoát thuế là cuộc đấu đầy cân não không chỉ với Indonesia mà khắp toàn cầu.

Tháng trước, Liên minh châu Âu (EU) cho biết các đối tượng thực hiện hành vi tư vấn hoặc giúp đỡ cho những khách hàng giàu có, trong đó có các ngôi sao thể thao với thu nhập cao thực hiện hành vi trốn thuế sẽ đối mặt với việc nộp những khoản tiền phạt rất nặng. 

Dự luật công bố ngày 21-6 được đưa ra sau một loạt các vụ bê bối như "Hồ sơ Panama" và những vụ rò rỉ về việc các ngôi bóng đá trốn thuế, đã hé lộ ra ánh sáng những đối tượng có hành động giúp đỡ một số cá nhân giàu có nhất thế giới thực hiện hành vi trốn thuế. 

Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế Pierre Moscovici tuyên bố có những cá nhân, doanh nghiệp hay những thể chế khác nhận các khoản tiền lót tay lớn để cung ứng dịch vụ giúp một số người có mức thu nhập rất cao trốn tránh việc nộp thuế.

Đó có thể là những nhà tư vấn về thuế, tư vấn tài chính, kế toán viên, luật sư hay người đại diện của các vận động viên thể thao đỉnh cao. 

Trong khuôn khổ kế hoạch của EU, tất cả các chế độ thuế xuyên quốc gia khi nhận thấy nguy cơ gây ra thất thoát tài chính cho ngân sách các quốc gia cần phải được cảnh báo trước một cách tự động tới nhà chức trách.

Các quốc gia thành viên EU sẽ thực hiện trao đổi tự động các thông tin dựa trên một cơ sở dữ liệu trung tâm giúp cung cấp thông tin cảnh báo cho các đối tác châu Âu. (Tuoitre)
---------------------------------

Lệnh trừng phạt của Mỹ làm kinh tế Nga thiệt hại đến mức nào?

Sau thời gian chịu lệnh trừng phạt, kinh tế Nga chật vật với giá dầu giảm, lạm phát cao và một đồng tiền xuống giá khiến vốn thoái khỏi đất nước.

Theo CNBC, Quốc hội Mỹ vừa tiến thêm một bước để tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với kinh tế Nga hôm 25.7. Cụ thể, để đáp trả sự can thiệp của Moscow vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, Hạ viện bỏ phiếu áp đảo ủng hộ việc thắt chặt các biện pháp trừng phạt kinh tế vốn được áp đặt lên Nga từ năm 2014.

Biện pháp trừng phạt hạn chế giao dịch và đóng băng tài sản với một số doanh nghiệp và cá nhân Nga, hạn chế giao dịch tài chính với các hãng Nga và cấm một số mặt hàng xuất khẩu được dùng trong hoạt động thăm dò dầu khí hoặc có thể được dùng trong lĩnh vực quân sự.

Các biện pháp trừng phạt được đưa ra năm 2014 của Mỹ kết hợp với nhiều biện pháp của Liên minh châu Âu (EU) nhằm hạn chế hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, năng lượng và quốc phòng của Nga.

Hiện tại, kinh tế Nga vẫn chịu nhiều ảnh hưởng lớn từ các biện pháp trừng phạt, đặc biệt là trong bối cảnh lệnh trừng phạt đến cùng với đợt lao dốc giá dầu thế giới. Doanh thu dầu thô của Nga hạ đến 60%, theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ năm 2017. Rúp Nga vì thế cũng lao dốc, đẩy giá cả hàng tiêu dùng tăng vọt.

Kinh tế Nga cũng chịu tổn thương bởi đợt vốn thoái vì nhiều người Nga chuyển tiền ra nước ngoài và đổi đồng rúp Nga để lấy euro cùng đô la Mỹ nhằm bảo vệ tài sản.

Ngược lại, lệnh trừng phạt Nga ít tác động đến hoạt động của doanh nghiệp Mỹ vì Nga chỉ chiếm 1% xuất khẩu Mỹ. Chỉ sáu tiểu bang Mỹ xem Nga là thị trường quan trọng cho hàng hóa và dịch vụ. Washington, bang phụ thuộc nhất vào Nga, chuyển gần 1% kim ngạch xuất khẩu đến Nga, chủ yếu là máy móc và hàng nông sản. Con số này chỉ bằng một nửa kim ngạch xuất khẩu đến Nga trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực từ năm 2014.

Các quốc châu Âu, những nước xuất khẩu nhiều hơn đến Nga, cũng áp đặt lệnh trừng phạt lên nước này. Dù vậy, khi một số nước phụ thuộc nhiều hơn vào việc là đối tác thương mại của Nga, EU đang theo dõi sát biện pháp trừng phạt mới nhất của Mỹ. Biện pháp được Mỹ thiết kế sẽ bao gồm khoản phạt nhiều hãng châu Âu giúp Nga xây dựng đường ống xuất khẩu năng lượng. Mục này nếu được áp dụng sẽ tác động đến nhiều doanh nghiệp châu Âu tham gia vào dự án Nord Stream 2 trị giá 11 tỉ USD, vận chuyển khí tự nhiên Nga qua vùng Baltic.
-------------------------------

Nhập khẩu thép chữ H Trung Quốc sẽ tăng vì ngưng áp thuế?

Từ ngày 3-8, thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép hình chữ H có xuất xứ Trung Quốc sẽ hết hiệu lực. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp có thể tăng nhập khẩu trở lại mặt hàng này.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), thuế chống bán phá giá tạm thời từ mức 21,18 - 36,33% dành cho thép chữ H xuất khẩu từ Trung Quốc vào VN sẽ hết hiệu lực vào ngày 3-8 tới.

Trong khi đó, các bước điều tra cuối cùng để Bộ Công thương có ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng nói trên hay không dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 8-2017.

Trước đó, khi ban hành mức thuế chống bán phá giá tạm thời trong vòng 120 ngày (tính từ ngày 5-4-2017), cơ quan điều tra của VN đã xác định mặt hàng thép hình chữ H xuất xứ từ Trung Quốc có hiện tượng bán phá vào thị trường VN, gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất trong nước.(Tuoitre)

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-07-2016

    Tăng mạnh chi phí quảng cáo, lợi nhuận quý 2 của Dược Hậu Giang vẫn sụt giảm so với cùng kỳ 2015
    VCS lãi trước thuế 184 tỷ đồng trong quý 2, tăng 54% so với cùng kỳ 2015
    Giá vốn giảm sâu, Đạm Phú Mỹ lãi gần 390 tỷ đồng quý 2/2016
    Vinamilk sắp chi 4.800 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 tỷ lệ 40%
    Xi măng Hà Tiên 1 (HT1): Quý 2 lãi 240 tỷ đồng tăng 64% so với cùng kỳ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-07-2016

    Xuất nhập khẩu Việt Nam vẫn “phụ thuộc” doanh nghiệp ngoại
    “Venezuela đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng“
    ECB tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục
    Vietnam Airlines ước đạt 1.600 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-07-2016

    Việt Nam và Mỹ ký thoả thuận về thuế chống bán phá giá tôm
    Ô tô nhập khẩu náo loạn vì bế tắc
    DN cần tuân thủ quy định khi xuất khẩu thủy sản vào Australia
    Giá cà phê robusta sẽ còn cao trong vài tháng tới do tồn trữ thấp
    Tỷ lệ thất nghiệp của Anh thấp nhất kể từ năm 2005

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-07-2016

    Bất chấp Brexit, kinh tế Anh vẫn vững bước trong ngắn hạn
    EIA: tồn kho dầu thô của Mỹ giảm tuần thứ 9 liên tiếp, xăng tăng
    Sản lượng thép thô hàng ngày của Trung Quốc giảm vào đầu tháng 7
    Iraq dẫn dầu về cung cấp dầu mỏ cho Ấn Độ
    Dừa tươi Bến Tre lần đầu tiên đóng chai xuất ngoại

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-07-2016

    Thái Lan hạ mục tiêu về doanh thu từ hoạt động ngành du lịch
    EU công bố gói viện trợ mới giúp nông dân ngành sữa
    Ngành công nghiệp da Ấn Độ để mắt tới thị trường Việt Nam
    Nhập khẩu bò Úc 6 tháng đầu năm giảm
    Lào muốn xuất khẩu gạo sạch sang thị trường Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-07-2016

    Ấn Độ và Mỹ nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực dầu khí
    Doanh nghiệp bất động sản lọt tầm ngắm nhà đầu tư Thái
    Kinh tế toàn cầu có thể “bốc hơi” 2.000 tỷ USD vì Trái Đất ấm lên
    EU, Indonesia nhất trí khởi động các cuộc đàm phán về FTA
    Nhật Bản và Anh bàn bạc về hoạt động kinh doanh sau kết quả Brexit

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-07-2016

    EU phạt các hãng sản xuất xe tải 3,2 tỉ USD vì làm giá
    Sau Brexit, người Anh đặc biệt quan tâm đến vàng
    EU kiện Trung Quốc ra WTO
    Thủ tục làm khó xuất khẩu 
    Dự báo CPI tháng 7 sẽ chỉ tăng nhẹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-2016

    IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do tác động từ Brexit
    Năm 2017, lạm phát ở Venezuela sẽ lên đến 1.600%
    Xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm mạnh
    Cấm xuất khẩu bò Úc sang VN: Đang dừng để điều tra
    Tạo khan hiếm ảo đẩy giá đường tăng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-07-2016

    Thị trường vàng đã cân bằng trở lại
    Đồng Ringgit giảm mạnh nhất kể từ vụ Brexit
    Cung-cầu ngành đường tiếp tục căng thẳng trong niên vụ mới
    Ấn Độ sẽ trở thành động lực thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
    Cổ phiếu SoftBank lao dốc, tỷ phú Son "mất" hơn 1 tỷ USD sau 1 đêm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-07-2016

    Tuyến tàu siêu cao tốc xuyên quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á
    Nhạy cảm với hiệu quả sử dụng của đồng vốn
    Doanh nghiệp muốn kinh doanh bảo hiểm phải có tối thiểu 2.000 tỷ
    Muốn tìm lợi suất? Hãy tìm quỹ tín thác bất động sản
    Trung Quốc tái thiết Con đường Tơ lụa với vàng