tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-12-2015

  • Cập nhật : 22/12/2015

Financial Times: Thị trường ô tô Việt Nam sẽ "bùng nổ"

financial times: thi truong o to viet nam se "bung no"

Financial Times: Thị trường ô tô Việt Nam sẽ "bùng nổ"


Bài báo mới đăng tải trên tờ Financial Times của Anh nhận định, tại các nền kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á, nhu cầu tiêu thụ ô tô diễn biến trái chiều. Trong khi doanh số bán ô tô tại Philippines và Việt Nam đang tăng trưởng ấn tượng thì tình hình tiêu thụ ở một số thị trường truyền thống như Indonesia, Malaysia và Thái Lan lại khá “ảm đạm”.

Theo Financial Times, thị trường ô tô Việt Nam đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Số liệu thống kê cho thấy, doanh số bán ô tô tại Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2015 tăng trưởng 59% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi ghi nhận mức tăng 35% năm 2014 và 23% trong năm 2013.

“Thị trường ô tô Việt Nam tăng trưởng từ quy mô nhỏ nhưng đang có xu hướng lớn dần lên” – Financial Times nhận định.

Theo nghiên cứu của FT Confidential Research thuộc Financial Times, Việt Nam hiện chiếm 6,8% doanh số bán ô tô trong khu vực A​SEAN-5 bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan - và có thể đạt mức 10% trong năm 2016, cao gấp 5 lần so với mức 2% của năm 2012.

“Việt Nam hiện vẫn là nước nghèo thuộc khu vực Đông Nam Á, bên cạnh 3 quốc gia khác là Myanmar, Campuchia và Lào. Mặc dù vậy, với dân số 90 triệu người và là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất khu vực, Việt Nam đang ngày càng trở thành thị trường tiêu thụ ô tô hấp dẫn” – Financial Time đánh giá.

tang truong nhu cau tieu thu o to tai cac thi truong trong khu vuc asean (nguon: ft)

Tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ ô tô tại các thị trường trong khu vực ASEAN (Nguồn: FT)

Bên cạnh Việt Nam, nhu cầu ô tô cũng tăng mạnh tại Philippines. Sau mức tăng 29% năm ngoái, doanh số bán ô tô của Philipines cũng tăng trưởng 22% trong 10 tháng năm 2015. Trong khi đó, mức tăng trưởng ngành ô tô của quốc gia này năm 2013 là 16% và năm 2012 là 11%.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng ấn tượng tại Việt Nam và Philippines vẫn không bù đắp được nhu cầu đi xuống tại các thị trường lớn nhất trong khối ASEAN. Tính từ đầu năm 2015 đến hết tháng 10, doanh số bán ô tô khu vực ASEAN đã giảm 7%, tương đương gần 200.000 xe.

Tại Indonesia, mặc dù tăng trưởng GDP cao song doanh số bán xe trong cùng thời gian giảm 18% và nguyên nhân một phần là do giảm trợ giá nhiên liệu.

Trong khi đó, Thái Lan tiếp tục chịu ảnh hưởng do nhu cầu tiêu thụ ô tô yếu đi sau khi Chính phủ nước này thực hiện chương trình giảm thuế ô tô.

Trong khu vực ASEAN, Toyota vẫn là thương hiệu xe được ưa chuộng số một, theo sau đó là Honda. Hai hãng này đang hưởng lợi lớn nhờ nhu cầu gia tăng tại Việt Nam và Philipines; trong khi các thị trường lâu đời hơn như Indonesia, Malaysia và Thái Lan lại đang suy giảm.(CafeF)


IEA: Nhu cầu than thế giới giảm, trừ Ấn Độ và Đông Nam Á

Ước tính, Ấn Độ và các nước ASEAN mỗi bên sẽ chiếm 50% mức tăng về nhu cầu than của thế giới từ nay đến năm 2020.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho hay nhu cầu dùng than của thế giới trong năm 2014 đã giảm lần đầu tiên trong hai thập niên qua, song Ấn Độ và các nước Đông Nam Á vẫn đang sử dụng nhiều loại nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường này, bất chấp những kêu gọi cần chuyển sang sử dụng năng lượng sạch.

Cụ thể, nhu cầu than trên thế giới trong năm 2014 giảm 0,9% so với năm 2013, xuống còn 7.920 triệu tấn.

Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết bên cạnh quá trình tái cơ cấu kinh tế ở Trung Quốc, các chính sách của chính phủ nước này hướng tới ứng phó với những thách thức về môi trường sẽ tác động tới nhu cầu sử dụng than ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

IEA cũng hạ đự đoán nhu cầu than trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 bớt đi hơn 500 triệu tấn quy đổi than và cho rằng "kỷ nguyên vàng" của than ở Trung Quốc dường như đã qua. Tỷ trọng than trong tổng sản lượng năng lượng của Trung Quốc sẽ giảm từ mức 29% xuống còn 27% vào năm 2020.

Tuy vậy, Ấn Độ và Hiệp hội các Nước Đông Nam Á (ASEAN) vẫn là các "lực đẩy" của ngành than. Nhu cầu than của các thị trưởng này đã tăng thêm 112 triệu tấn năm 2014.

Ước tính, Ấn Độ và các nước ASEAN mỗi bên sẽ chiếm 50% mức tăng về nhu cầu than của thế giới từ nay đến năm 2020./.


Giá dầu Brent chạm đáy 11 năm

Theo Bloomberg, giá dầu giảm đến 2,3% ở London (Anh) vào hôm nay 21.11, sau khi giảm 2,8% hồi tuần trước. Các nhà sản xuất trên thế giới đang tập trung vào chuyện giảm thiểu chi phí trong bối cảnh giá cả lao dốc, theo Bộ trưởng Năng lượng Qatar Mohammed Al Sada. Các giàn khoan dầu ở Mỹ tái hoạt động lại nhiều nhất kể từ tháng 7 năm nay, với 17 giàn khoan đã hoạt động trở lại, theo dữ liệu từ hãng Baker Hughes.
Giá dầu sụt xuống dưới mức đã từng có từ thời khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) loại bỏ mức trần trong hạn ngạch sản xuất tại cuộc họp diễn ra ngày 4.12, còn Mỹ thì vừa thông qua luật dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã áp dụng suốt 40 năm qua hôm 18.12.
“Nguồn cung dư thừa ở mức 1,3 triệu thùng/ngày, và sự bất đồng trong quan điểm nội bộ OPEC sẽ giữ giá dầu thấp trong tương lai gần. Sự điều chỉnh nguồn cung đang diễn ra, tăng trưởng sản lượng dầu của các nước ngoài OPEC đang gần như đứng im, và có thể sẽ giảm từ năm sau”, nhà phân tích Giovanni Staunovo, tại ngân hàng UBS ở Zurich (Thụy Sĩ) nhận định.
Dầu Brent giao tháng 2.2016 giảm 83 cent, xuống còn 36,05 USD/thùng tại sàn giao dịch ICE Futures Europe, mức thấp nhất trong ngày kể từ ngày 2.7.2004. Giá dầu Brent đã giảm 36% trong năm nay, biến 2015 thành năm giảm giá thứ ba.
Dầu WTI giao trong tháng 1.2016 kết thúc ngày 21.12 ở mức giá 34,5 USD/thùng ở New York (Mỹ). Dầu WTI đã giảm 22 cent, xuống còn 34,73 USD/thùng hôm 18.12, mức thấp nhất kể từ tháng 2.2009.
Bộ trưởng Năng lượng Qatar cho rằng không cần phải bi quan về giá dầu trong cuộc họp của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ Ả Rập - nhóm có 7 nước là thành viên của OPEC. Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Adel Abdul Mahdi thì nói rằng giá "vàng đen" sẽ lại đi lên từ mức “rất thấp” làm tổn thương các nhà sản xuất hiện nay.

Nga cấm nhập thực phẩm Ukraine

Ngày 21-12, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Matxcơva sẽ cấm nhập thực phẩm từ Ukraine từ tháng 1-2016 để trả đũa việc Kiev ký thỏa thuận tự do thương mại với Liên minh châu Âu (EU).

thu tuong nga dmitry medvedev khang dinh phai bao ve thi truong nga - anh: reuters

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev khẳng định phải bảo vệ thị trường Nga - Ảnh: Reuters

Theo AFP, trong cuộc họp với nội các hôm nay, Thủ tướng Medvedev cho biết lệnh cấm nhập thực phẩm từ phương Tây sẽ được mở rộng nhắm vào Ukraine. “Tôi đã ký thông qua sắc lệnh này” - ông Medvedev thông báo.

Từ ngày 1-1-2016, thỏa thuận tự do thương mại giữa Ukraine và EU sẽ bắt đầu có hiệu lực. Trước đó Điện Kremlin từng nhiều lần bày tỏ lo ngại thỏa thuận giữa Kiev và Brussels sẽ mở đường cho hàng hóa châu Âu ồ ạt đổ vào Nga.

Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh ngưng thực thi thỏa thuận thương mại tự do năm 2011 với Ukraine. Như vậy, hàng hóa của Ukraine xuất sang Nga sẽ gánh thêm mức thuế 7%.

“Chúng ta phải bảo vệ thị trường và các nhà sản xuất trong nước. Chúng ta phải ngăn chặn các hàng nhập khẩu lấy danh nghĩa là hàng Ukraine nhưng thực chất đến từ các nước khác. Đã có nhiều vòng đàm phán nhưng không đem lại kết quả nào” - Thủ tướng Medvedev cho biết.

Ông chỉ trích Ukraine và EU ký thỏa thuận thương mại mà không tính đến lợi ích của Nga. Hồi năm 2014, Matxcơva cấm nhập khẩu thực phẩm từ phương Tây để trả đũa việc Mỹ và EU cấm vận kinh tế Nga. Tuy nhiên cú đòn trả đũa này khiến giá thực phẩm ở Nga tăng vọt.


Dệt may vào Mỹ đạt gần 10 tỉ USD

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tính đến cuối tháng 11-2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ đã đạt 9,88 tỉ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ 
năm ngoái.

So với ba thị trường xuất khẩu chủ lực khác của ngành dệt may Việt Nam là EU, Nhật và Hàn Quốc, thị trường Mỹ đang bỏ xa một khoảng cách rất lớn về kim ngạch xuất khẩu lẫn tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang EU chỉ đạt 3,09 tỉ USD, Nhật khoảng 2,53 tỉ USD và Hàn Quốc xấp xỉ 1,98 tỉ USD.

Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng nhận định xuất khẩu dệt may Việt Nam vào Mỹ giai đoạn 2016-2025 sẽ tiếp tục tăng mạnh, chỉ xếp sau Trung Quốc về năng lực xuất khẩu hàng dệt may, bỏ rất xa các đối thủ khác như Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh và Mexico về năng lực cung ứng lẫn tốc 
độ tăng trưởng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-12-2015

    Hà Nội: Tín dụng năm 2015 tăng trưởng 19,5%
    Xuất khẩu ngày càng khó khăn
    Nhật Bản lần đầu tiên đề xuất tăng ngân sách ODA sau 17 năm
    TPHCM: CPI tháng cuối năm “lao dốc” theo giá xăng dầu
    Vĩnh Long thu hút 11.700 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư phát triển

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-12-2015

    "Cửa" tăng lãi suất năm 2016 đang lớn dần?
    Xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn
    Ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt Hàn Quốc - Việt Nam
    Công khai 6 nhóm thủ tục về thuế
    TGĐ CTCP Williams Việt Nam bị khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-12-2015

    Google sẽ đào tạo 1.400 kỹ sư, chuyên gia Việt Nam
    Bộ Tài chính giục doanh nghiệp vận tải giảm cước theo xăng dầu
    Chuẩn bị công bố 10 quy định bị xếp hạng tồi nhất
    Cá tra Việt có nên kiện Mỹ?
    Chứng khoán Mirae Asset trở thành công ty 100% vốn nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-12-2015

    Đề nghị công bố tiêu chuẩn Việt Nam đối với mặt hàng phôi thép
    Doanh nghiệp dệt may ồ ạt rao bán nhà xưởng
    86% DN kêu khó tìm nhân tài ở Việt Nam
    Không hợp tác, ống thép dẫn dầu VN tiếp tục bị Canada áp thuế
    Dệt may sẽ gặp khó

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-12-2015

    Kinh tế Trung Quốc nhìn từ kết quả tìm kiếm Google
    IFC tài trợ 10 triệu USD cho TPBank hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
    Số lượng công ty chứng khoán giảm 23%
    5.805 tỉ đồng đầu tư cho hàng không tại ĐBSCL
    Năm 2015 bồi thường bảo hiểm hơn 21.000 tỉ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-12-2015

    Nhiều nhà đầu tư muốn xây cao tốc TPHCM-Mộc Bài
    Ra mắt gạo sạch thương hiệu VinEco
    6/7 biện pháp bảo vệ doanh nghiệp đã quá cũ và lạc hậu
    Trung Quốc, Ấn Độ và Nga có tiếng nói lớn hơn ở IMF
    Nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc có thuế suất 0%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 22-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 22-12-2015

    Toshiba có thể mất tới 4 tỷ USD vì gian lận kế toán
    Mâu thuẫn gia đình không hồi kết tại Lotte, chính phủ Hàn Quốc mạnh tay trừng phạt
    Nội tệ của Indonesia là đồng tiền tệ nhất châu Á
    Vinatex ước lãi hợp nhất 465 tỷ đồng năm 2015
    Thế giới di động: 11 tháng ước đạt 958 tỷ đồng LNST, vượt 8% kế hoạch cả năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-12-2015

    Đàm phán WTO đạt thỏa thuận đột phá
    Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động xếp hạng thấp
    TP.HCM: Hàng tết dồi dào, khó biến động giá
    Nhiều hợp tác xã TP.HCM thua lỗ chờ giải thể
    TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép lấn biển làm khu đô thị

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-12-2015

    Đà Nẵng: Một doanh nghiệp khởi kiện Hải Quan ra toà
    Ngành công nghiệp phục vụ cái chết kiếm hàng tỷ USD tại Nhật
    BIDV lo không đủ điều kiện làm cổ đông chiến lược Tổng công ty Cảng hàng không
    Xuất khẩu gỗ lội ngược dòng
    Thịt bò Kobe giá 3 triệu đồng/kg

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-12-2015

    DN tư nhân bước vào cuộc chơi TPP với thế yếu
    WB thêm chỉ tiêu đánh giá, ngành thuế lo?
    Giao dịch liên ngân hàng tăng mạnh, NHNN bơm ròng hơn 700 tỷ đồng trên OMO
    Thái Lan thế chân Hàn Quốc xuất nhiều ôtô nhất sang Việt Nam
    Dắt bò từ Ấn Độ về Việt Nam bán