tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 16-08-2018

  • Cập nhật : 16/08/2018

Nguy cơ ATM khắp thế giới bị cướp sạch tiền

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) vừa cảnh báo các ngân hàng về nguy cơ bọn tội phạm mạng phối hợp thực hiện một cuộc tấn công nhắm vào các máy rút tiền tự động (ATM) khắp thế giới.

Một khi vụ tấn công xảy ra, hàng triệu USD có thể bị đánh cắp trong vòng vài giờ. Theo FBI, bọn tội phạm có thể tấn công trong vòng mấy ngày tới. Thường thì những vụ tấn công loại này xảy ra vào cuối tuần, thời điểm các ngân hàng đóng cửa.

Theo chuyên gia an ninh mạng Brian Krebs, bọn tội phạm có thể sử dụng mã độc để truy xuất thông tin thẻ ngân hàng của khách hàng. Sau đó, bọn chúng xóa bỏ các biện pháp chống gian lận, như hạn chế số lượng tiền rút ra từ ATM để có thể ra tay đánh cắp toàn bộ số tiền có trong đó. 

FBI cảnh báo rằng tội phạm mạng thường tạo ra bản sao của thẻ hợp pháp bằng cách cho tin dữ liệu thẻ bị đánh cắp lên thẻ dải từ có thể tái sử dụng, như loại thẻ quà tặng được mua tại cửa hàng bán lẻ rồi sử dụng chúng để rút tiền từ ATM.

ngan hang quoc gia blacksburg (my) vua bi mat 2,4 trieu usd trong 2 vu tan cong rieng biet nham vao hang tram atm cua ho anh: the roanoke times

Ngân hàng quốc gia Blacksburg (Mỹ) vừa bị mất 2,4 triệu USD trong 2 vụ tấn công riêng biệt nhằm vào hàng trăm ATM của họ Ảnh: The Roanoke Times

 

Đáng chú ý, các vụ tấn công có khuynh hướng nhắm vào ngân hàng nhỏ và vừa vốn áp dụng các biện pháp an ninh chưa đủ mạnh mẽ như ngân hàng lớn - theo kênh CBS News. Từ đó, FBI khuyến cáo các ngân hàng xem lại những biện pháp an ninh, liên tục cập nhật phần mềm bảo mật và thực thi các biện pháp bảo mật mạnh mẽ hơn khi có thể.

Cảnh báo trên được đưa ra không lâu sau khi xuất hiện thông tin Ngân hàng quốc gia Blacksburg (Mỹ) bị mất 2,4 triệu USD trong 2 vụ tấn công riêng biệt nhằm vào hàng trăm ATM của họ trong tháng 5-2016 và tháng 1-2017. Trước đó, năm 2016, Ngân hàng Tiết kiệm của chính phủ Thái Lan đã bị mất 360.000 USD tại các ATM khắp nước.(NLĐ)
---------------------

Công khai 272 doanh nghiệp ‘chây ì’ nợ thuế hơn 1.000 tỉ đồng

Ngày 14.8, Cục Thuế TP.Hà Nội công bố danh sách 272 doanh nghiệp (DN) nợ thuế, phí và tiền thuế đất trên 1.001 tỉ đồng tính đến 30.6.

Trong đó có 260 DN nợ thuế, phí số tiền 928,1 tỉ đồng và 12 DN nợ tiền thuế đất hơn 72,97 tỉ đồng. Trong danh sách đợt này, 156 DN có nợ thuế trên 886,4 tỉ đồng đã công khai từ các năm 2015, 2016, 2017 với số nợ thuế ngày càng lớn.

Cụ thể, Công ty CP công trình giao thông 118 - Momota nợ hơn 54,2 tỉ đồng, Công ty CP xây dựng năng lượng nợ hơn 46,8 tỉ đồng, Tổng công ty cơ khí xây dựng nợ hơn 40,79 tỉ đồng, Công ty CP xây dựng hạ tầng Sông Đà nợ hơn 40,25 tỉ đồng, Công ty Meinhardt (thầu chính tư vấn giám sát thi công xây dựng dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng) nợ hơn 33,6 tỉ đồng, Công ty CP Coma 18 nợ 31,8 tỉ đồng, Công ty TNHH khách sạn Kinh Đô nợ 26,7 tỉ đồng, Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương nợ hơn 26,4 tỉ đồng...

Số DN nợ tiền thuế đất lớn như Công ty CP đầu tư thương mại dịch vụ Cầu Giấy nợ hơn 45,8 tỉ đồng, Công ty CP điện tử Giảng Võ nợ hơn 6,5 tỉ đồng...(Thanhnien)
-----------------------

Doanh nghiệp biết trước kinh doanh là… lỗ

Trái ngược với kế hoạch lợi nhuận khủng của nhiều doanh nghiệp, một số công ty đã biết trước sẽ bị thua lỗ trong năm nay và đưa luôn vào kế hoạch kinh doanh. 

Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam tiếp tục kế hoạch thua lỗ /// SBIC

Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam tiếp tục kế hoạch thua lỗ - SBIC

Đối với một số doanh nghiệp, việc kinh doanh thua lỗ không còn là chuyện bất ngờ mà là nằm trong kế hoạch ngay từ đầu năm. Chẳng hạn theo kế hoạch năm 2018, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (SBIC - tiền thân là Vinashin), đặt mục tiêu lỗ trước thuế là 2.885 tỉ đồng trong khi dự kiến doanh thu đạt 2.320 tỉ đồng. Trước đó, Báo cáo Tài chính hợp nhất của SBIC năm 2017 cho thấy Tổng công ty này có số lỗ lũy kế hơn 3.700 tỉ đồng và nợ hàng trăm tỉ đồng tiền thuế. Trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của công ty mẹ SBIC chỉ đạt 249 tỉ đồng. Như vậy, số doanh thu này chỉ bằng chưa đến 11% kế hoạch kinh doanh đề ra ở trên.

Tương tự, Công ty Đạm Hà Bắc cũng lên kế hoạch bị lỗ 720,6 tỉ đồng dù mục tiêu doanh thu đạt hơn 2.711 tỉ đồng. Do công ty này vẫn dự trù nguồn kinh phí trong năm ở mức cao, lên tới 3.371,6 tỉ đồng gồm chi phí giá vốn hàng bán là 2.383 tỉ đồng và chi phí tài chính ở mức 853,4 tỉ đồng. Trong năm 2017, doanh nghiệp này lỗ 606,2 tỉ đồng. Sau 6 tháng đầu năm nay, công ty đạt doanh thu 1.560 tỉ đồng và bị lỗ 166,9 tỉ đồng, đưa mức lỗ lũy kế lên 2.499 tỉ đồng. Như vậy có thể đến hết năm nay, công ty này sẽ gần như tiêu hết vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu đến hết tháng 6.2018 của Đạm Hà Bắc chỉ còn 264,9 tỉ đồng).

Trong khi đó, Công ty cổ phần Dệt may Việt Thắng cũng thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh với mục tiêu lỗ 6,4 tỉ đồng. Tuy nhiên nếu so với mức lỗ 19,3 tỉ đồng năm qua thì số lỗ này đã giảm khá mạnh.

Hay Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVX) đặt chỉ tiêu tổng doanh thu đạt 3.800 tỉ đồng và không đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên sau 6 tháng đầu năm nay, PVX đã bị lỗ 91,5 tỉ đồng, đưa tổng số lỗ lũy kế lên mức 3.437 tỉ đồng. Riêng năm vừa qua công ty ghi nhận mức lỗ hơn 416 tỉ đồng. Như vậy dù “bỏ lơ” chỉ tiêu lợi nhuận nhưng viễn cảnh này có thể sẽ lặp lại với PVX vào cuối năm nay...(Thanhnien)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục