Hướng đến kim ngạch Việt Nam - New Zealand 1,7 tỉ USD năm 2020
Người tiêu dùng được hưởng lợi rất ít từ bình ổn giá
Khánh thành vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt - Hàn
Khởi tố 3 giám đốc doanh nghiệp ở Cần Thơ
Làm rõ thông tin vàng giả, vàng kém chất lượng
Tin kinh tế đọc nhanh 14-11-2015
- Cập nhật : 14/11/2015
Hợp đồng xuất khẩu gạo tháng 10 cao nhất từ trước đến nay
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu của cả nước trong 10 tháng qua đạt 5,038 triệu tấn gạo, giảm gần 6% về lượng và giảm bình quân 24,03 USD/tấn về giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong các thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam, khu vực châu Á vẫn chiếm thị phần cao nhất với 71,58%, nhưng tỷ lệ này đã giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Thay vào đó là gia tăng lượng gạo xuất khẩu ở các nước khu vực châu Phi (chiếm 15,58%, tăng 16,97% so với 2014), châu Đại Dương (chiếm 2,15%, tăng 138,48%), châu Âu (chiếm 2,02%, tăng 25,62%).
Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam gồm có Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Ghana, Cuba, I’vory Coast, tăng từ gần 2-33% so với cùng kỳ năm trước về sản lượng.
Theo ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, phiếu đăng ký xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp trong tháng 10 qua đạt mức cao nhất từ trước đến nay, gần 2 triệu tấn, vượt mức cùng kỳ năm 2014 trên 22%.
Sự gia tăng trên chủ yếu do có các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung lớn sang Indonesia, Philippines và Cuba trên 1,5 triệu tấn. Đặc biệt, lượng hàng 1,45 triệu tấn chuẩn bị cho thực hiện theo hợp đồng tập trung Philippines và Indonesia đã đủ giao cuối năm nay và phần lớn cho giao quý 1/2016.
Trong khi đó, theo Cục Trồng trọt và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, vụ Đông Xuân 2015-2016, nhiều địa phương sẽ xuống giống sớm do lũ đầu nguồn về ít, mực nước lũ thấp, rút sớm. Do đó, nhiều khả năng đến tháng 1/2016, khu vực này đã cho thu hoạch nhiều lúa gạo mới.
Thực tế tình hình cho thấy từ sản xuất, tiêu thụ cho đến xuất khẩu lúa gạo đến cuối năm nay và những tháng đầu năm 2016 tương đối khả quan.
Theo dự báo của VFA, xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm nay là 6,34 triệu tấn. Nếu tính thêm lượng gạo xuất khẩu không chính thức qua mậu biên không được thống kê khoảng 1,64 triệu tấn, lượng xuất khẩu cả năm nay có thể đạt xấp xỉ 7,98 triệu tấn gạo./.
Thu hơn 10.000 tỉ đồng từ bắt buôn lậu
Ngày 11-11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (Ban 389) đã tổ chức họp báo về tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại từ đầu năm đến nay.
Theo đó, qua 10 tháng năm 2015, các lực lượng chức năng chống buôn lậu đã bắt giữ, xử lý gần 169.000 vụ việc vi phạm (tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2014); số thu từ xử phạt hành chính, bán hàng tịch thu, kiểm tra, thanh tra, truy thu thuế 10.120 tỉ đồng (tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2014), khởi tố 1.066 vụ án hình sự. Trong đó, riêng ngành thuế đã tổ chức thanh, kiểm tra hơn 51.000 doanh nghiệp, tổng số thuế thu hơn 8.000 tỉ đồng.
Ông Dương Xuân Sinh, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, nhận định 10 tháng qua, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến, địa bàn cả nước tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi. Hàng hóa vi phạm là các loại hàng cấm, hàng có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao, hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép chuyên ngành, ma túy, mỹ phẩm, thuốc lá, xăng dầu...
Hay như vụ buôn lậu hàng ngàn tấn hàng hóa là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các mặt hàng cấm là đồ điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, thiết bị y tế cũ đã qua sử dụng,... trị giá hàng trăm tỉ đồng qua đường biển khu vực TP.HCM.
Ông Sinh cho biết trong thời gian tới Ban 389 quốc gia sẽ chỉ đạo các lực lượng chức năng liên quan từ trung ương đến địa phương tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức; chỉ đạo khen thưởng, động viên kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, có dấu hiệu, hành vi tiếp tay cho buôn lậu.
Nhiều hàng nhập giả xuất xứ VN
Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Cẩn, chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, cho biết tại buổi họp báo về tình hình chống buôn lậu, gian lận chín tháng đầu năm, được tổ chức ngày 11-11.
Theo ông Cẩn, nhiều đối tượng người Trung Quốc cấu kết với doanh nghiệp trong nước đưa hàng hóa thành phẩm vào VN, nhưng lại kê là nguyên liệu nhằm gian lận xuất xứ khi xuất sang các nước có ký kết hợp tác thương mại với VN để được hưởng ưu đãi thuế.
Điển hình là Công ty TNHH công nghiệp gốm sứ Dian-Ya (Đồng Nai) nhập khẩu 22 container với gần 200m3 đá đã được xẻ, đánh bóng và có thể sử dụng luôn nhưng khai là đá khối để sản xuất đá xẻ, bị lực lượng chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan phát hiện và xử lý.
Với thuế nhập khẩu đá khối là 5%, còn đá xẻ thành phẩm là 20%, ông Cẩn cho rằng với việc khai gian tên hàng nhập khẩu, doanh nghiệp này có thể trốn thuế 15%. “Nhưng không chỉ trốn thuế, doanh nghiệp còn được hoàn thuế và cấp giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi” - ông Cẩn nói.
Theo ông Cẩn, mỗi năm doanh nghiệp này nhập về hàng ngàn container đá và sau đó xuất khẩu. Nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời, hậu quả có thể còn lớn hơn bởi các nước nhập khẩu sẽ có ý kiến, thậm chí áp dụng những biện pháp trừng phạt với các hàng hóa này của VN, gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của quốc gia.
Cũng theo ông Cẩn, cơ quan hải quan VN cũng từng phối hợp với Bộ An ninh nội địa Mỹ điều tra, phát hiện một số doanh nghiệp khai nhập khẩu hóa chất lọc nước về VN để sản xuất và xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhưng thực tế không sản xuất ở VN mà hàng nhập về chỉ thay đổi bao bì, nhãn mác.
Nhiều sàn điện tử tan rã, giải thể
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương, đã cho biết như trên.
Theo ông Hải, DN Việt Nam đã quan tâm đến thương mại điện tử nhưng cách làm chưa phù hợp. Nhiều DN đã xây dựng sàn thương mại điện tử nhưng chưa thành công. Nhiều sàn sau đó đã tan rã, giải thể.
“Ngoài những sàn thương mại điện tử nổi tiếng trên thế giới, các DN cần chủ động tham gia những sàn giao dịch điện tử khác, thiết lập những chuỗi thông tin thông qua mạng và sử dụng cả những kênh như Facebook để bán hàng” - ông Hải gợi ý.
Minh oan cho chè ô long
Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Tuyết, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng.
Như chúng tôi đã thông tin, Đài Loan là thị trường chiếm đến 95% sản lượng chè ô long và một phần lớn chè cành, chè đen xuất khẩu của tỉnh Lâm Đồng. Trước đây thị trường này đặt tiêu chuẩn chung cho hoạt chất fibronil trên chè thành phẩm là 0,005 ppm.
Tuy nhiên, gần đây Đài Loan đột ngột đưa tiêu chuẩn mới là 0,002 ppm (gần như bằng 0) hoạt chất fibronil trên chè mà không có lộ trình, không thông báo trước đã đẩy ngành chè địa phương rơi vào khó khăn. Hiện Lâm Đồng còn tồn kho gần 5.000 tấn chè thành phẩm, trong đó có gần 700 tấn chè ô long.
Bà Tuyết cho biết trong tháng 10 vừa qua, đơn vị lấy 69 mẫu chè để kiểm định hoạt chất fibronil. Kết quả toàn bộ 69 mẫu đều đạt tiêu chuẩn mới phía Đài Loan đưa ra là dưới 0,002 ppm.
“Trên cơ sở đó, có thể khẳng định sản phẩm chè được sản xuất tại Lâm Đồng từ tháng 10 đến nay đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu và Đài Loan” - bà Tuyết khẳng định.
Bà Tuyết cho biết thêm Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng khuyến nghị và có giải pháp buộc các đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không bán 14 mặt hàng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất fibronil như trước đây.