tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 22-12-2015

  • Cập nhật : 22/12/2015

Toshiba có thể mất tới 4 tỷ USD vì gian lận kế toán

toshiba co the mat toi 4 ty usd vi gian lan ke toan

Toshiba có thể mất tới 4 tỷ USD vì gian lận kế toán


Cổ phiếu của công ty Toshiba sụt mạnh sau báo cáo ước tính công ty sẽ thất thoát 500 tỷ yen (4 tỷ USD) trong năm tài khóa 2014 do các chi phí liên quan đến bê bối kế toán.

Tờ Nikkei đưa tin Toshiba sẽ công bố tác động từ vụ bê bối gian lận kế toán lên lợi nhuận của công ty vào ngày 21/12. Tờ báo ước tính tập đoàn sẽ mất tổng cộng 200 tỷ yen, tương đương 4 tỷ USD, cho công tác tái cấu trúc.

Đây không phải là tin buồn duy nhất cho công ty. Chuyên gia Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho rằng Toshiba có thể phải chịu thêm các thiệt hại khác trong quá trình khắc phục sự cố, cũng như tình trạng "chợ chiều" trên thị trường thẻ nhớ khi nhu cầu smartphone giảm nhiệt.

Nếu Nikkei dự đoán đúng, khoản 500 tỷ yen thất thoát trên nhiều gấp đôi tổng thu nhập của Toshiba trong 2 thập kỷ vừa qua.

Trước đó, hãng điện tử Nhật Bản báo lỗ 37,8 tỷ yen (318 triệu USD) trong năm tài khóa 2014 do chi phí giảm giá tài sản và một số khoản lỗ khác. Năm 2013, lợi nhuận sau khi điều chỉnh là 60,2 tỷ yen (496,9 triệu USD).

Cuối tháng Bảy, Chủ tịch kiêm CEO Toshiba - Hisao Tanaka, Phó chủ tịch - Norio Sasaki và cố vấn - Atsutoshi Nishida đã xin từ chức sau scandal thổi phồng 1,2 tỷ USD lợi nhuận trong 5 năm.

Bản thân Toshiba cũng đối mặt các vụ kiện từ cổ đông, trong khi giới chức Nhật Bản chưa công bố kết quả thanh tra chính thức.

Hiện tập đoàn đang "chữa cháy" bằng cách thu gọn lĩnh vực hoạt động. Công ty vừa tuyên bố bán mảng cảm biến ảnh cho Sony trong tháng 10. Toshiba cũng bán cổ phần trong công ty sản xuất thang máy Kone Oyj và nhà sản xuất thiết bị y tế Topcon.

Ngoài ra, tập đoàn tiết lộ đang xem xét gộp mảng PC với Fujitsu và Vaio của Sony. Mảng máy giặt và tủ lạnh đang được xem xét để hợp tác với Sharp.


Mâu thuẫn gia đình không hồi kết tại Lotte, chính phủ Hàn Quốc mạnh tay trừng phạt

Nội chiến giữa anh em, cha con trong gia đình nhà sáng lập tập đoànLotte đang gây cản trở cho kế hoạch IPO chuỗi khách sạn Lotte, từ đó làm ảnh hưởng tới việc tái cấu trúc một trong những đế chế kinh doanh quyền lực bậc nhất tại Hàn Quốc.

Hiện Hotel Lotte là thành viên quan trọng nhất trong tập đoàn gồm 81 công ty lớn nhỏ của Lotte với doanh thu gộp đạt 69 tỷ USD vào năm 2014. Lotte Group hoạt động trong nhiều lĩnh vực gồm y tế, bánh kẹo, mua sắm và đồ ăn nhanh.

Các lãnh đạo của Lotte nói rằng thương vụ IPO của Hotel Lotte có thể thu về 5 tỷ USD thậm chí hơn – mức kỷ lục trong lịch sử IPO của Hàn Quốc. Nó cũng có thể giúp đơn giản hóa cấu trúc sở hữu chồng chéo trước đây.

Hotel Lotte hiện đã thuê Bank of America - Merrill Lynch và Citigroup để tư vấn cho thương vụ IPO và có thể sẽ sớm nộp hồ sơ lên Sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc trong năm tới.

Tuy nhiên, kế hoạch kể trên đang gặp phải vướng mắc do trận chiến gay gắt giữa 2 người con trai của nhà sáng lập 93 tuổi Shin Kyuk-ho. Cụ thể, người anh Shin Dong-joo phản đối kế hoạch IPO Hotel Lotte và thậm chí nhiều lần kiện ra tòa về những sai phạm tại các chi nhánh của Lotte trong một nỗ lực giành lại quyền lực.

mau thuan gia dinh khong hoi ket tai lotte, chinh phu han quoc manh tay trung phat

Mâu thuẫn gia đình không hồi kết tại Lotte, chính phủ Hàn Quốc mạnh tay trừng phạt

Tháng trước, chính phủ Hàn Quốc đã từ chối đơn xin cấp phép hoạt động các cửa hàng miễn thuế tại tòa tháp Lotte cao 123 tầng của tập đoàn ở Seoul. Một vài nhà quan sát xem động thái này là sự trừng phạt đối với cuộc nội chiến trong gia tộc này vốn tốn rất nhiều giấy mực của truyền thông.

Việc mất quyền kinh doanh cửa hàng miễn thuế khiến các chuyên gia phân tích đã giảm 10% ước tính giá trị của chuỗi Hotel Lotte – khi 83% doanh thu của họ tới từ các cửa hàng miễn thuế.

Trong khi đó, các lãnh đạo và chuyên gia ngân hàng nói rằng kế hoạch IPO sẽ vẫn diễn ra. “Tại thời điểm này, việc minh bạch là vô cùng quan trọng đối với tập đoàn Lotte”, theo chủ tịch Hotel Lotte là Song Yong-dok.

Tuy nhiên, một số trở ngại sẽ khiến quá trình tái cấu trúc chậm hơn và gây ảnh hưởng tới lượng tiền có thể thu được – nguồn vốn rất quan trọng để hỗ trợ cho kế hoạch mở rộng ra toàn cầu của tập đoàn.

Có thể nói, “vở kịch” tranh quyền đoạt chức ở tập đoàn Lotte chỉ ra những khó khăn mà Hàn Quốc phải đối mặt trong việc “thuần hóa” những gia tộc kinh doanh nắm trong tay quá quyền lực (hay còn được biết đến với cái tên chaebol).

Trong 5 chaebol lớn nhất Hàn Quốc thì Lotte đứng vị trí thứ 5 - chiếm gần nửa giá trị thị trường chứng khoán Hàn Quốc và nằm trong top 10 tập đoàn tạo ra 3/4 tổng sản lượng đầu ra của cả nước.

Hiện chính phủ Hàn Quốc cũng đang thúc giục những đế chế này tái cấu trúc và đã có những ví dụ thành công. Điển hình là tập đoàn Samsung khi họ đã sáp nhập 2 mảng kinh doanh quan trọng của công ty vào hồi giữa năm nay.

Trong khi đó, Lotte – tập đoàn được thành lập vào năm 1948 bởi Shin Kyuk-ho ban đầu chỉ là một nhà sản xuất kẹo gum. Sau này ông đã xây dựng nên đế chế bán lẻ khổng lồ tại Nhật Bản và sau đó là Hàn Quốc – mảng kinh doanh chiếm 80% doanh thu của tập đoàn.

Vấn đề nảy khi khi càng phát triển, việc sở hữu của tập đoàn này càng trở nên phức tạp hơn. Tại Hàn Quốc, Lotte Group bị bao quanh bởi mạng lưới 416 vòng tròn sở hữu khiến những nhà đầu tư bên ngoài rất khó giành được quyền kiểm soát. Một vướng mắc khác là chi nhánh Lotte tại Nhật Bản.

Sau khi chiến thắng người anh trai, chủ tịch Shin Dong-bin đã hứa với các nhà đầu tư sẽ nỗ lực đơn giản hóa cấu trúc của Lotte Group và xem thương vụ IPO khách sạn Lotte như một bước đi quan trọng. Tập đoàn này nói rằng đã sẵn sàng giảm 84% vòng tròn sở hữu để chuẩn bị niêm yết.

Phía các nhà chức trách Hàn Quốc cũng rất ủng hộ nỗ lực này. Bằng chứng là khi người anh trai của tập đoàn là Shin Dong-joo đã đe dọa sẽ sử dụng vị thế là cổ đông nắm quyền chi phối để ngăn cản thương vụ IPO. Ngay sau đó, Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc đã sửa đổi luật và nói rằng IPO có thể diễn ra mà không cần sự chấp thuận của cổ đông nắm quyền chi phối.

Giữa tháng 12, Korea Customs Service cũng đã đưa ra quyết định gây ngạc nhiên khi từ chối tái gia hạn hoạt động kinh doanh cửa hàng miễn thuế tại các tòa nhà của họ với Lotte. Động thái này cũng được xem là một sự trừng phạt đối với Lotte sau lùm xùm nội chiến gia đình.

Phía ông Song – CEO của Hotel Lotte nói rằng không xem quyết định này như một sự trừng phạt mà cho rằng các nhà chức trách đang làm đúng trách nhiệm của họ và rằng công ty “phải chấp nhận quyết định đó”.

Karen Choi – một chuyên gia phân tích tại Seoul dự đoán đây là một tổn thất lớn với Lotte khi mảng kinh doanh này mang lại doanh thu 407 triệu USD vào năm ngoái cho Hotel Lotte – tức là 10% tổng doanh thu toàn tập đoàn.


Nội tệ của Indonesia là đồng tiền tệ nhất châu Á

Theo dự báo của Bloomberg, từ ngày 30/11 năm nay đến cuối năm 2016, đồng rupiah sẽ giảm giá 6,2% so với USD, mạnh gấp đôi so với đà giảm của đồng ringgit.

Đồng rupiah được dự báo sẽ là đồng tiền có diễn biến tồi tệ nhất ở châu Á trong năm 2015. Dự trữ ngoại hối sụt giảm và rủi ro dòng vốn tháo chạy đang đe dọa đồng nội tệ của Indonesia.

Theo dự báo của Bloomberg, từ ngày 30/11 năm nay đến cuối năm 2016, đồng rupiah sẽ giảm giá 6,2% so với USD, mạnh gấp đôi so với đà giảm của đồng ringgit.

Trong 2 năm 2014 và 2015, đồng ringgit của Malaysia đều giảm giá mạnh nhất khu vực. Trước đó, trong các năm 2012 và 2013, ngôi vị thuộc về đồng nội tệ của Indonesia với mức giảm lần lượt 5,9% và 21%. Các nguyên nhân gồm có giá hàng hóa lao dốc và Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ khiến dòng vốn ồ ạt tháo chạy khỏi các quốc gia đang phát triển.

Suốt 9 tháng tính đến tháng 11 vừa qua, dự trữ ngoại hối của Indonesia đã liên tục sụt giảm. Với dự trữ ngoại hối giảm 10% kể từ đầu năm đến nay và đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2013, NHTW Indonesia đang bị hạn chế khả năng bảo vệ đồng nội tệ. Mỹ nâng lãi suất và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại khiến giá hàng hóa giảm sâu hơn.

du tru ngoai hoi sut giam lam suy yeu kha nang bao ve dong noi te cua indonesia

Dự trữ ngoại hôi sụt giảm làm suy yếu khả năng bảo vệ đồng nội tệ của Indonesia

Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 38% lượng trái phiếu Chính phủ (bằng nội tệ) của Indonesia, khiến nước này mong manh trước kịch bản dòng vốn tháo chạy. Tỷ lệ ở Malaysia là 21% trong khi của Thái Lan chỉ ở mức 15%.

Tổng thống Joko Widodo đang cố gắng giảm sự phụ thuộc của Indonesia vào xuất khẩu hàng hóa, nhưng một sự chuyển đổi như vậy cần có thời gian và các chuyên gia kinh tế dự báo đất nước này sẽ chỉ ghi nhận mức tăng trưởng rất khiêm tốn trong năm 2016. Tuần trước, NHTW Indonesia cho biết dư địa để cắt giảm lãi suất đang gia tăng. Một động thái như vậy sẽ khiến đồng rupiah suy yếu hơn.

Societe Generale dự đoán đến cuối năm 2016 rupiah sẽ giảm xuống mức 15.300 rupiah đổi 1 USD, trong khi các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg đưa ra con số dự báo trung bình 14.800 rupiah. Trong số 23 đồng tiền mới nổi, chỉ có đồng peso của Argentina và real của Brazil có diễn biến tệ hơn rupiah trong khoảng thời gian này.

Tuần trước, Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng đưa ra nhận định rằng 2016 sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với Indonesia. Mặc dù khu vực công đã được cải thiện, thu thuế là một trở ngại đe dọa sẽ cản trở kế hoạch của Chính phủ. World Bank dự báo kinh tế Indonesia sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm tới.


Vinatex ước lãi hợp nhất 465 tỷ đồng năm 2015

Chiều 21/12/2015, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức gặp mặt báo chí công bố kết quả kinh doanh năm 2015 và kế hoạch năm 2016.

Năm 2015, Vinatex đánh giá biến động kinh tế thế giới bất lợi, đặc biệt việc phá giá đồng tiền của một loạt các quốc gia “đối thủ” của Việt Nam trong việc xuất khẩu dệt may. Giá nguyên phụ liệu giảm (bông, polyester…) khiến các nhà nhập khẩu bị dừng đơn hàng chờ động thái giá.

Bên cạnh đó, giá điện tăng bình quân 5-7%/năm. Giá nước tăng, giá bông xơ biến động thất thường. Chính sách lương tối thiểu, bảo hiểm,… thay đổi. Với Vinatex, chính sách lương, bảo hiểm thay đổi chủ yếu tác động lên các khoản chi phí đi kèm của Tập đoàn do mức lương bình quân của Vinatex đã cao hơn rất nhiều so với mức lương tối thiểu.

Năm 2015 cũng chứng kiến những cơ hội lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung, với ngành dệt may nói riêng. Đặc biệt là cơ hội đến từ Hiệp định TPP hứa hẹn sẽ mở ra một thời kỳ mới cho dệt may Việt Nam.

Kết quả kinh doanh 2015

Tình hình nhập khẩu dệt may các thị trường lớn năm 2015 được nhận định có phần sụt giảm so với năm 2014. Ngoài thị trường Mỹ tăng trưởng 4,8%, ước đạt 112 tỷ USD năm 2015, các thị trường khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đều sụt giảm. Thị trường EU giảm 8%, đạt gần 246 tỷ USD, Nhật Bản giảm 8,5%, đạt 32,3 tỷ USD…

Tuy vậy, Dệt may Việt Nam đã có một năm xuất khẩu khởi sắc với mức tăng trưởng khá so với năm 2014.

Năm 2015 vừa qua, Dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 27,2 tỷ USD vào các thị trường chính, tăng 10% so với năm 2014. Mỹ vẫn là thị chính chiếm 42% kim ngạch xuất khẩu, đạt 11,4 tỷ USD, tăng 12,95% so với năm 2014. 1

Kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2015 của Vinatex ước đạt 15.203 tỷ đồng, LNTT đạt 465 tỷ đồng – hoàn thành kế hoạch đề ra.

Kết quả kinh doanh năm 2015 hợp cộng toàn Tập đoàn ước đạt 1.350 tỷ đồng LNTT (tương đương năm 2014) trên doanh thu toàn tập đoàn 52.655 tỷ đồng. Mức lương bình quân lao động toàn Tập đoàn năm 2015 ước đạt 6,3 triệu đồng/người/tháng.

Kết quả kinh doanh hợp cộng là con số cộng ngang toàn bộ các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn. Con số này khác (và cao hơn) số hợp nhất do một số doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, tuy nhiên sau cổ phần hóa, thoái bớt vốn, các doanh nghiệp này sẽ không được hợp nhất vào kết quả kinh doanh của Vinatex.

Các đơn vị có kết quả kinh doanh tốt được kể tên bao gồm: Tổng công ty cổ phần Phong Phú, Dệt may Hòa Thọ, Sợi Phú Bài, Dệt may Huế, May Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè, May Đức Giang, Vinatex Đà Nẵng, May Đáp Cầu, May Nam Định, May Hữu Nghị.

Kế hoạch kinh doanh năm 2016

Năm 2016, dự kiến nền kinh tế Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định và phát triển, đặc biệt với những ảnh hưởng tích cực từ các hiệp định thương mại tự do FTAs… Tuy nhiên, bên cạnh đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với các chính sách tăng lương tối thiểu, tăng số tiền trích lập BHXH (22%), kinh phí công đoàn 2%.

Kế hoạch kinh doanh toàn Tập đoàn được đề ra với các chỉ tiêu tăng 2 con số so với năm 2015. Cụ thể như sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11%, đạt gần 45 nghìn tỷ đồng

- Doanh thu tăng 8%, đạt gần 57 nghìn tỷ đồng – mức tăng thấp hơn giá trị sản xuất do dự phòng biến động tỷ giá.

- LNTT tăng 10%, đạt 1.485 tỷ đồng.

Các con số được đưa ra sẽ được trình ĐHCĐ xem xét, thông qua.


Thế giới di động: 11 tháng ước đạt 958 tỷ đồng LNST, vượt 8% kế hoạch cả năm

Theo thông tin từ Công ty cổ phần Thế giới di động (MWG), 11 tháng đầu năm công ty này đạt gần 22.500 tỷ đồng doanh thu, tăng 60% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, chuỗi Thegioididong.com đạt 18.686 tỷ đồng, chuỗi Dienmayxanh.com đạt 3.805 tỷ đồng.

Doanh thu Online của công ty 11 tháng vừa qua tăng trưởng 91% so với cùng kỳ, đạt 1.453 tỷ đồng.

Kết quả công ty lãi sau thuế 958 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ 2014, vượt 8% kế hoạch cả năm - trong khi doanh thu công ty mới chỉ đạt 95% kế hoạch đề ra.

11 tháng đầu năm, Thế giới di động đã khai trương tổng cộng 226 siêu thị mới trên toàn quốc. So với con số 196 siêu thị đã mở trong 10 tháng đầu năm, trong riêng tháng 11, công ty đã khai trương 30 siêu thị. Tính bình quân trong tháng 11, tốc độ mở siêu thị của Thế giới di động lên tới 1 siêu thị/ngày.

Lạc quan trước tình hình kinh doanh, HĐQT Thế giới di động đã đề xuất kế hoạch kinh doanh cho năm 2016 với chỉ tiêu doanh thu và LNST lần lượt đạt 34.166 tỷ đồng và 1.388 tỷ đồng, tăng trưởng vượt trội so với kế hoạch đề ra năm 2015 (Doanh thu và LNST lần lượt 23.590 tỷ đồng và 886 tỷ đồng). Kế hoạch cụ thể năm 2016 của công ty sẽ được trình ĐHCĐ thường niên 2016 xem xét, thông qua.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-12-2015

    "Cửa" tăng lãi suất năm 2016 đang lớn dần?
    Xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn
    Ban hành biểu thuế ưu đãi đặc biệt Hàn Quốc - Việt Nam
    Công khai 6 nhóm thủ tục về thuế
    TGĐ CTCP Williams Việt Nam bị khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-12-2015

    Google sẽ đào tạo 1.400 kỹ sư, chuyên gia Việt Nam
    Bộ Tài chính giục doanh nghiệp vận tải giảm cước theo xăng dầu
    Chuẩn bị công bố 10 quy định bị xếp hạng tồi nhất
    Cá tra Việt có nên kiện Mỹ?
    Chứng khoán Mirae Asset trở thành công ty 100% vốn nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-12-2015

    Đề nghị công bố tiêu chuẩn Việt Nam đối với mặt hàng phôi thép
    Doanh nghiệp dệt may ồ ạt rao bán nhà xưởng
    86% DN kêu khó tìm nhân tài ở Việt Nam
    Không hợp tác, ống thép dẫn dầu VN tiếp tục bị Canada áp thuế
    Dệt may sẽ gặp khó

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-12-2015

    Kinh tế Trung Quốc nhìn từ kết quả tìm kiếm Google
    IFC tài trợ 10 triệu USD cho TPBank hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
    Số lượng công ty chứng khoán giảm 23%
    5.805 tỉ đồng đầu tư cho hàng không tại ĐBSCL
    Năm 2015 bồi thường bảo hiểm hơn 21.000 tỉ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-12-2015

    Nhiều nhà đầu tư muốn xây cao tốc TPHCM-Mộc Bài
    Ra mắt gạo sạch thương hiệu VinEco
    6/7 biện pháp bảo vệ doanh nghiệp đã quá cũ và lạc hậu
    Trung Quốc, Ấn Độ và Nga có tiếng nói lớn hơn ở IMF
    Nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc có thuế suất 0%

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-12-2015

    Financial Times: Thị trường ô tô Việt Nam sẽ "bùng nổ"
    IEA: Nhu cầu than thế giới giảm, trừ Ấn Độ và Đông Nam Á
    Giá dầu Brent chạm đáy 11 năm
    Nga cấm nhập thực phẩm Ukraine
    Dệt may vào Mỹ đạt gần 10 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-12-2015

    Đàm phán WTO đạt thỏa thuận đột phá
    Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động xếp hạng thấp
    TP.HCM: Hàng tết dồi dào, khó biến động giá
    Nhiều hợp tác xã TP.HCM thua lỗ chờ giải thể
    TP.HCM kiến nghị Thủ tướng cho phép lấn biển làm khu đô thị

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-12-2015

    Đà Nẵng: Một doanh nghiệp khởi kiện Hải Quan ra toà
    Ngành công nghiệp phục vụ cái chết kiếm hàng tỷ USD tại Nhật
    BIDV lo không đủ điều kiện làm cổ đông chiến lược Tổng công ty Cảng hàng không
    Xuất khẩu gỗ lội ngược dòng
    Thịt bò Kobe giá 3 triệu đồng/kg

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-12-2015

    DN tư nhân bước vào cuộc chơi TPP với thế yếu
    WB thêm chỉ tiêu đánh giá, ngành thuế lo?
    Giao dịch liên ngân hàng tăng mạnh, NHNN bơm ròng hơn 700 tỷ đồng trên OMO
    Thái Lan thế chân Hàn Quốc xuất nhiều ôtô nhất sang Việt Nam
    Dắt bò từ Ấn Độ về Việt Nam bán

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-12-2015

    TPHCM: Đầu tư hơn 4.600 tỉ đồng xây dựng cụm cảng trung chuyển mới
    Khánh thành Thủy điện Đồng Nai 5
    FTA Việt Nam-Hàn Quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12
    "Trong 3h đồng hồ có 14 xe lợn béo được xuất sang Trung Quốc"
    Quảng Ninh tiếp tục mời gọi FLC đầu tư