Điểm mặt những mặt hàng chịu sức ép từ TPP
Đại gia ngoại không dễ bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam
Triệt phá đường dây đa cấp giả mạo tập đoàn tài chính Mỹ
Chính sách tiền tệ đang được nới lỏng?
Nhà đầu tư chóng mặt vì vàng
Tin kinh tế đọc nhanh 23-12-2015
- Cập nhật : 23/12/2015
Đề nghị công bố tiêu chuẩn Việt Nam đối với mặt hàng phôi thép
Thời gian qua đã xảy ra nhiều tranh luận cũng như ý kiến trái chiều trong việc phân loại và áp mã đối với mặt hàng phôi thép có mặt cắt ngang vuông hoặc hình chữ nhật giữa cơ quan Hải quan và DN nhập khẩu phôi thép.
Để giải quyết vướng mắc này, tại cuộc họp về tình hình nhập lậu thép vào Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu cần phải thống nhất các tiêu chí quy định phôi thép để áp mã và tính thuế đúng quy định.
Bên cạnh đó, theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tích số 44/2013/TTLT- BKHCN-BCT thì mặt hàng phôi thép có mặt cắt ngang vuông hoặc hình chữ nhật thuộc nhóm các 72.18, 72.21 và 72.24 thuộc Danh mục chủng loại thép phải quản lý chất lượng nhưng lại chưa có quy chuẩn, kỹ thuật quốc gia.
Vì vậy, để xử lý dứt điểm những vướng mắc về mặt hàng phôi thép NK phụ thuộc vào việc Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương bổ sung và công bố tiêu chuẩn Việt Nam đối với mặt hàng phôi thép có mặt cắt ngang vuông hoặc hình chữ nhật nhóm các 72.18, 72.21 và 72.24.
Doanh nghiệp dệt may ồ ạt rao bán nhà xưởng
Hiện tượng sang nhượng xưởng, công nhân trong ngành dệt may diễn ra rầm rộ thời gian gần đây. Trong vòng 2 tháng qua, đã có hàng trăm thông tin công bố sang nhượng trị giá lên tới hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, trên các website rao bán nhà xưởng, lĩnh vực dệt may chiếm đa số.
Điển hình là tại một xưởng may trên đường Phan Huy Ích (quận Gò Vấp, TP HCM) với khuôn viên lên tới 7.000m2, diện tích nhà xưởng 5.000m2, có 450 máy may và 450 công nhân đang hoạt động. Theo công ty này, nếu người mua muốn sang nhượng toàn bộ sẽ phải trả 10 tỷ đồng.
Một công ty khác có nhà xưởng tại khu công nghiệp Long Hậu (TP HCM) với diện tích 5.300m2, hạ tầng đầy đủ cũng đang muốn sang nhượng với giá 26 tỷ đồng.Còn tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, cơ sở sản xuất có diện tích 2.200m2 gồm văn phòng, nhà nghỉ cho công nhân, nhà bếp, 6 dây chuyền may và 120 công nhân đang làm việc cũng được rao giá 11 tỷ đồng.
Bên cạnh việc sang nhượng và bán nhà xưởng đã qua hoạt động nhiều năm, hiện tượng các doanh nghiệp trong nước xây dựng xong và bán lại cho doanh nghiệp nước ngoài cũng diễn ra khắp nơi. Có nhà xưởng thực chất được nhà đầu tư nước ngoài rót tiền, nhưng đứng tên chủ sở hữu Việt Nam, sau đó một thời gian thì tiến hành sang nhượng lại.
Hồi đầu tháng 10, qua trao đổi, một lãnh đạo Bộ Khoa học & Công nghệ cho biết ngay sau hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương - TPP được vài ngày, khá nhiều doanh nghiệp gọi điện cho ông hỏi về thủ tục xin cấp giấy phép dự án sợi, dệt, nhuộm. Khi được hỏi về vốn đầu tư thì hầu hết các doanh nghiệp này đều cho biết đến từ tổ chức nước ngoài, đa phần là nhà đầu tư Trung Quốc và Đài Loan.
“Thông thường để xin cấp các dự án dệt may có quy mô lớn, cơ quan quản lý thường khá cân nhắc, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, các dự án dệt sợi nhuộm có liên quan rất lớn đến vấn đề môi trường nên để xin được giấy phép hoạt động là điều không dễ. Tuy nhiên, để tiến hành nhanh hơn, các nhà đầu tư thường chọn cách sang nhượng lại từ đối tác Việt Nam”, lãnh đạo này nói.
Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính từ đầu năm đến nay đã có gần 30 dự án dệt may được cấp phép đầu tư. Đặc biệt, tại các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đều hoàn thành vượt kế hoạch năm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó, dệt may là ngành nằm trong top đầu về thu hút vốn.
Dòng vốn FDI trong lĩnh vực dệt may sẽ tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam. Dự kiến, năm 2016, một phần trong tổng số 300 triệu USD vốn tài trợ của Chính phủ Ấn Độ dành cho các dự án hợp tác ngành dệt may 2 nước sẽ được chuyển vào Việt Nam để cụ thể hóa bằng các dự án đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu.
Tại họp báo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 diễn ra ngày 21/12, trao đổi với VnExpress, ông Hoàng Vệ Dũng - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may (Vinatex) cho biết, khi các hiệp định thương mại tự do được ký kết thì cơ hội dành cho mọi doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam là như nhau. Dù đó là doanh nghiệp Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Malaysia được thành lập dưới hình thức nào.
Tuy nhiên, với những doanh nghiệp đầu tư không chính đáng, mạo doanh các doanh nghiệp Việt Nam để đưa máy móc thiết bị cũ vào, vị này khẳng định “tập đoàn hoàn toàn không ủng hộ”. Dù câu chuyện cấp phép liên quan đến chính sách quản lý tại nhiều địa phương, song ông lo ngại “nếu có vấn đề gì xảy ra sẽ gây thiệt hại cho các đơn vị dệt may trong nước và kể cả những doanh nghiệp FDI làm ăn chân chính.
Trước đó dù đã có quy hoạch ngành dệt may, nhưng vị này cho biết Vinatex đã kiến nghị với Chính phủ và các địa phương nên có kế hoạch cụ thể chi tiết hơn để có thể hình thành được chuỗi sản xuất từ vùng nguyên liệu, nhà máy sản xuất sợi, dệt, nhuộm cho đến các vệ tinh may. Đưa nhà máy về tận các huyện, xã để tận dụng nguồn lao động sẵn có.
Cùng đó, để tận dụng mọi cơ hội mà các FTA đem lại, theo lãnh đạo tập đoàn, thời gian tới sẽ phổ biến truyền đạt đến từng doanh nghiệp thành viên để có thể hiểu thấu đáo hơn các điều khoản, tăng sức cạnh tranh, nếu không ngành dệt may nội địa sẽ thua ngay trên sân nhà.
Đánh giá về tình hình chung, ông Phạm Xuân Hồng - Phó chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may bây giờ vừa phải làm kinh tế vừa phải làm hoạt động xã hội nên hiệu quả kinh tế không cao.
Với các doanh nghiệp tương đối lớn và có quy mô trung bình trở lên vẫn giữ hoạt động kinh doanh ổn định. Một số doanh nghiệp nhỏ thì gặp nhiều khó khăn nên khá nhiều đơn vị chuyển đổi ngành nghề. Vì vậy, thời gian gần đây tình trạng sang nhượng mặt bằng nhà xưởng cũng diễn ra mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, để đón đầu TPP, nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn đẩy nhanh việc đầu tư ở Việt Nam nên tìm cách mua bán sáp nhập các doanh nghiệp dệt may. Số khác lại chọn cách đứng đằng sau các doanh nghiệp Việt. Như vậy, tùy vào lợi ích mà họ đạt được, tiềm lực tài chính của mỗi đơn vị, mà họ có hướng đi khác nhau.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Khoa học & Công nghệ cũng như ông Hồng khuyến cáo các doanh nghiệp làm “bia đỡ” cho doanh nghiệp nước ngoài nên thận trọng. Tùy từng hình thức và quy mô đầu tư mà có cách thỏa thuận cũng như xem xét sao cho hợp lý.
Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, các địa phương nên có kế hoạch giám sát hoạt động bảo vệ môi trường đối với các khu công nghiệp dệt may và các dự án có khâu nhuộm, dệt nhuộm… Đáng lưu ý, khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án trong lĩnh vực dệt may, cơ quan quản lý cần tuân thủ chặt chẽ quy trình thẩm tra, đánh giá dự án đầu tư, trong đó chú trọng đánh giá công nghệ sử dụng.
86% DN kêu khó tìm nhân tài ở Việt Nam
Các doanh nghiệp (DN) cho biết một trong những vấn đề nan giải hiện nay đó là nguồn cung nhân lực đặc biệt ở phân khúc cấp cao còn hạn chế. Làm thế nào để DN tìm được đúng người và giữ chân họ làm việc lâu dài tại công ty là vấn đề DN đang phải đối mặt.
Thị trường tuyển dụng đang thay đổi, cán cân lợi thế dần nghiêng về phía ứng viên khiến mức độ cạnh tranh để thu hút nhân tài giữa các DN ngày càng mạnh. Đặc biệt là những DN có quy mô vừa và nhỏ khi ngân sách dành cho tuyển dụng và thu hút nhân tài còn hạn hẹp. Nguồn ứng viên giới hạn dẫn đến các DN buộc phải lựa chọn giải pháp “săn người” từ công ty đối thủ, điều này vô hình trung làm cho nguồn cung ứng viên với kỹ năng và kiến thức cần thiết để đáp ứng công việc không được mở rộng.
Bà Angie Phang, Tổng Giám đốc JobStreet, cho hay trước những thay đổi nhanh chóng trên thị trường nhân sự, nhà tuyển dụng cần chú trọng hơn đến việc có một chiến lược tổng thể trong quảng bá thương hiệu tuyển dụng để thu hút nhân tài.
DN cần thể hiện rõ mức lương, cơ hội thăng tiến, mô tả công việc cũng như môi trường làm việc... là những điều khiến ứng viên cân nhắc khi ứng tuyển việc làm. Bên cạnh đó, việc xây dựng ngân hàng nhân tài là điều nhà tuyển dụng cần sớm đầu tư để từ đó DN có thể tìm kiếm nhiều hồ sơ ứng viên, tuyển chọn những ứng viên phù hợp nhất và gắn bó lâu dài với công ty.
Không hợp tác, ống thép dẫn dầu VN tiếp tục bị Canada áp thuế
Do các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không cung cấp đầy đủ thông tin cho phía cơ quan điều tra nên CBSA đã quyết định thuế AD đối với hàng Việt Nam vào Canada là 37,4%.
Ngày 22-12, Cục Quản lý cạnh tranh (VCA-Bộ Công thương) cho biết Cơ quan biên mậu Canada (CBSA) đã thông báo kết luận cuối cùng của việc tái điều tra vụ điều tra chống bán phá giá (AD) đối với mặt hàng ống thép dẫn dầu (OCTG) nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo đó, do các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không cung cấp đầy đủ thông tin cho phía cơ quan điều tra nên CBSA đã quyết định thuế AD đối với OCTG xuất khẩu từ Việt Nam vào Canada là 37,4%.
Đây cũng là mức thuế áp dụng trong vụ việc điều tra ban đầu mà CBSA đã ra phán quyết trước đó.
Trước đó, hồi tháng 7-2014, CBSA khởi xướng điều tra AD và chống trợ cấp (CVD) đối với ống thép dẫn dầu nhập khẩu từ Việt Nam cùng tám quốc gia khác, do Tenaris Canada (Calgary, Alberta) và Evraz North America Inc.
(Regina, Saskatchewan) giữ vai trò nguyên đơn khởi kiện. Tuy nhiên, đến tháng 5-2015, Canada cũng đã hủy bỏ cáo buộc các doanh nghiệp xuất khẩu OCTG từ Việt Nam được nhận trợ cấp từ Chính phủ, đồng thời chấm dứt vụ kiện CVD như nguyên đơn đã cáo buộc.
Dệt may sẽ gặp khó
Trong đó chính sách tăng lương tối thiểu, tăng số tiền trích nộp bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn sẽ khiến chi phí tăng, lợi nhuận bị ảnh hưởng.
Tại buổi họp bàn kế hoạch năm 2016, ông Trần Việt - trưởng ban tổng hợp pháp chế Tập đoàn Dệt may VN (Vinatex) - khuyến cáo ngành dệt may VN sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn trên.
Ngoài ra, việc phá giá đồng tiền của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia... cũng tác động đến giá xuất khẩu sản phẩm dệt may VN.
Doanh thu trong năm 2015 của Vinatex ước đạt 52.655 tỉ đồng (tăng 11% so với năm 2014), kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,4 tỉ USD (tăng 10%) và lợi nhuận trước thuế khoảng 1.350 tỉ đồng. Năm 2016, doanh thu Vinatex dự kiến tăng 8% và lợi nhuận trước thuế tăng 10%.