Hướng đến kim ngạch Việt Nam - New Zealand 1,7 tỉ USD năm 2020
Người tiêu dùng được hưởng lợi rất ít từ bình ổn giá
Khánh thành vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt - Hàn
Khởi tố 3 giám đốc doanh nghiệp ở Cần Thơ
Làm rõ thông tin vàng giả, vàng kém chất lượng
Tin kinh tế đọc nhanh 13-11-2015
- Cập nhật : 13/11/2015
Phạt nửa tỷ đồng vì xâm phạm nhãn hiệu Aji-no-moto
Hơn 20.000 gói mì chính nhãn hiệu Ajino-Takara bị phát hiện có gắn dấu hiệu tương tự tới mức khách hàng có thể nhầm lẫn với 3 chữ tượng hình trên bao bì sản phẩm của hãng mì chính Aji-no-moto Việt Nam
Ngày 11.11, Sở Tài chính TP. Đà Nẵng cho biết, UBND thành phố Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt Chi nhánh Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Hà Trung Hậu (số 883 Ngô Quyền, phường An Hải Đông, quận Sơn Trà) số tiền 500 triệu đồng.
Ngoài bị xử phạt hành chính 500 triệu đồng, UBND TP.Đà Nẵng còn đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ vi phạm 3 tháng đối với Chi nhánh công ty TNHH Sản xuất-Thương mại Hà Trung Hậu vì thực hiện hành vi vi phạm hành chính, bán, đóng gói hàng hóa (mì chính) mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty Aji-no-moto Việt Nam.
Ngoài ra UBND TP. Đà Nẵng buộc công ty TNHH Hà Trung Hậu phải tiêu hủy số hàng hóa vi phạm.
Trước đó, Chi cục Quản lý Thị trường TP. Đà Nẵng đã phát hiện tại Công ty TNHH Hà Trung Hậu lô hàng hơn 700 triệu đồng với hơn 20.000 gói mì chính nhãn hiệu Ajino-Takara có gắn dấu hiệu tương tự tới mức khách hàng có thể nhầm lẫn với 3 chữ tượng hình trên bao bì sản phẩm của hãng mì chính Aji-no-moto Việt Nam và hàng ngàn sản phẩm nghi nhái nhãn hiệu khác.
Masan khánh thành nhà máy 1.200 tỉ đồng tại Nghệ An
Tập đoàn bảo hiểm Trung Quốc 'nuốt' một công ty Mỹ
Tập đoàn bảo hiểm Anbang của Trung Quốc liên tục chi hàng tỉ USD để mua các công ty nước ngoài - Ảnh: Asia News
Hơn 14 ngàn tỷ đồng vốn dư đã có địa chỉ
Với nghị quyết về dự toán ngân sách năm 2016 vừa được thông qua, Quốc hội đã có câu trả lời về việc sử dụng 14.259 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ còn dư của dự án quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minhđoạn qua Tây Nguyên.
Giải trình ý kiến đại biểu trước khi Quốc hội bấm nút, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết, có ý kiến đề nghị xem lại để đảm bảo minh bạch trong bố trí vốn. Đề nghị phân bổ cho các dự án trong danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đã được Quốc hội phê duyệt hoặc các dự án tuyến nhánh của hai tuyến đường này...
Tiếp thu ý kiến đại biểu, nghị quyết đã giao Chính phủ rà soát quy mô, thiết kế, hiệu quả và phân bổ 14.259 tỷ đồng để đầu tư cho các dự án theo phụ lục kèm theo nghị quyết.
Nghị quyết cũng nêu rõ nguyên tắc chỉ bố trí vốn cho các dự án trên tuyến Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, khắc phục việc giảm quy mô gây ách tắc giao thông và từng bước hoàn thành đồng bộ các tuyến tránh, kết nối của hai tuyến đường này.
Trường hợp sau khi rà soát, phân bổ, ngoài số vốn dư nêu trên, nếu vẫn tiếp tục còn dư, giao Chính phủ phân bổ cho các dự án liên quan đến đầu tư xây dựng hai tuyến đường này theo đúng quy định của pháp luật.
Với ý kiến đề nghị cân nhắc có thể sử dụng vốn dư để đầu tư cho một số lĩnh vực, công trình khác đã được đại biểu nêu cụ thể, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, đây là những dự án quan trọng, cấp bách, có tính kết nối nhằm hoàn thiện đồng bộ với hai tuyến đường Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên và một số tuyến đường khác.
Song vì nguồn vốn dư cũng không lớn, không thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu, Ủy ban đã tiếp thu và tổng hợp thành danh mục và đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát theo thứ tự ưu tiên, cân đối nguồn để bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Nhu cầu trái phiếu sẽ cao
Đây là một trong những dự báo của CTCK Bảo Việt trong báo cáo mới đây sau khi Quốc hội đã đồng ý đa dạng hóa kỳ hạn TPCP phát hành trong năm 2015 và năm 2016.
Quốc hội vừa cho phép Chính phủ phát hành trở lại trái phiếu kỳ hạn 3 đến dưới 5 năm. Ngày 10/11 vừa qua, Quốc hội đã bỏ phiếu tán thành một số nội dung theo đề xuất của Chính phủ. Trong đó, đáng chú ý nhất là việc Quốc hội đã đồng ý đa dạng hóa kỳ hạn TPCP phát hành trong năm 2015 và năm 2016 theo hướng cho phép phát hành trái phiếu có thời hạn từ 3 năm đến dưới 5 năm với tỷ lệ không quá 30% tổng khối lượng TPCP phát hành.
Như vậy, sau nhiều thời gian chờ đợi, trái phiếu kỳ hạn ngắn 3 năm đã chính thức được phép phát hành trở lại. Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá đây là một bước “nhượng bộ” của Quốc hội trước áp lực Chính phủ thiếu nguồn để bù đắp bội chi trong năm nay.
Về cơ bản, chủ trương phát hành các loại TPCP kỳ hạn dài của Quốc hội trước đây nhằm mục tiêu đúng đắn là cơ cấu lại các khoản vay theo hướng kéo dài thời hạn, giảm áp lực phải đảo nợ trong quãng thời gian ngắn (2-3 năm) khi dòng tiền từ số tiền đầu tư chưa thu hồi hết.
Tuy nhiên, theo BVSC với bối cảnh thị trường Trái phiếu của Việt Nam hiện nay: 80% nhà đầu tư là các ngân hàng với nguồn vốn huy động chủ yếu là các kỳ hạn ngắn (dưới 5 năm), nếu không cho phép phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn, Chính phủ sẽ rất khó huy động được nguồn. Thực tế là trong 10 tháng đầu năm nay, lượng TPCP phát hành thành công mới chỉ đạt dưới 50% kế hoạch.
Sau khi có chủ trương mới này, BVSC dự báo Chính phủ sẽ sớm đẩy mạnh phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn 3 năm. Khối lượng phát hành cho kỳ hạn này có thể lên tới 50.000-60.000 tỷ đồng (30% tổng khối lượng TPCP phát hành). Nhu cầu cho trái phiếu dự báo sẽ tương đối cao do đây là loại kỳ hạn ưa thích của các ngân hàng (trong các phiên gần đây, trái phiếu kỳ hạn 3 năm của Ngân hàng phát triển Việt Nam và NHCSXH cũng đều được bán hết).
“Với diễn biến này, khả năng cân đối bội chi của Chính phủ trong năm nay tạm thời đã bớt khó khăn do khơi thông được nguồn vốn mới”, báo cáo BVSC dự báo.